Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) |
Bộ(ordo) |
Ranunculales (Mao lương) |
Họ(familia) |
Ranunculaceae (Mao lương) |
Chi(genus) |
Ranunculus |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Ranunculus sceleratus L. |
Mao Lương là một loại cây thân thảo hàng năm, đã được liệt kê trong số các loại thảo mộc hàng đầu trong Kinh điển Thảo dược Truyền thống Thần Nông, được viết vào thời Tây Hán. Cây được biết đến với công dụng khá phổ biến là hỗ trợ điều trị nhọt, viêm mủ da,… Vậy ngoài những công dụng trên, Mao lương còn có những đặc điểm và công dụng gì ? Trong mài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Mao lương.
1 Giới thiệu về cây Mao lương
Mao lương hay còn gọi là Mao lương độc , với tên khoa học là Ranunculus sceleratus L., thuộc họ Hoàng Liên – Ranunculaceae.
Đây là loài cây thân thảo sống lâu năm, ta có thể bắt gặp cây rải rác ở ven rừng, bờ ruộng, bãi hoang, ở độ cao dưới 500m. Khoảng tháng 5 hay tháng 6 là mùa hoa Mao Lương.
1.1 Đặc điểm thực vật
Mao lương là cây thảo sống nhiều năm Thân và cành cây không lông, nhẵn, mọc thẳng với chiều cao khoảng 30 – 70cm.
Cây có đa dạng lá, lá ở gốc xoan rộng, chẻ sâu làm 3-5 thùy; lá trên do 3 lá chét rộng hay hẹp.
Hoa cây nhỏ rộng cỡ 1cm, màu vàng tươi. Mỗi hoa có 5 lá đài nhọn, 5 cánh hoa vảy tiết ở gốc, nhiều nhị và nhiều lá noãn có vòi rất ngắn. Đế hoa dài ra thành trụ mang quả bế dẹp.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng của cây Mao lương là toàn cây – Herba Ranunculi. Ở Trung Quốc người ta còn gọi là Thạch long nhuế.
Vào mùa hè cây sẽ được thu hái. Sau đó người dân có thể rửa sạch dùng hoặc phơi khô. Tuy nhiên, nếu dùng tươi chỉ nên dùng ngoài, hoặc có thể chế thành thuốc bôi dẻo để đắp.
1.3 Đặc điểm phân bố
Cây Mao lương phân bố chủ yếu ở các vùng ôn đới ẩm hay cận nhiệt đới. Hiện nay ở Việt Nam có 5 loài. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc, với độ cao dưới 500m, như các tỉnh thành : Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nội ( Ba Vì, Thủ pháp), Hà Nam, Ninh Bình,… Trên thế giới, loài cây này có ghi nhận ở các nước châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào.
Đây là một cây ưa ánh sáng, và ẩm. Loài này thường bắt gặp ở ven rừng thứ sinh, ven đường, bờ nương hay bãi hoang. Cây mọc từ hạt có thể thấy từ khoảng cuối đông hoặc đầu xuân, có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong vụ xuân – hè và sau khi có quả già, toàn cây tàn lụi trong ngay mùa thu hoặc đầu mùa đông. Loài cây này có thể tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.
2 Thành phần hóa học
Theo như nghiên cứu mới nhất hiện nay, sự đa dạng vốn có của các loài thực vật dược liệu trong tự nhiên đã đưa ra một thử thách rất lớn trong kỹ thuật phân tách và phát hiện ra nhanh chóng các thành phần cũng như đặc tính hóa học của các chất. Trong đó các thí nghiệm nghiên cứu thành phần hóa học của Mao lương được nghiên cứu bởi UHPLC-Q-Orbitrap HRMS. Tổng cộng có 69 hợp chất, bao gồm 19 flavonoid, 22 axit hữu cơ, 6 coumarin, 4 lignan, 14 hợp chất chứa nitơ và 4 antraquinon, được xác định dựa trên so sánh khối lượng chính xác của chúng, các ion mảnh, nghiên cứu tài liệu và mẫu chuẩn. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Flavonoid và lignan gần đây mới được xác định trong Mao lương.
Trước tiên để dễ hình dung sơ lược về thành phần hóa học đã được chứng minh và công nhận xin mời bạn đọc theo dõi bức ảnh dưới đây.
3 Tác dụng – Công dụng của cây Mao lương
3.1 Tác dụng dược lý
Trong cây tươi Mao lương có chứa một thành phần là protoanemonin làm da phồng rộp. Khi cọ xát hoặc đắp vào da sẽ tạo thành mảng đỏ thẫm, rồi làm phồng rộp lên. Khi phơi khô hay nấu kỹ, hoạt chất gây độc này sẽ chuyển hóa thành anemonin sẽ làm tác dụng gây phồng rộp sẽ không còn.
Cao chiết từ lá cây có công dụng diệt nấm mạnh, có phổ diệt nấm rộng, kể cả với các loại bệnh nấm nặng, khó chữa, hay phạm vi pH thay đổi lớn. Tuy nhiên tác dụng này chỉ dùng được tại chỗ, không dùng được toàn thân và không độc với thực vật.
Ngoài ra, cây Mao lương còn có tác dụng chống viêm. Với thí nghiệm trên in vitro, cao chiết bằng dung môi không phân cực ức chế sự sản sinh là các chất gây viêm ( eicosanoid), trong khi cao chiết bằng dung môi phân cực làm tăng tổng hợp các chất gây dị ứng là 5 – hydroxy – eicosatetraenoic acid ( 5 – HETE ) và leukotriene B4 ( LTB4 ).
3.2 Công dụng của cây Mao lương theo Y học cổ truyền.
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị : Cây có vị đắng, tính bình, có độc
Tác dụng: Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ điều kinh, sốt rét, lợi sữa. Lá cây có thể làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây đắp vào da sẽ làm đỏ lên và sau đó sẽ phồng rộp lên.
Có các tài tham khảo khác có ghi: cây có vị đắng, cay, tính hàn, có độc. Tác dụng của Mao lương là giải độc, tiêu thũng, tán kết, thanh can, lợi đảm, hoạt huyết.
3.2.2 Công dụng của Mao lương theo Y học cổ truyền.
Mao lương dùng để trị
- Lao hạch bạch huyết
- Sốt rét
- Thấp khớp, đau nhức khớp
- Nhọt, viêm mủ da, loét chân mãn tính
- Rắn cắn
- …
Tuy nhiên, do cây Mao lương rất độc, nếu ăn luộc sẽ rất nguy hiểm với các hiện tượng cay, nóng, rát miệng, phồng rộp da, dùng nhiều sẽ gây tử vong. Vậy nên không được ăn hoặc uống dịch tươi của cây, cần phải dùng liều thấp với chỉ định của y bác sĩ hoặc sắc thật kỹ.
Mao lương chỉ nên dùng ngoài, giã cây hoặc dùng thuốc dẻo bôi đắp, nếu thấy chỗ đắp xuất hiện các hiện tượng như bị sưng thì cần phải lấy ra ngay.
Hiện nay ở Ấn Độ dùng đắp vào da để làm phồng da. Hạt đem giã nhỏ đắp lên mụn nhọt chưa vỡ mủ hay những chỗ sưng tấy, áp xe. Ngoài ra, còn được dùng làm thuốc dễ tiêu làm dịu hơi thở và chữa bệnh về thận.
4 Hoa Mao lương nào dùng để làm thuốc ?
Hiện nay, bạn đọc có thể tìm thấy vô vàn các loại hoa Mao lương với những màu sắc sặc sỡ khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay chỉ dùng cây Mao lương có hoa màu vàn để để làm dược liệu, thuốc; còn lại các loại hoa Mao lương với các màu sắc khác không có công dụng chữa bệnh và chỉ dùng trang trí.
5 Bài thuốc từ cây Mao lương
- Lao hạch bạch huyết: Cây tươi đem đi giã rồi đắp.
Hoặc đem sắc kỹ uống, ngày 3- 9g
- Viêm mủ da, nhọt, rắn cắn: Đem cây rươi đi rửa sạch rồi giã lấy dịch bôi.
- Ở Ấn độ, dùng một lượng ít lá cây Mao lương đem đi ngâm với rượu ( chỉ nên dùng 1 lượng ít vì nhiều lá sẽ độc ) bôi lên các vết côn trùng đốt hoặc xoa bóp giúp chữa đau dây thần kinh liên sườn. Dùng trong, toàn cây được dùng chữa các bệnh về thận, điều kinh, làm lợi sữa, làm thuốc dễ tiêu ( cần dùng liều thấp khoảng 408g, sắc kỹ uống ).
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2 (xuất bản năm 2021), Mao lương trang 46, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 2. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
- Tác giả Shanshan Cao và các cộng sự, ngày đăng báo 19 tháng 5 năm 2022 . Chemical Constituent Analysis of Ranunculus sceleratus L. Using Ultra-High-Performance Liquid Chromatography Coupled with Quadrupole-Orbitrap High-Resolution Mass Spectrometry, mdpi.com. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.