Mắm (Avicennia officinalis L.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Avicennia officinalis L.

Mắm (Avicennia officinalis L.)

Mắm thuộc dạng cây nhỡ hoặc cây to, cây có đặc điểm là phân cành ngay ở phần gốc cây. Chiều cao mỗi cây khoảng 8 đến 20 mét. Nhân dân thường trồng ở vùng ven biển, lá cây có tác dụng xua đuổi muỗi, vỏ cây, vỏ rễ và hạt có tác dụng trị bệnh ngoài da. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Mắm.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Avicennia officinalis L.

Tên gọi khác: Mắm trắng.

Họ thực vật: Cỏ roi ngựa Verbenaceae.

1.1 Cây Mắm là cây gì?

Mắm thuộc dạng cây nhỡ hoặc cây to, cây có đặc điểm là phân cành ngay ở phần gốc cây. Chiều cao mỗi cây khoảng 8 đến 20 mét.

Rễ mọc nổi bên trên lớp bùn, rễ thở.

Cành cây khi còn non phủ một lớp lông tơ có màu trắng hoặc màu xám. Cành khi già không còn lông và bóng, cành có nhiều lỗ bì.

Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng hình bầu dục thuôn. Gốc và đầu lá đều nhọn, mép của lá hơi uống lượn. Mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới có phủ một lớp lông màu trắng, óng ánh. Cả mặt trên và mặt dưới của lá đều có tuyến tiết muối thừa. Cuống lá phủ một lớp lông màu trắng, lông nhiều.

Cụm hoa mọc thành chùy ở đầu cành, gồm nhiều xim. Hoa có màu vàng, đài nhỏ, 5 răng, có phủ một lớp lông ở mặt ngoài.

Bầu hình trụ, có lông.

Quả hình quả lê, có nang, quả phồng lên ở một phía và có màu vàng lục.

Dưới đây là hình ảnh của cây Mắm:

Mắm thường được trồng ven biển
Mắm thường được trồng ven biển
Hình ảnh cây Mắm
Hình ảnh cây Mắm

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ cây và hạt.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Avicennia L. trên thế giới chỉ có khoảng vài loài. Tại nước ta, chi này có 3 loài.

Mắm là loại cây được tìm thấy nhiều ở các vùng ven biển nhiệt đới, ở một số quốc gia như Trung Quốc, Myanmar, Philippin, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở các vùng cửa sông dọc theo các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hải Phòng và Kiên Giang và cây cũng được tìm thấy ở tất cả các đảo lớn của nước ta.

Mắm thuộc dạng cây gỗ, ưa sáng, thường mọc thành từng đám cùng với các loại cây khác để tạo thành rừng ngập mặn ven biển tại các cửa sông của vùng ven biển.

Mắm sinh trưởng và phát triển tốt tại các khu vực nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Những cây mọc ở vùng ven biển phía Nam thường có kích thước lớn hơn các cây mọc ở vùng của Quảng Ninh, Hải Phòng.

Cây ra hoa quả nhiều, thụ phấn được nhờ côn trùng. Sau khi quả già sẽ rụng xuống dưới bùn nước vẫn có khả năng nảy mầm. Khi thủy triều rút, hạt sẽ nảy mầm và mọc thành cây con.

Gỗ cây thuộc loại gỗ cứng, có thể dùng trong xây dựng quy mô nhỏ, làm củi hoặc để đốt tạo thành than.

Lá cây
Lá cây

2 Thành phần hóa học

Vỏ cây có chứa tanin (chiếm khoảng 2,5 đến 3%).

Ngoài ra, vỏ cây còn chứa protid, lipid, tinh bột, đường.

Vỏ và lá của cây Mắm có chứa taraxerol, triacontanol, betulin, teraxeron, beta-amirin.

3 Công dụng của cây mắm

Mặt dưới lá
Mặt dưới lá

3.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Vỏ thân, vỏ rễ và hạt của cây có vị chát.

Tác dụng: Vỏ thân, vỏ rễ và hạt có tác dụng làm săn se, lá của cây có tác dụng khử trùng.

3.2 Công dụng

Quả của cây Mắm
Quả của cây Mắm

Sử dụng vỏ thân cây Mắm mỗi ngày từ 30-40g để chế thành cao lỏng, ngâm rượu hoặc cao mềm để uống. Có thể sử dụng bông để tẩm thuốc sau đó bôi lên vùng tổn thương trong các trường hợp phong hủi, các bệnh lý ngoài da, ghẻ lở.

Hạt của cây sau khi nghiền thành bột mịn, đem trộn cùng với bơ tạo thành hỗn hợp bột nhão có tác dụng chữa đậu mùa.

Các tài liệu nước ngoài ghi chép rằng, hạt của cây Mắm (theo tài liệu Ấn Độ) và vỏ rễ của cây (theo tài liệu Myanmar) có tác dụng kích dục. Quả khi còn xanh có thể dùng để giã nát sau đó đắp để chữa mưng mủ.

Tại Indonesia, nhân dân sử dụng chất Nhựa lấy từ vỏ thân để làm thuốc tránh thai, không ghi nhận tác dụng phụ khi áp dụng phương pháp này.

Nhân dân còn sử dụng lá của cây Mắm để xua đuổi muỗi và dùng làm phân xanh để bón cho cây.

Quả của cây có thể ăn.

Tro lấy từ gỗ của cây Mắm trước đây được sử dụng thay xà phòng do có hàm lượng Kali cao.

Để chữa viêm loét sử dụng cao lỏng pha với nước theo tỷ lệ 1:1 để đắp lên vết loét.

4 Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo

Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo
Hình ảnh cây Mắm bonsai dáng đẹp, độc đáo

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2006). Mắm trắng, trang 238-239. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2024.

Để lại một bình luận