Mỏ Qụa (Maclura cochinchinensis)

Mỏ Qụa (Maclura cochinchinensis)

Mỏ quạ được biết đến với công dụng phổ biến là trị các bệnh về xương khớp như đau nhức xương, phong thấp, tê bì,…. Vậy những đặc tính, tác dụng cũng như ứng dụng trong y học của loại dược liệu này là gì? Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin có thể giúp ích bạn được phần nào hiểu thêm về cây Mỏ quạ.

1 Giới thiệu về cây Mỏ Quạ

Mỏ quạ còn có tên gọi khác là Vàng lồ, Hoàng lồ – Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner. (Vateria cochinchinensis Lour.), thuộc họ Dâu tằm – Moraceae.

Tâm gỗ của loại cây này đã được sử dụng theo truyền thống trong y học cổ truyền Thái Lan để điều trị sốt mãn tính, nhiễm trùng da, tiêu chảy và các bất thường về hạch bạch huyết.

mo qua 1
Mỏ quạ

1.1 Đặc điểm thực vật

Mỏ quạ thuộc loại cây bụi, có cành mềm dài, có Nhựa mủ trắng như sữa ở thân. Thân và cành có nhiều gai cong rũ quặp xuống như mỏ quạ. Vỏ thân cây có màu xám, cùng với nhiều lỗ bì màu trắng. Lá mỏ quạ mọc so le, thuôn hình trứng, có kích thước 38 x 2-3.5 (cm), gốc cây nhọn, nhẵn bóng ở mặt trên, cuống lá mỏng, có lông.

Cụm hoa mỏ quả hình đầu, đơn tính, khác mốc, mọc ở nách lá với màu vàng nhạt. Quả cây hình cầu, thuộc loại quả nạc, mềm hơi cụt ở đầu, khi chín có màu vàng; hạt nhỏ.

mo qua 4
Bộ phận Mỏ quạ

1.2 Đặc điểm sinh thái

Sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, bãi hoang, trảng cây bụi, nơi sáng và ẩm, trên đất sét nhiều mùn. Ra hoa tháng 3-6, có quả tháng 8-12.

Phân bố: 
Cây Mỏ quả được trồng chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, vùng đất thấp, chân đồi, rừng hoặc bụi rậm ở độ cao từ 500 đến 2000 m như: Châu Úc, Châu Phi và Châu Á

Tại Việt Nam, cây mỏ quạ mọc ở ven đường, sườn núi ở Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận.

Một số nước khác: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê, Ôxtrâylia.

1.3 Thu hoạch và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, lá và quả – Radix, Folium et Fructus Maclurae Cochinchinensis.

2 Thành phần hoá học

Cây mỏ quạ đã được chứng minh chứa rất nhiều các chất hóa học, trong đó Xanthones và Flavonoid đã được công nhận là thành phần chính. Ngoài ra còn có các axit hữu cơ, polysaccharide, phenylpropanoids và các thành phần khác (Betulin, Camphene,…)
Một thành phần hóa học đã được phân lập từ rễ cây mỏ quạ:
Cudratricusxanthone A và Cudraxanthone 
Các Flavonoid: (kaempferol-7- O-β -D-glucopyranoside, quercetin-7- O-β -D-glucopyranoside và aromadendrin, hydroxybenzyl flavonoid glycoside (6- p -hydroxybenzyl kaempferol-7- O-β -D-glucopyranoside có tên là cudranian 1 và 6- p -hydroxybenzyl quercetin-7- O-β -D-glucopyranoside có tên là cudranian 2)
Một số thành phần hóa học đã được phân lập từ quả cây mỏ quạ:
5,7-dihydroxy-6-(2′′-hydroxy-3′′-methylbut-3′′-enyl)-4′-methoxylisoflavone ( 1 ), 5,4′-dihydroxy-6- (3′′-metylbut-2′′-enyl)-2′′-(4′′-hydroxy-4′′′-metyletyl)-3′′-metoxydihydrofurano-[4′′′,5′ ′′;7,8]isoflavone ( 2 ), và 5,4′-dihydroxy-8-(3′′-methylbut-2′′-enyl)-2′′-(4′′-hydroxy-4 ′′-metyletyl)furano-[4′′,5′′′;6,7]isoflavon ( 3 ), dihydroflavonol được benzylat hóa, 5,7,4′-trihydroxy-8- p -hydroxybenzyldihydroflavonol 
Một số thành phần hóa học đã được phân lập từ rễ cây mỏ quạ:
Cudratricusxanthone
Hai flavanone isoprenyl cudraflavanones C và D 1,7-dihydroxy- 3,6-dimethoxyxanthone , macluraxanthone C , cudraxanthones E, K, và L, cudraflavanone A và cudraflavone C
 

mo qua 5
CTCT các chất trong Mỏ quạ

3 Cây Mỏ Quạ có tác dụng gì? 

Tâm gỗ của loại cây này đã được sử dụng theo truyền thống trong y học cổ truyền Thái Lan để điều trị sốt mãn tính, nhiễm trùng da, tiêu chảy và các bất thường về hạch bạch huyết. Tâm gỗ của M. cochinchinensis (Lour.) Corner cũng thể hiện nhiều tác dụng sinh học khác nhau, bao gồm các hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn. Ngoài ra, các nghiên cứu kiểm tra khả năng của các hợp chất hoạt tính có thể có đối với hoạt tính gây độc tế bào, chống oxy hóa, chống viêm và chống thiếu máu, đồng thời so sánh chúng với chiết xuất phân đoạn hiệu quả.

Tác dụng chống viêm:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng:chiết xuất methanol của C. tricuspidata có thể làm giảm việc sản xuất các cytokine gây viêm interleukin-2 (IL-2) và interferon-γ (IFN-γ) bằng cách ức chế chọn lọc sự tăng sinh của kháng CD3/CD28 qua trung gian CD4 + CD25 − Tế bào T. C. tricuspidata có thể hữu ích trong việc kiểm soát sự phá hủy xương trong các bệnh viêm nhiễm, như viêm khớp dạng thấp (RA).
Tác dụng chống oxy hóa:
Lá của C. tricuspidata có tác dụng chống oxy hóa cao nhất trong cây mỏ quạ. Trong lá có nhiều quercetin và kaempferol aglycones thông qua quá trình lên men qua trung gian Lactobacillus , làm tăng hoạt động chống oxy hóa (xét nghiệm DPPH và ABTS)
Tác dụng chống ung thư
Trong những thập kỷ gần đây, C. tricuspidata đã được chứng minh là có hoạt tính chống ung thư và gây độc tế bào đầy hứa hẹn. Vỏ rễ của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các phòng khám TCM để điều trị ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư biểu mô dạ dày.
Tác dụng bảo vệ gan
Chiết xuất MeOH của vỏ rễ C. tricuspidata cho thấy tác dụng bảo vệ gan đáng kể đối với độc tế bào do tacrine gây ra trong tế bào HepG2. Ngoài ra, người ta đã chứng minh rằng Glycoprotein (75 kDa) được phân lập từ quả C. tricuspidata có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương gan do CCl4 gây ra ở chuột.
Tác dụng bảo vệ thần kinh
Rễ đã được chứng minh có tác dụng chống lại nhiễm độc thần kinh do stress oxy hóa mạnh hơn với lá, thân và quả.
Tác dụng chống béo phì
Lá có tác dụng ức chế rõ rệt nhất đối với Lipase tuyến tụy (PL), một enzyme quan trọng để hấp thụ lipid.
Tác dụng điều hòa miễn dịch
Trong những năm gần đây, polysaccharide thực vật đã nổi lên như một loại sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học quan trọng, là ứng cử viên trị liệu lý tưởng cho các chức năng điều hòa miễn dịch với độc tính thấp. Đã có các nghiên cứu phân lập polysaccharide từ rễ của C. tricuspidata và thử tác dụng trên chuột cho kết quả rất khả quan.
Tác dụng chống xơ vữa động mạch
cudraflavanone A, CTXA có trong cây mỏ quạ đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tốt trong phòng ngừa xơ vữa động mạch.
Hoạt tính kháng khuẩn
Tinh dầu của quả C. tricuspidata đã được chứng minh là có thể phá vỡ chức năng màng của cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, dẫn đến việc sử dụng hiệu quả nó như một chất kháng khuẩn tự nhiên để kiểm soát mầm bệnh truyền qua thực phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm
Tác dụng bảo vệ da
Viêm da dị ứng là một bệnh viêm da mãn tính đặc trưng bởi nồng độ globulin miễn dịch E (IgE) tăng cao, thâm nhiễm tế bào mast và các tổn thương da bao gồm ngứa, ban đỏ và chàm. Chiết xuất Ethanol của thân cây C. tricuspidata có thể được bôi tại chỗ để làm giảm nồng độ IgE huyết thanh và số lượng tế bào mast ở lớp hạ bì của da
Hoạt động trị đái tháo đường
Trong một nghiên cứu của Lee và cộng sự đã báo cáo rằng dịch chiết nước của lá C. tricuspidata có thể cải thiện đáng kể tình trạng kháng Insulin ở gan và tăng đường huyết bằng cách kiểm soát căng thẳng do béo phì gây ra ở mạng lưới nội chất gan và tình trạng viêm ở gan của chuột.

4 Công dụng của cây Mỏ quạ theo Y học cổ truyền

4.1 Tính vị, tác dụng: 

Rễ và lá có vị nhạt hơi mát, có tác dụng hoạt huyết khư phong, thư cân hoạt lạc; Quả có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng điều khí, lợi thuỷ, tiêu thực.

4.2 Công dụng

Quả dùng ăn được hoặc để nấu rượu. Rễ được dùng trị đòn ngã, phong thấp đau nhức lưng gối, lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu, bế kinh, hoàng đản và ung sang thũng độc. Liều dùng: 12-14g, dạng thuốc sắc. Cũng thường phối hợp với các vị thuốc khác. Lá có thể dùng cho tầm ăn và dùng chữa các vết thương phần mềm.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ, lá được dùng trị phong thấp khớp xương buốt đau, hoàng đản, lâm trọc, cổ trưởng, bế kinh, lao thương khái huyết,  ngã tổn thương, đình sang ung thũng, quả dùng trị bàng quang sa khí, thận tích phúc trưởng, tiểu tiện bất lợi.

Ở Thái Lan, người ta còn dùng gỗ trị sốt mãn tính, làm thuốc bổ và trị la chảy.

anh mo qua 31

5 Một số bài thuốc từ cây Mỏ quạ

5.1 Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu

Rễ Mô quạ 40g, Dây Rung rúc 30g, Bách Bộ và Hoàng Liên ô rô, mỗi vị 20g, sắc uống.

5.2 Chữa kinh giản, lên cơn hằng ngày hay 34 ngày phải một lần

Dùng Mỏ quạ, hạt Cau, Thảo quả, mỗi vị 20g, sắc uống (theo Hoạt nhân toát yếu).

5.3 Chữa vết thương phần mềm (theo kinh nghiệm của cụ lang Long ở Hải Hưng)

Lá Mỏ quạ tươi, lấy về rửa sạch, cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Mỗi ngày dùng lá Trầu Không nấu nước, pha thêm một cục phèn 8g hoà tan, để rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày là khỏi. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp hai bên dính lại, ngày làm một lần. Nếu vết thương thịt chậm dầy, lâu kéo miệng, thì dùng lá Mỏ quạ tươi với lá Bồng bong, hai vị bằng nhau giã đắp và thay thuốc sau khi rửa vết thương mỗi ngày một lần như trên. Sau 3-4 ngày thì gia thêm lá Hàn the, ba thứ bằng nhau, giã đắp và thay thuốc 3 ngày một lần để vết thương mau lên da non và gom miệng. Sau 2-3 lần bằng với ba vị thuốc trên, dùng thuốc bột chế với phấn cây Cau (sao khô) 20g, phấn cây Chè (sao khô) 16g. Bổ hóng 8g. Phòn phi 4g tán rắc vết thương rồi để yên cho đóng vẩy và róc thì thôi.

6 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021). Mỏ quạ, trang107-108, từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2023.
  2. Tác giả Lapamas Rueankham và cộng sự, ngày đăng báo 9 tháng 6 năm 2023. Biological activities of extracts and compounds from Thai Kae-Lae (Maclura cochinchinensis (Lour.) Corner), pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2023.

Để lại một bình luận