Nấm Sò (Nấm Bào Ngư – Pleurotus ostreatus)

Nấm Sò (Nấm Bào Ngư - Pleurotus ostreatus)

Nấm sò là loại nấm thơm ngon được chế biến thành các món ăn hàng ngày, có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm sò còn có nhiều công dụng chữa bệnh đáng kinh ngạc. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Nấm sò.

1 Giới thiệu về nấm sò

Nấm sò, hay còn gọi Nấm bào ngư có tên khoa học là Pleurotus ostreatus

Tên tiếng Việt là: Nấm bào ngư, nấm sò.

Giới (Kingdom): Fungi.
Phylum: Basidiomycota.
Lóp (Class): Agaricomycetes.
Bộ (Order): Agaricales.
Họ (Family): Tricholomataceae.
Chi (Genus): Pleurotus.
Loài (Species): P. ostreatus.
Tên loài đầy đủ: Pleurotus ostreatus.

2 So sánh nấm bào ngư xám và trắng

Dựa vào đặc điểm hình thái, nấm bào ngư có hai loại là nấm bào như xámnấm sò trắng

Đặc điểm Nấm bào ngư trắng Nấm bào ngư xám
Mũ nấm Màu trắng, mỏng Màu xám đậm hay nhạt, dày hơn
Chân nấm  Dày, ăn mềm, ít dai hơn Hơi dai hơn
Giá trị dinh dưỡng Thấp hơn Cao hơn
Hình ảnh nấm sò
Hình ảnh nấm sò trắng

3 Môi trường sống của nấm sò: Nấm sò mọc ở đâu?

Nấm phân bố trong tự nhiên ở bắc Mỹ, châu Á, châu Âu và một số nơi khác. Nấm sò, hay còn gọi là nấm bào ngư (pleurotus ostreatus) có rất nhiều ứng dụng và có ý nghĩa đối với đời sống. Nấm sò sống trên thực vật hoại sinh, nó đóng vai trò chìa khóa trong việc phân hủy cây gỗ đã chết để giữ cân bằng hệ sinh thái rừng.

Nấm sò được phân bố ở nhiều nơi
Nấm sò được phân bố ở nhiều nơi

4 Kỹ thuật trồng nấm sò

Chuẩn bị nguyên liệu: chuẩn bị, xử lý rơm rạ để trồng nấm.

Kỹ thuật trồng nấm sò trong túi màng mỏng: sử dụng các túi màng mỏng (PE hay PP) dày 0,03 – 0,04mm, có kích thước như sau: 20 – 30 x 40 – 50cm, có thể đựng được 1.5 – 2kg nguyên liệu. Theo kinh nghiệm, vào vụ xuân – hè nên dùng túi kích thước 25 – 35cm, vụ thu – đông nên dùng túi kích thước 20 – 40cm hay 20 – 45cm.

Khi thấy nguyên liệu đã đủ ngấm nước (bóp tay thấy nước vừa ứa ra kẽ tay) ta nhồi vào túi. Cứ khoảng 5 – 8cm chiều cao lại dừng lại để cấy một lớp giống cấp một. Vụ xuân – hè cấy ba lớp, vụ thu – đông cấy bốn lớp. Phía trên cùng lại cấy thêm một lớp giống nữa.

Có thể dùng một đoạn ống Nhựa làm cổ và làm nút bông như làm nút ở bình tam giác. Có thể không dùng cổ bằng đoạn ống nhựa mà lại lấy bông tạo thành hình quả trứng đặt vào miệng túi, túm túi lại, dùng dây chun Cao Su vòng buộc lại tạo thành miệng túi có nút bông ở giữa. Đặt túi vào giả hay treo bằng dây. Chú ý cấy giống phù hợp với nhiệt độ của từng giai đoạn.

Thường sau 20 ngày giống sẽ mọc lan ra trắng hết túi. Khi đó tháo vòng dây chun, bỏ bóng ra và xoáy chặt miệng túi, buộc lại. Tiến hành rạch bịch. Trong 5 – 7 ngày tiếp theo chú ý không tưới nước vào bịch trực tiếp mà chỉ phun mù bằng bình phun để tạo độ ẩm cho xung quanh tường và nền nhà. Khi phát hiện thấy các cụm nấm sò bắt đầu mọc ra ở các vết rạch thi phun mù trực tiếp vào các bịch. Trời hanh khô 4 – 6 lần/ ngày. Trời ẩm ướt phun 1 – 2 lần/ngày. Trời mưa nhiều thì không cần phun. Khi cụm nấm đã khá to, bắt đầu thấy các bào tử đảm phát tán vào không khí như những lớp khỏi trắng bay ra thì cần thu hoạch ngay.

Thu hoạch nấm: khi hái nấm sò không được để sót gốc chân nấm trong bịch. Cần dùng ngón tay moi hết chân nấm trong bịch ra. Hái xong đợt đầu dừng lại 5 – 7 ngày không phun nước vào bịch mà chỉ tạo độ ẩm vừa phải cho không khí trong phòng. Sau khi hái đợt hai tiến hành nén túi lại và treo lên để thu hoạch tiếp đợt ba, đợt bốn. Mỗi lần thu hoạch thường cách nhau 15 – 20 ngày.

5 Thành phần hóa học

Ngoài giá trị thực phẩm ra nấm sò còn có giá trị dược liệu, đã được người ta biết tới rất lâu. Gần đây, người ta phát hiện trong nấm sò có chứa polysaccharide rất hữu ích, có khả năng chống lại ung thư rất mạnh. 

Nấm sò rất giàu các chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp và các nguyên tố hóa học có ý nghĩa sinh lý. Một trăm gam quả thể tươi chứa 15% lượng Vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, 40% niacin, Riboflavin và Thiamin và 0,5 mg Vitamin B12. Loài này cũng được đặc trưng bởi hàm lượng axit oleic cao (40%), axit linolenic (55%) và các chất chịu trách nhiệm làm giảm mức cholesterol trong huyết thanh. Hàm lượng cao lovastatin, một loại thuốc hạ lipid máu đã được phê duyệt và pleuran, một polysac-charide điều hòa miễn dịch, đã được tìm thấy trong quả thể của loài này.

6 Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của dịch chiết nấm sò: dịch chiết nấm sò có khả năng kiểm soát có hiệu quả bệnh tim mạch và cholesterol máu. Những nghiên cứu gần đây cho thấy nấm sò hạ thấp mức cholesterol và triglycerol trong máu rất tốt, đặc biệt là VLDL (Very Low Density lipoprotein) trong huyết thanh. 

Thí nghiệm ung thư thực nghiệm trên chuột cho thấy có 79.4% trường hợp ung thư bị ngăn chặn. Thí nghiệm gây nhân tạo 180 chuột bị sarcoma, dùng nước chiết của nấm điều trị khỏi 89.7%. 

Nấm sò (oyster mushrooms) có chứa mevinolin và một số hợp chát tương đối ít, có tác dụng cạnh tranh ức chế enzyme HMG CoA reductase (3 hydroxy- 3 methyl glutaryl coenzyme A reductuctase), đây là enzyme rất quan trọng để tổng hợp cholesterol.

7 Công dụng

Nấm sò được dùng như một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến thành nhiều món ăn. Cách nấu nấm sò trắng: Bạn có thể tham khảo các món ăn như: nấm sò luộc, nấm sò xào thịt, nấm sò nấu canh gà, nấm sò đậu hũ hay nấm sò kho… Tương tự như nấm bào ngư trắng, cách nấu nấm bào ngư xám cũng giống như vậy.

Nấm sò chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon
Nấm sò chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon

Ngoài ra, nấm sò còn có công dụng:

  • Chống ung thư (Antitumor).
  • Tăng cường đáp ứng miễn dịch (Immune response).
  • Chống xơ vữa động mạch.
  • Chống lại sự viêm nhiễm (Anti – inflammatory).
  • Hạ đường huyết.
  • Chống oxy hóa.
  • Chống lại virus gây bệnh (Antiviral).
  • Đồng thời nó cũng có tính chất như một kháng sinh (antibiotic).

Quả thể và chiết xuất của P. ostreatus đã được ứng dụng trong điều trị các bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch và ung thư. Nó cũng là một nguồn hoạt chất tiềm năng trong mỹ phẩm và các chế phẩm bôi ngoài da.

Một số công dụng chữa bệnh của nấm sò
Một số công dụng chữa bệnh của nấm sò

8 Thu mua nấm bào ngư xám, phôi nấm bào ngư xám

Bạn có thể tìm mua phôi nấm bào ngư xám để tự trồng tại nhà, giá một phôi khoảng 12.000 – 15.000 đồng, giá này có thể thay đổi tùy thời điểm và tùy từng cơ sở. Bạn có thể tham khảo địa chỉ như: trainamchinthach, com, trongnam.vn, namxanh.vn, caynamviet.com…

Ngoài ra, do nhu cầu thị trường, nhiều công ty tiến hành thu mua nấm bào ngư xám để phân phối cho thi trường như công ty An Vi (TP. Hồ Chí Minh),…

8.1 Nấm bào ngư trắng bao nhiêu 1kg

Giá thành nấm bào ngư tươi dao động từ 30.000 – 80.000 đồng/ 1 kg. Giá thành nấm bào ngư khô dao động khoảng 600.000 đồng/ 1 kg.

9 Tài liệu tham khảo

  • Thực phẩm chức năng sức khỏe bền vững (Xuất bản năm 2010). Nấm sò, hay còn gọi nấm bào ngư trang 324 – 327, Thực phẩm chức năng sức khỏe bền vững. Truy cập ngày 21 tháng 06 năm 2023.
  • Tác giả: Kamil Piska và cộng sự (Ngày đăng: năm 2016). Edible mushroom pleurotus ostreatus (Oyster mushroom) – Its dietary significance and biological activity, researchgate. Truy cập ngày 21 tháng 06 năm 2023.

Để lại một bình luận