Náng Hoa Trắng (Crinum asiaticum L.)

Náng Hoa Trắng (Crinum asiaticum L.)

Náng hoa trắng được sử dụng rộng rãi bởi công dụng trị bong gân, sai khớp, chấn thương. Vậy, vị thuốc này có tác dụng gì? Và sử dụng Náng hoa trắng thế nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

1 Giới thiệu về cây Náng hoa trắng

Náng hoa trắng còn có tên gọi khác là Náng, Tỏi lơi, Đại tướng quân, mọc hoang ở những vùng ẩm mát, cũng được trồng làm cảnh. 

Tên khoa học của Náng hoa trắng là Crinum asiaticum L., thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).

Hình ảnh cây Náng hoa trắng
Hình ảnh cây Náng hoa trắng

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo lớn, cao cỡ 1m, thân hành to hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính đến 10cm, thắt lại ở đầu. Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dải, phiến dày, dài 1m hoặc hơn, rộng 5-10cm, gốc có bẹ rộng, đầu nhọn, mép nguyên uốn lượn, gân song song, gân chính lồi rõ ở mặt dưới, hai mặt có màu lục nhạt.

Cụm hoa mọc ở giữa túm lá thành tán, trên một cán mập, dẹt, dài 40-60cm, gồm nhiều hoa to màu trắng, thơm; bao hoa hình phiến có ống hẹp màu lục dài 7-10cm, mẫu 3; lá đài và cánh hoa giống nhau, hình dải thuôn hẹp; nhị 6, chỉ nhị màu đỏ tía; bầu dạng thoi. Quả nang, gần hình cầu, đường kính 3-5cm, thường chứa 1 hạt. Mùa hoa quả vào tháng 6-8.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, chủ yếu là lá và thân hành; được thu hái quanh năm, dùng tươi.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, phân bố rải rác từ vùng Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam tới các tỉnh phía nam và đảo Hải Nam – Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây có nhiều ở khắp mọi nơi.

1.4 Phân biệt cây Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung

  Náng hoa trắng Trinh Nữ Hoàng Cung
Phần bẹ lá Không có màu tím Nhìn kỹ sẽ có màu tím
Mép lá ít uốn lượn hơn Mép có hình lượn sóng rất rõ, cây có gân lá nổi rất rõ ở mặt sau của lá
Hoa Trắng, cánh nhỏ, mềm rủ Trắng phớt hồng, cánh hoa to, cứng

2 Thành phần hóa học

Chi Crinum là một thành viên quan trọng của họ Amaryllidaceae sở hữu các thành phần thuộc các nhóm hóa chất thực vật khác nhau, cụ thể là alkaloid, Flavonoid, coumarin và terpenoid.

2.1 Tinh dầu

Trong một nghiên cứu, tinh dầu chiết xuất từ lá Náng hoa trắng được xác định có chứa một số hợp chất chiếm 93,14% mẫu, cụ thể là 3-metylbutanal, 3-metyl-2-buten-1-ol, hexanal, furfural, benzaldehyde, phenol, citronellol, (-)-cis-carveol, metyl eugenol, a-gurjunen, b-eudesmol, 1-hexadecanol, metyl octadecenoat, axit oleic và etyl linoleat. Tuy nhiên, các thành phần chính được báo cáo là 1-hexadecanol (27,69%), axit oleic (23,32%) và metyl octadecenoate (12,45%). Trong số 27 thành phần được phát hiện trong tinh dầu, axit (Z,Z) 9,12-octadecadienoic (16,89%) và axit n-hexadecanoic (15,77%) là những thành phần có nhiều nhất.

Tinh dầu từ hoa cũng được phát hiện có chứa tổng cộng 10 hợp chất, trong đó 8 hợp chất được xác định chiếm 94,95%. Chủ yếu là các hợp chất phenolic như butylated hydroxytoluene (64,32%), eugenol (8,31%) và isoeugenol (1,47%), chiếm 74,1% lượng dầu. Tuy nhiên, các alcol mạch dài đã xác định được đại diện chủ yếu bởi n-octacosanol (8,42%), n-pentacosanol (4,76%) và n-nonadecanol (2,68%). Đáng chú ý là một hợp chất khác, este dibutyl của axit 1,2-benzen dicarboxylic (3,25%) cũng đã được xác định.

Ngoài ra, các nhóm hợp chất khác cũng được xác định, chẳng hạn như terpen, aldehyde, alcol và acid, trong tinh dầu từ lá. 

2.2 Alkaloid

Các alkaloid loại lycorine đã được báo cáo là loại alkaloid phổ biến nhất có trong chi Crinum. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hai loại alkaloid được phát hiện từ dịch chiết lá etanol. Các hợp chất (+)-siculine, 3-O-acetyl-8-O-demethylmaritidine, dihydrovittatine và 8-O-demethyloxomaritidine là các alkaloid loại -ethano crinan, trong khi 1-epijosephinine, 7-methoxycrinamabine, 2-O-acetylcrinamabine, 2-O-acetylbulbisine và 1-O-acetylbulbisine thuộc nhóm -ethano crinan. 

Các hợp chất cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây.

Nhóm hợp chất Hợp chất
Alkaloid Criasbetaine, lycorine-1,2-O–D-diglucoside, ungeremine, Hippadine, pratorimine, pratorinine, Kalbretorine, pseudolycorine, Lycorine, Lycorine-1-O–D-glucoside, (+)-siculine, 1-epijosephinine, 7-methoxycrinamabine, 2-O-acetylcrinamabine, 3-O-acetyl-8-O-demethylmaritidine, 2-O-acetylbulbisine, 1-O-acetylbulbisine, dihydrovittatine, 8-O-demethyloxomaritidine, 6-hydroxycrinamine, lycorine, crinamine, Seco-isopowellaminone, crinamine N-oxide, Asiaticumines A và B, crinumaquin, hippacine, hippadine,ungeremine, 11-O-methylcrinamine, 3-O-acetylhamayne, crinamine, criwelline, Crijaponine A và B, 2-O-acetyllycorine, 1, 2-O-diacetyllycorine, (-)-crinine, 11-hydroxyvittatine, hamayne, (+)-epibuphanisine, yemenine A, epinorgalanthamine, Criasiaticidine A, pratorimine, 49-hydroxy-7-methoxyflavan, norgalanthamine
Phenolic Trans-caffeic acid, ethyl 4-hydroxybenzoate, 2-(3,4-dihydroxyphenyl)1,3- benzodioxole-5-carboxaldehyde, 1-(2-hydroxy-4-hydroxymethyl) phenyl-6-O-caffeoyl–D-glucopyranoside, (2S)-3’,7-dihydroxy-4’-methoxyflavan, 7-hydroxyflavanone, 4’,7-dihydroxyflavone, Butylated hydroxytoluene, eugenol, isoeugenol
Aldehyde 3-methylbutanal, hexanal, furfural, benzaldehyde
Terpenoid 3-methyl-2-buten-1-ol, citronellol, (-)-cis-carveol
Alcol n-octacosanol, n-pentacosanol, n-nonadecanol, phytol, 1-hexadecanol 
Acid béo Oleic acid, (Z,Z)-9,12-octadecadienoic acid, n-hexadecanoic acid, 9,12-octadecadienoic acid
Sesquiterpen -gurjunene, -eudesmol
Khác Phenol, methyl eugenol, 2,6,10,14-tetramethylhexadecane
Cấu trúc một số hợp chất chính trong Náng hoa trắng
Cấu trúc một số hợp chất chính trong Náng hoa trắng

== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Bạch hoa xà – Vị thuốc tán huyết, trị phong thấp, chấn thương

3 Tác dụng – Công dụng của cây Náng hoa trắng

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Chống oxy hóa

Chiết xuất etanolic của Náng hoa trắng và lycorine thể hiện tác dụng bảo vệ hồng cầu của con người được cho là do đặc tính chống oxy hóa của chúng chống lại tổn thương oxy hóa do 2-amidinopropane gây ra. Các phát hiện cho thấy rằng cả chiết xuất etanolic của lá Náng hoa trắng và lycorine đều cho thấy hoạt động nhặt gốc tự do đáng kể chống lại các gốc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) theo cách phụ thuộc vào liều lượng, với chiết xuất Náng hoa trắng mạnh hơn lycorine. 

Chiết xuất đã chứng minh tính chất bảo vệ tế bào gan bằng cách làm giảm các dấu hiệu của stress oxy hóa qua trung gian tăng đường huyết và phát huy khả năng chống oxy hóa trong các mô gan của mô hình thử nghiệm. Việc giảm đáng kể lượng đường trong máu, cholesterol, chất béo trung tính, mức độ lipoprotein mật độ thấp và sự gia tăng mức độ lipoprotein mật độ cao đã được ghi nhận. Bên cạnh đó, hoạt tính của aspartate transaminase, alanine transaminase, phosphatase kiềm, phosphatase axit và lactate dehydrogenase bị giảm, trong khi hoạt tính của superoxide dismutase, catalase và Glutathione khử được tăng cường nhờ dịch chiết.

3.1.2 Giảm đau, chống viêm

Chiết xuất lá Náng hoa trắng trong chloroform và metanol (50 mg/kg, đường uống) gây ra tác dụng chống viêm đáng kể, mạnh hơn Indomethacin trong mô hình thử nghiệm. Người ta cho rằng hoạt tính kháng viêm của chiết xuất một phần là do đặc tính kháng histamin thay vì hoạt tính kháng bradykinin. Chiết xuất etanolic của Náng hoa trắng (2,0 g/kg) cũng được chứng minh là có tác dụng giảm đau đáng kể đối với phản ứng quằn quại do axit axetic gây ra do căng bụng, theo cách phụ thuộc vào liều lượng.

3.1.3 Khả năng gây độc và chống ung thư

Chiết xuất trong metanol của lá Náng hoa trắng cho thấy tác dụng gây độc đáng kể nhất đối với tôm ngâm nước muối và hoạt tính gây độc tế bào trên tế bào P388 D1 của chuột. Ngoài ra, chiết xuất từ nước nóng của Náng hoa trắng thể hiện sự ức chế mạnh độc tế bào do calprotectin gây ra trong các tế bào ung thư biểu mô tuyến vú của chuột MM46. Hơn nữa, các alkaloid, crinumaquine, (-)- lycorine, ungeremine, 11-O- methylcrinamine, 3-O-acetylhamayne và crinamine được phân lập từ củ của Náng hoa trắng đã được báo cáo là có tác dụng ức chế đáng kể đối với các dòng tế bào khối u A549, LOVO, HL-60 và 6T-CEM.

3.1.4 Kháng khuẩn

Các báo cáo cũng cho thấy Náng hoa trắng có phổ hoạt tính kháng khuẩn rộng chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm và nấm gây bệnh. Tinh dầu của lá Náng hoa trắng có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể chống lại Shigella boydii, Candida albicansRhizopus sp.. Trong một nghiên cứu khác, trong số các chiết xuất thử nghiệm, chiết xuất dichloromethane được phát hiện là có hiệu quả nhất đối với tất cả các mầm bệnh Candida ở miệng và âm đạo trong thử nghiệm. Dịch chiết củ Náng hoa trắng trong metanol cho thấy vùng ức chế đáng kể chống lại vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis, Bacillus megateriumStaphylococcus aureus) và vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli, Salmonella typhi Salmonella paratyphi).

3.1.5 Các tác dụng khác

Nghiên cứu đã báo cáo hoạt động ức chế của ba kiểu gen Náng hoa trắng chống lại các enzym chính liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer (acetylcholinesterase) và bệnh tiểu đường (a-amylase và a-glucosidase). Chiết xuất etanolic của Náng hoa trắng và thành phần norgalanthamine của nó cho thấy khả năng đáng kể để thúc đẩy sự phát triển của tóc thông qua sự gia tăng của nhú bì, hữu ích cho chứng rối loạn rụng tóc và kích mọc tóc. Đặc tính chữa lành vết thương của Náng hoa trắng cũng đã được báo cáo. Theo đó, trong một nghiên cứu, một loại thuốc mỡ được kết hợp với chiết xuất lá Náng hoa trắng đã được phát hiện có tác dụng làm lành vết thương khi bôi tại chỗ trên mô hình động vật bằng cách tác động đến các giai đoạn khác nhau của quá trình chữa bệnh.

Tác dụng của Náng hoa trắng
Tác dụng của Náng hoa trắng

== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Bồ quân – Vị thuốc trị tiêu chảy, u xơ tuyến tiền liệt

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Náng hoa trắng có tính mát, vị cay, có tác dụng thông huyết, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Trong đông y, Náng hoa trắng được dùng trong trị sai khớp, bong gân, tụ máu, sưng tấy do chấn thương, khớp sưng đau, gãy xương, tê thấp, nhức mỏi.

Ngoài cây Náng hoa trắng còn có Náng hoa đỏ, đôi khi cũng được dùng với công dụng tương tự.

4 Cách sử dụng cây Náng hoa trắng

4.1 Náng hoa trắng chữa bệnh xương khớp

4.1.1 Chữa sai khớp, bong gân

Nguyên liệu: Lá Náng hoa trắng, Quế, Hồi hương, Đinh Hương, vỏ Sồi, vỏ Núc Nác, Gừng sống, lá Canh châu, lá Dây Đau Xương, mủ Xương rồng bà, lá Thầu dầu tía, lá Kim cang, lá Mua, Huyết Giác, củ Nghệ, hạt Trấp, hạt Máu chó, lá Bưởi bung, lá Tầm gửi cây khế. Nếu có sưng cơ thì bỏ Dây đau xương, thêm giấm.

Cách làm: Giã nát nguyên liệu, sao nóng rồi chườm lên chỗ bị bệnh.

4.1.2 Chữa tụ máu, sưng tấy do ngã hoặc bị đánh, bong gân, bó gãy xương

Nguyên liệu: Lá Náng hoa trắng 10-20g, lá Dày đòn gánh 10g, lá Bạc thau 8g.

Cách làm: Giã nhỏ, thêm chút rượu, nướng rồi đắp nóng lên vùng sưng đau, thực hiện mỗi ngày một lần.

4.1.3 Chữa thấp khớp, sai gân, bong gân, tụ máu

Nguyên liệu: Lá Náng hoa trắng, lá Mua thấp, mỗi vị 30g, lá Dạ cẩm 20g.

Cách làm: Rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương, đau.

Hoặc: Lá Náng hoa trắng 30g, lá Si, lá Sở, mỗi vị 20g.

Cách làm: Tất cả dùng tươi, giã nát, trộn với lòng trắng trứng, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, hai ngày thay một lần.

Bài thuốc từ Náng hoa trắng trị bong gân, sai khớp
Bài thuốc từ Náng hoa trắng trị bong gân, sai khớp

4.2 Náng hoa trắng ngâm rượu có chữa phì đại tiền liệt tuyến không?

Theo nghiên cứu, chiết xuất cồn từ Náng hoa trắng giúp bảo vệ hồng cầu và chống oxy hóa đáng kể, do đó có thể có lợi cho bệnh nhân u xơ lành tính tuyến tiền liệt. Cách làm như sau: Dùng 100g lá tươi, rửa sạch, để ráo; 0,5 lít rượu trên 40 độ. Ngâm lá vào rượu trong 1 tuần và sử dụng mỗi ngày 1 chén.

5 Tài liệu tham khảo

1. Tác giả M. Mahomoodally và cộng sự (Ngày đăng 23 tháng 6 năm 2020). Ethnomedicinal, phytochemistry, toxicity and pharmacological benefits of poison bulb – Crinum asiaticum L., semanticscholar. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023. 

2. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Náng trang 224, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.

Để lại một bình luận