Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (Nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Gentianales (Long đởm) |
Họ(familia) |
Apocynaceae (Trúc đào) |
Chi(genus) |
Wrightia (Lòng mức) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Wrightia religiosa (Teijsm. et Binn.) Hook.f. |
Mai chiếu thủy là một loại cây được ưa chuộng hiện nay với ý nghĩa phong thủy mang đến tiền tài, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, loại cây này cũng có một số tác dụng trong y học. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Mai chiếu thủy.
1 Mô tả thực vật
Cây Mai chiếu thủy có tên khoa học là Wrightia religiosa (Teijsm. et Binn.) Hook.f., thuộc chi Lòng mức (Wrightia), họ Trúc Đào (Apocynaceae). Mai chiếu thủy còn có các tên gọi khác như Mai chiếu thổ, Mai trúc thủy.
Mai chiếu thủy là cây thân gỗ, nhánh cây dài và có lông mềm. Lá cây có hình trái Xoan, thuôn dài giống như ngọn giáo, nhọn về phía đỉnh, có góc ở gốc, là của hai mặt khác màu, kích thước của lá dài khoảng 3-6cm, rộng 2-3cm. Các lá đài hình trứng, có đường kính khoảng 1,5 mm.
Hoa có màu trắng, có mùi thơm đặc trưng, mọc thành xim dạng ngù ở đầu ngọn các nhánh, thường hoa có 5 cánh và có hình dạng tương đối giống với hoa mai. Khi hoa nở, nó có mọc phía hướng xuống mặt đất, do đó được gọi là chiếu thủy . Mỗi hoa cho ra 2 quả đại hình thuôn dài, mũi nhọn ở đỉnh, có màu nâu đen và có khía dọc, kích thước quả dài 11–13cm, rộng 3-4mm. Hạt hình dải có chùm lông màu trắng. Mai chiếu thủy là loài cây cho hoa quanh năm, tuy nhiên cũng đòi hỏi người trồng cần cắt tỉa cành để tập trung dinh dưỡng cho cây ra hoa.
2 Phân bố, thu hái, chế biến
2.1 Phân bố
Cây Mai chiếu thủy có xuất xứ từ miền Đông Dương, phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Philipine.
Ở Việt Nam, Mai chiếu thủy được trồng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
2.2 Thu hái, chế biến
Các bộ phận được thu hái là lá, hoa, rễ cây. Chúng có thể được dùng sống hoặc kết hợp với trà.
3 Cây Mai chiếu thủy có những loại nào?
Cây Mai chiếu thủy loại nào quý nhất? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian trồng, dáng cây,… Mai chiếu thủy lá trung hiện nay là loài được nhiều nhà vườn săn đón do khi hoa nở có mùi thơm đặc trưng.
3.1 Cây Mai chiếu thủy lá nhỏ
Mai chiếu thủy lá nhỏ hay còn gọi là Mai chiếu thủy lá kim giòn, có dạng lá thon, dài, có màu xanh đậm, mỏng hơn so với 2 loại còn lại. Hoa của dạng cây lá nhỏ sẽ có kích thước tương tự với dạng cây lá trung tuy nhiên số lượng hoa nở trong mùa của nó sẽ nhiều hơn so với cây dạng lá trung. Ngoài ra thời gian nở của loại này sẽ kéo dài hơn so với những loại khác. Cây Mai chiếu thủy lá nhỏ biểu hiện cho sự thanh mảnh và sang trọng.
3.2 Cây Mai chiếu thủy lá trung
Lá của cây Mai chiếu thủy loại này thường dài, bầu, có màu xanh đậm và có phần dày hơn so với các loại khác. Về phần hoa, hoa cây dạng trung sẽ to hơn so với cây dạng lá nhỏ và nhỏ hơn cây dạng lá lớn. Khi hoa nở thường có mùi thơm nồng hơn. Đây cũng là loại cây được mọi người săn đón nhất trong 3 loại Mai chiếu thủy.
3.3 Cây Mai chiếu thủy lá to
Lá của loại lá lớn sẽ có hình dáng khá giống lá mai. Tuy nhiên kích thước lá sẽ không lớn bằng lá cây mai bình thường. Loại cây lá lớn sẽ nở ra bông hoa giống bông hoa mai, hoa của loại lá lớn thường sẽ có 5 cánh và nó thường hướng xuống đất.
4 Cây Mai chiếu thủy có công dụng gì?
4.1 Dùng làm cây cảnh
Dân chơi cây kiểng miền Nam chắc hẳn không còn xa lạ với câu ” nhất kim, nhì nguyệt, tam cần, tứ mai”. Câu này có ý nghĩa là 4 loại cây cảnh đáng chơi nhất, đẹp nhất, xếp theo thứ tự là kim quýt, nguyệt quế (cây nguyệt quới), cần thăng và mai chiếu thủy. Mai ở câu nói trên là Mai chiếu thủy, không phải mai vàng hay mai tứ quý.
Ý nghĩa phong thủy của cây Mai chiếu thủy: Đây là loài cây được biết đến với biểu tượng phát triển bền vững và tài lộc. Do đó nó thường được sử dụng làm cây cảnh với niềm tin sẽ mang đến tiền tài, may mắn cho gia chủ. Nó cũng được sử dụng làm món quà tân gia hoặc quà ngày lễ Tết với ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
Nhiều gia đình thắc mắc rằng Cây mai chiếu thủy hợp với tuổi nào? Thực ra tuổi nào cũng có thể trồng cây Mai chiếu thủy, tuy nhiên theo ý ngũ hành, thì Thủy sinh Mộc, do đó người có mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy sẽ hợp trồng loại cây này.
4.2 Dùng làm thuốc
Ngoài tác dụng làm bonsai cây cảnh. Mai chiếu thủy còn được sử dụng để làm thuốc. Rễ của loại cây này từ lâu đã được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, còn lá của cây có khả năng giảm đau và hạ huyết áp.
Ngoài ra hoa của chiếu mai thủy cũng có thể được sử dụng làm trà giúp an thần, ngủ ngon.
5 Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu trên tạp chí South African Journal of Botany được đăng vào tháng 1 năm 2019, Mai chiếu thủy có hoạt tính chống oxy hóa ở nghiên cứu in vitro với tác dụng ức chế tyrosinase và quá trình tự oxy hóa DOPA của từ chiết xuất etanolic của quả và lá.
Mời quý bạn đọc xem thêm về cây Cần thăng: Cây Cần Thăng – Dược liệu dân gian với ứng dụng trong điều trị tâm thần
6 Hình ảnh cây Mai Chiếu Thủy đẹp
6.1 Mai chiếu thủy bonsai đẹp ở Việt Nam
Dưới đây là hình ảnh những cây Mai chiếu thủy đẹp nhất:
6.2 Hình ảnh cây Mai Chiếu Thủy gốc to
7 Tài liệu tham khảo
Tác giả P. Klomsakul và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2019), In vitro antioxidant activity, inhibitory effect of tyrosinase and DOPA auto-oxidation by Wrightia religiosa extracts, South African Journal of Botany. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2024.