Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) |
Fabales (Đậu) |
Họ(familia) |
Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) |
Caesalpinia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Caesalpinia digyna Rottler |
Móc mèo xanh thuộc dạng cây nhỡ, phân cành nhiều hay ít, cành nhẵn, có gai. Lá kèm hình dài tạo thành mũi dài khoảng 2mm, rễ rụng. Lá có cuống chung, lông mềm, chiều dài khoảng 15 đến 20cm. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Caesalpinia digyna Rottler
Tên gọi khác: Vang xanh.
Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).
1.1 Đặc điểm thực vật
Móc mèo xanh thuộc dạng cây nhỡ, phân cành nhiều hay ít, cành nhẵn, có gai.
Lá kèm hình dài tạo thành mũi dài khoảng 2mm, rễ rụng. Lá có cuống chung, lông mềm, chiều dài khoảng 15 đến 20cm, phiến lông chim gồm 8-12 đôi có cuống dài 2-5cm, lá chét gồm 8-12 đôi không có cuống, cụt nghiêng ở gốc, tròn hay hơi lõm ở chóp, mặt trên của lá có màu lục, mặt dưới có màu trắng.
Hoa có màu vàng, mọc thành chùm ở gần nách lá, tập hợp ở các ngọn nhánh, nụ hoa có dạng hình cầu, bầu nhẵn.
Quả đậu hơi nạc, không mở, nhẵn, méo quả dày, dài khoảng 35 đến 40cm, rộng 25mm. Mỗi quả gồm 2-3 hạt có màu đen, giống hình trứng.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ và gỗ của cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Móc mèo xanh được tìm thấy ở Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam. Tại nước ta, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh.
Móc mèo xanh thường mọc ở lùm bụi ven đường, trong các rừng thưa, ven rừng, rừng phục hồi, độ cao phân bố có thể lên đến 1200 mét.
Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 10, thời điểm có quả từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
2 Thành phần hóa học
Vỏ quả khô chứa tanin với hàm lượng lên đến 52%. Ngoài ra, Móc mèo xanh còn chứa một số thành phần khác như Saponin, bonducin.
3 Tác dụng của cây Móc mèo xanh
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Tác dụng kháng khuẩn
Chiết xuất methanol của thân cây Móc mèo xanh có đặc tính chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm.
3.1.2 Tác dụng chống lo âu
Rễ cây Móc mèo xanh đã được sử dụng trong Y học cổ truyền với tác dụng làm dịu thần kinh, như thuốc bổ thần kinh và thuốc hạ sốt. Các nhà nghiên cứu đã phân lập các thành phần chống lo âu từ rễ cây Móc mèo xanh theo phương pháp phân đoạn hướng dẫn hoạt tính sinh học. Kết luận chỉ ra rằng, thành phần Bergenin được phân lập từ rễ của cây Móc mèo xanh, thể hiện hoạt động chống lo âu đáng kể ở liều 80mg/kg, po trong ba mô hình khác nhau để đánh giá hoạt động chống lo âu.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Rễ cây có vị chát, có tác dụng làm săn da.
3.2.2 Công dụng
Nhân dân sử dụng vỏ cây đem giã dùng để làm duốc cá. Quả vùi trong cho đến khi chín có thể ăn được.
Nhân dân Lào sử dụng thân cây để làm thuốc chữa bệnh mắt vàng.
Nhân dân Ấn Độ sử dụng rễ cây để trị lao phổi, đái tháo đường, tràng nhạc. Nhân dân của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sử dụng rễ cây để trị tràng nhạc.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Móc mèo xanh, trang 112-113. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.
Tác giả Jitender Singh và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2017). Antianxiety activity guided isolation and characterization of bergenin from Caesalpinia digyna Rottler roots, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.