Thương hiệu | Stellapharm, Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm |
Số đăng ký | VD-25988-16 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 03 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Metoclopramide |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am211 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Nôn |
Thuốc Meclopstad được chỉ định để điều trị và dự phòng buồn nôn và nôn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Meclopstad.
1 Thành phần
Thành phần của mỗi viên Meclopstad chứa:
- Hoạt chất: Metoclopramid 10mg
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén
2 Chỉ định của thuốc Meclopstad
Thuốc Meclopstad được chỉ định cho người lớn để dự phòng buồn nôn, nôn do hóa trị, xạ trị hoặc điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn kể cả nguyên nhân là do đau nửa đầu cấp tính.
Ngoài ra, thuốc Meclopstad còn được dùng như phương án thứ hai ở trẻ từ 1-18 tuổi để dự phòng buồn nôn và nôn muộn do hóa trị.
==>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thuốc Perimirane 10mg điều trị nôn, ói mửa gây ra do nhiều nguyên nhân.
3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Meclopstad
3.1 Liều dùng
Đối tượng | Liều dùng |
Người lớn | Dùng 01 viên x 03 lần/ngày, tối đa 03 viên/ngày (0,5mg/kg/ngày) trong không quá 05 ngày. |
Trẻ em từ 1 – 18 tuổi |
Dùng liều: 0,1 – 0,15 mg/kg x 3 lần/ngày. Điều trị không quá 05 ngày và liều tối đa 0,5 mg/kg/ngày. Thuốc Meclopstad không nên dùng cho trẻ dưới 60kg nên dùng thuốc có hàm lượng nhỏ hơn. |
Người cao tuổi | Tùy sức khỏe của từng bệnh nhân mà cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp |
Suy thận |
Vừa đến nặng (CrCl 15 – 60 ml/phút): Liều giảm xuống 50%. Giai đoạn cuối (CrCl ≤ 15 ml/phút): Liều giảm xuống 75%. |
Suy gan | Suy gan nặng: Liều giảm xuống 50% |
3.2 Cách dùng
Thuốc Meclopstad dùng đường uống.
4 Chống chỉ định
- Quá mẫn với các thành phần của Meclopstad
- Chảy máu đường tiêu hóa hoặc dạ dày, ruột bị thủng
- Chẩn đoán hoặc nghi ngờ u tủy thượng thận
- Đường tiêu hóa bị tắc nghiễn cơ học
- Trẻ em dưới 1 tuổi
- Tiền sử methemoglobin huyết nguyên nhân metoclopramid
- Động kinh
- Parkinson
- Tiền sử methemoglobin huyết nguyên nhân do thiếu NADH cytochrome b5 reductase
- Tiền sử dùng thuốc an thần gây rối loạn vận động
- Tiền sử dùng metoclopramide bị rối loạn vận động
- Kết hợp với Levodopa hoặc các thuốc chủ vận dopamin
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Metoran điều trị dự phòng nôn và buồn nôn.
5 Tác dụng phụ
Thuốc Meclopstad có tác dụng phụ thường gặp là buồn ngủ, lơ mơ ngoài ra còn có tiêu chảy, hạ huyết áp, trầm cảm, rối loạn ngoại tháp, Parkinson hoặc đứng ngồi không yên.
6 Tương tác
Không dùng thuốc Meclopstad kết hợp với levodopa hoặc thuốc dopaminergic.
Thuốc Meclopstad không nên kết hợp với rượu làm tác dụng ức chế thần kinh tăng lên.
Do Meclopstad làm tăng nhu động đường tiêu hóa nên cân nhắc phối hợp với thuốc kháng cholinergic, dẫn xuất Morphin, thuốc giảm đau trung ương, thuốc an thần, thuốc hệ serotonergic, Digoxin, cyclosporin, thuốc ức chế CYP2D6 mạnh.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc tờ HDSD của Meclopstad trước khi dùng.
Thuốc Meclopstad có thể gây các rối loạn thần kinh cụ thể như rối loạn ngoại tháp, làm nghiêm trọng bệnh Parkinson. Để hạn chế cần sử dụng các liều Meclopstad cách nhau ít nhất 6 giờ kể cả khi nôn hoặc không uống hết một liều, không dùng Meclopstad điều trị lâu dài (quá 03 tháng).
Nếu khi dùng Meclopstad thấy các dấu hiệu của hội chứng an thần kinh ác tính cần dừng sử dụng Meclopstad và tham khảo bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Trường hợp bệnh nhân có bệnh lý về thần kinh hoặc người đang sử dụng thuốc tác dụng trung ương nên theo dõi chặt chẽ.
Khi sử dụng thuốc Meclopstad nếu có triệu chứng methemoglobin huyết cần dừng sử dụng và không nên dùng metoclopramide lặp lại.
Đã có báo cáo về triệu chứng có hại trên tim mạch nên thận trọng khi dùng và kiểm tra thường xuyên nhất là ở người cao tuổi, rối loạn dẫn truyền tim, rối loạn điện giải, nhịp tim chậm hoặc người dùng thuốc làm tăng thời gian khoảng QT.
Trên người suy gan, suy thận nên giảm liều dùng của thuốc Meclopstad.
Khi điều trị bằng thuốc Meclopstad nên chú ý đến các dấu hiệu vận động không tự chủ như co cứng cơ, co giật bất thường,… nhất là khi dùng Meclopstad cho trẻ em, người lớn tuổi.
Thận trọng khi dùng Meclopstad cho người di truyền không dung nạp hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không nên dùng Meclopstad trong thời gian cuối thai kỳ. Khuyến cáo không dùng Meclopstad khi đang cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc
Khi dùng Meclopstad có thể gặp phải lơ mơ, chóng váng, loạn trương lực cơ, rối loạn vận động, tác động thị giác.
7.4 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Lơ mơ, ngủ gà, lú lẫn, rối loạn ngoại tháp, ngừng thở, ngừng tim.
Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
7.5 Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa tầm tay trẻ em.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc tiêm Pralmex Inj chứa cùng hoạt chất dạng thuốc tiêm được sử dụng trong điều trị buồn nôn. Được sản xuất tại Công ty cổ phần Pymepharco với quy cách đóng gói: Hộp 12 ống x 2 ml. Giá bán hiện tại là 50,000đ/Hộp.
Thuốc Primperan 10mg chứa cùng hoạt chất và hàm lượng được chỉ định để chống buồn nôn. Được sản xuất tại Công ty Sanofi Winthrop Industrie – Pháp với quy cách đóng gói: Hộp 40 viên. Giá bán hiện tại là 98,000đ/Hộp.
9 Thông tin chung
SĐK (nếu có): VD-25988-16
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm
Đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Thuốc Meclopstad có chứa Metoclopramid nhóm chẹn thụ thể dopamin được dùng làm thuốc chống nôn dù cơ chế và tác dụng dược lý của Metoclopramid chưa được nghiên cứu đầy đủ. Metoclopramid tác động lên thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa là chính. Metoclopramid trên đường tiêu hóa làm kích thích nhu động, tăng co bóp dạ dày, giãn cơ thắt môn vị và hành tá tràng làm tăng thời gian tống thức ăn nhưng không ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị, tụy và mật. Metoclopramid trên hệ thần kinh thì cạnh tranh mạnh thụ thể dopamin nên thuốc có tác dụng an thần và chống nôn. Metoclopramid ngăn cản sự kích thích vùng khởi động hóa thụ thể ở tủy do dopamin. Metoclopramid tăng tiết prolactin, tăng aldosteron nên làm tích nước trong cơ thể.
10.2 Dược động học
- Hấp thu
Metoclopramid khi uống được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua tiêu hóa. Nồng độ Metoclopramid trong máu đạt đỉnh sau 1-2 giờ. Sau khoảng 0,5-1 giờ uống thuốc, Metoclopramid sẽ bắt đầu có hiệu quả.
- Phân bố
Metoclopramid phân bố khắp các mô và qua được cả hàng rào máu-não, nhau thai. Metoclopramid cũng vào được cả sữa mẹ. Có khoảng 13-30% Metoclopramid liên kết với protein trong máu.
- Chuyển hóa
Metoclopramid chuyển hóa qua gan.
- Thải trừ
Metoclopramid thải trừ qua nước tiểu (85% liều sau 72 giờ) và khoảng 5% qua phân và mật. Metoclopramid bài tiết qua hai pha và thời gian bán thải sẽ dài hơn ở người suy thận.
11 Thông báo thay đổi mẫu bao bì thuốc Meclopstad
12 Thuốc Meclopstad giá bao nhiêu?
Thuốc Meclopstad hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
13 Thuốc Meclopstad mua ở đâu?
Thuốc Meclopstad mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Meclopstad để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13.1 Ưu điểm
- Metoclopramide được FDA chấp thuận để điều trị buồn nôn và nôn ở người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc liệt dạ dày do tiểu đường.[1]
- Metoclopramide là thuốc chống nôn mạnh do tác dụng kết hợp của nó lên vùng kích hoạt thụ thể hóa học và nhu động ruột.[2]
- Sử dụng được cho người lớn và trẻ em > 1 tuổi
- Thuốc được bào chế dạng viên nén thuận lợi sử dụng, mang theo và bảo quản.
- Thuốc Meclopstad sản xuất bởi Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm đạt tiêu chuẩn GMP.
13.2 Nhược điểm
- Tác dụng phụ khi dùng Meclopstad như buồn ngủ, lơ mơ, tiêu chảy, hạ huyết áp, trầm cảm, rối loạn ngoại tháp…
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Sasank Isola, Azhar Hussain, Anterpreet Dua, Karampal Singh, Ninos Adams (Ngày đăng: ngày 04 tháng 09 năm 2023). Metoclopramide, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 03 năm 2024.
- ^ Tác giả J R DiPalma (Ngày đăng: Tháng 3 năm 1990). Metoclopramide: a dopamine receptor antagonist, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 03 năm 2024.
Review Meclopstad 10mg
Chưa có đánh giá nào.