Mai vạn phúc được viết đến là một trong những loại cây được trồng để làm trang trí giúp tạo cảnh quan, thư giãn tinh thần. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại cây này.
1 Giới thiệu về Mai Vạn Phúc
Cây mai vạn phúc hay còn gọi là cây mai tiểu thư hay cây mai chỉ thiên, có tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae).
1.1 Đặc điểm thực vật
Bộ phận | Đặc điểm |
Toàn cây | Dạng cây thân gỗ mọc thành bụi hình cầu được phân ra nhiều nhánh, chiều cao đạt từ 0.4 – 1m, tán rộng khoảng 1-1,5m thân cây chảy mủ trắng khi gãy cành |
Lá |
Lá đơn mọc đối hình dạng elip ở mũi mác đến dạng elip dạng thuôn, với chiều dài 5- 12 cm, thu hẹp ở hai đầu. Khi cuống lá mép nguyên, đầu nhọn có lá màu xanh bóng đẹp, mọc thành dạng xoắn dọc theo thân cây nhìn rất đẹp và sang trọng. |
Hoa |
Những cụm hoa mai vạn phúc mọc ngay ở nách lá hoặc đầu cành, những cụm ít bông sẽ hướng lên trên. Hình dáng của đài hoa hình trứng màu xanh lá cây hơi ngắn, tràng hoa màu trắng với hình ống mảnh, dài 1.7 cm, phiến cánh hoa đường kính 2- 2,5 cm. Hoa chia thành 5 cánh xòe ra giống hình lưỡi liềm, các cánh có hình giáo. Hoa ra quanh năm với mùi thơm khác biệt |
Quả | Những quả nang màu đỏ dạng thuôn dài từ 2cm đến 4cm chiều dọc thì có nếp. |
1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Mai vạn phúc là cây ưa bóng bán phần, các loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Có thể tỉa xén để duy trì kiểu dáng cho cây trở nên nhỏ gọn và đẹp hơn.
Cây có nguồn gốc từ châu Á, sau đó du nhập dần và trở nên phổ biến ở Việt Nam nhờ vẻ đẹp, phù hợp với các khuôn viên trong nhà.
1.3 Cách trồng và chăm sóc cây
Kỹ thuật chăm sóc cây cần được nắm bắt rõ ràng và cụ thể để đảm bảo cho cây được phát triển tốt, khỏe đẹp và ra hoa quanh năm. Cụ thể:
- Chọn nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghép cành thường được sử dụng. Cần lựa chọn cành chiết ghép thật sự khỏe mạnh đã ra hoa được 1- 2 năm. Đặc biệt nên chọn cành bánh tẻ.
- Chọn loại đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt do cây ưa sáng có khả năng chịu bóng bán phần để đảm bảo cho sự phát triển của cây luôn tươi tốt.
- Cần tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng, nhằm cung cấp đủ nước cho nhu cầu phát triển của cây.
- Kiểm tra sâu bọ thường xuyên để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Cắt tỉa cành thường xuyên để cây có thể ở dạng hình bụi tròn nhìn rất bắt mắt ở trong không gian sống.
2 Tác dụng của Mai Vạn Phúc
2.1 Làm cảnh
Cây Mai vạn phúc với vẻ đẹp thanh thoát phù hợp để trồng làm cảnh, trồng nền. Bên cạnh đó cây giúp không khí trong lành. Cây có ý nghĩa phong thủy rất tốt nên được ưa chuộng và trồng phổ biến ở nhiều nơi.
Tuy hình dáng nhỏ gọn, mai vạn phúc vẫn có thể toát lên vẻ sum suê, um tùm, vậy nên cây được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh trong nhiều công trình.
Tại các công viên, bệnh viện, trường học, khu đô thị, khu công nghiệp… có thể bắt gặp người ta trồng cây thành bụi, làm đường viền, lối đi hay hàng rào trang trí.
Bên cạnh đó, người ta còn trồng cây tại các cổng, bờ tường, hay trồng trong chậu để trang trí trong nhà, ban công hay sân vườn.
2.2 Thanh lọc không khí
Không chỉ dùng làm cảnh, cây mai vạn phúc cũng có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và giúp môi trường sống được trong lành và tươi mát nhờ những tán lá xanh và rậm rạp.
2.3 Làm thuốc
Trong đông y, mai vạn phúc đã được ghi chép lại công dụng cũng như các bài thuốc từ các bộ phận của cây trong điều trị rối loạn đường ruột, chống viêm, giảm lở lở miệng, trị bệnh ngoài da… Tuy nhiên, về liều dùng cũng như cách áp dụng người dùng cần tuân thủ và hỏi ý kiến của chuyên gia tư vấn.
3 Tài liệu tham khảo
Tác giả Raj Chanchal và cộng sự, ngày đăng báo năm 2015. Tabernaemontana divaricata leaves extract exacerbate burying behavior in mice, pmc. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.