Mộc Thông (Iodes vitiginea)

Mộc Thông (Iodes vitiginea)

Mộc thông là dược liệu có công dụng chữa tắc tia sữa, bế kinh cho phũ nữ, phù thũng, … Trong bài viết sau đây, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Mộc thông.

1 Mộc thông là cây gì?

Mộc thông tên khoa họcIodes vitiginea (Hance) Hemsl  

Vị thuốc mục thông, trước đây còn gọi là thông thảo, vì có lỗ nhỏ ở hai đầu nên gọi tên như vậy (mộc là gỗ, thông là thông qua). 

Vị thuốc mộc thông còn gọi là thông thảo
Vị thuốc mộc thông còn gọi là thông thảo

1.1 Mô tả thực vật

Mộc thông là cây nhỏ leo, cao tới 7-10m. Thân cành mềm, có ít lông và tua cuốn.

Lá hình trái xoan, mọc đối, gốc tràn hoặc hơi hình tim, đầu nhọn, dài 6-9cm, rộng 4-6 cm, mặt trên có lông ở gân, mặt dưới rất nhạt có lông mềm; cuống lá cũng có lông. 

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy mảnh, hoa màu lục nhạt, hoa đực có 4-5 là đài có lông, hơi hàn liền ở gốc, có 4-5 cánh hoa, mặt ngoài có lông, 4-5 nhị, dính xen kẽ với cánh hoa, không có chỉ nhị, hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, bầu hình trụ – trứng, phủ đầy lông.

Quả hình trứng dẹt, có lông mịn, màu vàng nâu, chứa một hạt

Mùa hoa quả vào tháng 5-8 hàng năm

Hình ảnh mộc thông
Hình ảnh mộc thông

2 Phân bố, thu hái và chế biến 

2.1 Phân bố

Chi Iodes Blume gồm một số loài loài dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á.

Ở Việt Nam có 3 loài. Loài mộc thông phân bố từ phân lục điạ Nam Trung Quốc đến Việt Nam, Lào và có thể ở cả Campuchia. 

Ở Việt Nam, mộc thông có mặt ở hầu hết các tỉnh vùng núi và trung du phía bắc, hiếm dần ở các tỉnh phía nam.

Cây ưa sáng, chịu bóng khi còn nhỏ, thường mọc ở ven rừng thứ sinh và bờ nương rẫy. 

Cây ra hoa quả hàng năm; chưa quan sát được cây non mọc từ hạt. Sau khi bị đốn, phần còn lại của cây tái sinh chồi khỏe 

2.2 Bộ phận dùng 

Thân và cành già, cạo sạch vỏ bần, chặt nhỏ, phơi hay sấy khô. 

Dùng thân và cành già
Dùng thân và cành già

3 Thành phần hóa học 

Toàn cây chứa acid béo

4 Tác dụng, công dụng

4.1 Tinh vị, công năng 

Mộc thông có vị nhạt, hơn đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, thông kinh, thông tia sữa 

4.2 Công dụng 

Rễ và thân mộc thông được dùng chữa phù thũng, tiểu tiện không thông, viêm đường tiết niêu, bế kinh, tắc tia sữa. Ngày 8-10g sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác. 

Trong dân gian, người ta dùng thân và lá mộc thông nấu nước tắm cho phụ nữ mới đẻ và người bị ốm yếu để chóng phục hồi sức khỏe 

Một số công dụng
Một số công dụng

5 Bài thuốc có mộc thông 

5.1 Chữa đái khó, đái buốt, đái nhắt

Dùng 20g mộc thông, 8g phục linh, 12g Trạch Tả, 8g đăng tâm, 8g hạt Mã Đề, 8g trư linh. Sắc uống trong ngày

5.2 Chữa viêm gan vàng da, viêm thận cấp, đái đỏ đục, đái ra máu 

Dùng 16g mộc thông, 12g mỗi vị sinh địa, Huyền Sâm, ngưu tất; 8g mỗi vị dành dành, Hoàng Đằng hay Núc Nác. Sắc uống trong ngày 

5.3 Chữa phụ nữ đẻ có ít sữa 

Dùng 20g mộc thông, 100g cỏ nếp, 30g xuyên sơu giáp (sao với cát cho phồng), 50g móng chân lợn (sao với cát), 100g hoa chuối. Đem sắc với 600ml nước còn 300ml chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói. 

Chữa đau vùng tâm vị, ăn nuốt khó xuôi, hay bị nghẹn và đau tức vùng gan, đại tiện không thông, ợ hơi hoặc nôn oẹ, miệng thở hôi, lưỡi cáu vàng 

Dùng 16 g mỗi vị mộc thông, Bách Bộ, hạt muống sau, 10g mỗi vị chỉ xác, nga truật, Mạch Môn, Ngưu Tất đem sắc uống

6 Tài liệu tham khảo

  • Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2006). Mộc thông trang 294 – 295, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 03 tháng 07 năm 2023.

Để lại một bình luận