Lộc Vừng (Cây Chiếc, Tam Lang – Barringtonia acutangula)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Ericales (Đỗ quyên)

Họ(familia)

Lecythidaceae (Lộc vừng)

Chi(genus)

Barringtonia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Barringtonia acutangula Gaertn.

Danh pháp đồng nghĩa

Barringtonia luzonensis (Presl) Vidal

Lộc Vừng (Cây Chiếc, Tam Lang - Barringtonia acutangula)

Lộc vừng thuộc dạng cây to, chiều cao từ 8 đến 10 mét. Những cành cây khi già sẽ có vỏ màu nâu đen. Vỏ thân của cây Lộc vừng được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Barringtonia acutangula Gaertn.

Tên đồng nghĩa: Barringtonia luzonensis (Presl) Vidal

Tên gọi khác: Cây vừng, Ngọc nhị, Cây chiếc, Tam lang.

Họ thực vật: Lộc vừng Lecythidaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Lộc vừng thuộc dạng cây to, chiều cao từ 8 đến 10 mét. Những cành cây khi già sẽ có vỏ màu nâu đen.

Lá của cây lộc vừng như thế nào? Lá cây mọc so le, thường mọc tập trung ở đầu cành gần giống như mọc vòng. Phiến lá dày, về mặt nhẵn, có dạng hình bầu dục thuôn, gốc lá thắt lại, đầu nhọn hoặc tù. Phiến lá có chiều dài khoảng 5-12cm, chiều rộng từ 3 đến 8cm. Mép lá có khía răng nhỏ và đều. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới của lá có màu nhạt hơn. Cuống lá ngắn, thường có màu đỏ.

Cụm hoa mảnh, mọc từ đầu cành, cụm hoa mọc thõng xuống mặt đất tạo thành bông có chiều dài khoảng 40cm hoặc hơn. Hoa có màu đỏ nhạt. Đài ống hình chuông, tràng 4 cánh mỏng, rụng sớm. Chỉ nhị và vòi nhụy màu đỏ thẫm. Bầu hình trứng, gồm 2 ô.

Quả có dạng quả thuôn hoặc hình bầu dục, chiều dài khoảng 2,5 đến 3cm, có 4 cạnh lồi, cạnh xẻ dọc, mỗi quả gồm 1 hạt.

Mùa hoa của cây Lộc vừng là vào tháng 7, mùa quả vào tháng 9.

Dưới đây là hình ảnh cây Lộc vừng

Cây Lộc vừng
Cây Lộc vừng

1.2 Cây lộc vừng có mấy loại?

Tùy thuộc vào đặc điểm phân bố, hình thái mà người ta phân thành nhiều loại Lộc vừng khác nhau, dưới đây là một số loại điển hình:

  • Lộc vừng Trung Quốc (tên khoa học là Aleurites fordii).
  • Lộc vừng Ấn Độ (tên khoa học là Aleurites moluccanus).
  • Lộc vừng đỏ (tên khoa học là Aleurites montana).

1.3 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ thân, rễ, quả.

Thời điểm thu hái: Vỏ thân thu hái quanh năm.

Chế biến: Vỏ thân phơi khô, rễ và quả của cây dùng tươi.

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

1.4 Đặc điểm phân bố

Chi Barringtonia Forst trên thế giới có khoảng 45 loài, chủ yếu là các loại cây gỗ và cây bụi được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Tại nước ta, chi này có khoảng 14 loài.

Lộc vừng là cây thuộc vùng nhiệt đới của châu Á, được tìm thấy ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam.

Tại nước ta, Lộc vừng phân bố rải rác ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du, hoặc đồng bằng như Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình,…

Lộc vừng thuộc loại cây gỗ thường xanh, mọc ở những khu vực ven rừng ẩm hoặc gần bờ nước. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, quả khi chín sẽ rơi xuống nước, chỉ những quả rơi trên mặt đất mới có cơ hội nảy mầm.

Cây có khả năng tái sinh khỏe, những cây sau khi bị chặt vẫn có thể tái sinh chồi non.

Gốc cây sau khi bị mất rễ vẫn có thể sống và phát triển được ở trong môi trường có đủ nước, do đó, loại cây này thường được trồng để làm cảnh (bonsai).

Mặt dưới lá
Mặt dưới lá

2 Thành phần hóa học

Quả của cây chứa:

  • Protein chiếm 6,31%.
  • Chất béo chiếm 0,35%.
  • Đường chiếm 1,33%.
  • Tinh bột chiếm 4,08%.
  • Tanin chiếm 2,26%.
  • Saponin.

Hạt chứa Glucosid triterpenoid, Saponin.

3 Công dụng của cây Lộc vừng

3.1 Tính vị, tác dụng

Theo kinh nghiệm của nhân dân thì vỏ thân của cây Lộc vừng có tác dụng săn se.

Các tài liệu nước ngoài cho rằng, rễ cây có vị đắng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, gỗ của cây Lộc vừng có tính chất cầm máu.

Mặt trên lá
Mặt trên lá

3.2 Công dụng

Vỏ thân được sử dụng để làm thuốc chữa đau bụng, sốt, tiêu chảy với liều dùng được khuyến cáo là 8-16g sắc lấy nước uống.

Quả của cây Lộc vừng khi còn xanh đem ép lấy nước uống, bôi lên những vùng da bị chàm để chữa bệnh. Có thể nghiền nhỏ để ngâm với rượu, ngậm trong các trường hợp bị đau răng (lưu ý không được nuốt).

Quả và rễ của cây còn được dùng để làm duốc cá bằng cách giã nhỏ.

Nhân dân Campuchia sử dụng vỏ thân của cây để sắc nước uống trong trường hợp tiêu chảy, sốt rét, lậu. Giã nát vỏ thân đắp lên vết thương hoặc dùng nước sắc bôi lên vết thương trong các trường hợp bị côn trùng độc cắn. Gỗ cây mài với nước dùng trong các trường hợp rong kinh.

Nhân dân Philippin sử dụng vỏ thân cây trong trường hợp bị vết thương. Hạt của cây được dùng làm duốc cá.

Nhân dân Ấn Độ sử dụng quả và hạt đem giã nát, sau đó đắp lên vùng ngực khi bị cảm lạnh hoặc đắp lên bụng trong trường hợp bị đau bụng và đầy hơi.

4 Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Có nên trồng cây Lộc vừng trước nhà? Ý nghĩa trong phong thủy của cây Lộc vừng?

Trong phong thủy, cây Lộc vừng tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Việc trồng cây Lộc vừng trước nhà giúp gia chủ gặp được nhiều may mắn, công danh sự nghiệp thăng tiến.

4.2 Giá cây Lộc vừng bonsai là bao nhiêu?

Giá cây Lộc vừng bonsai có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng 1 cây tùy thuộc vào số năm tuổi cũng như dáng của cây.

5 Hình ảnh các thế cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp

Cây lộc vừng
Cây lộc vừng
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp

 

Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp
Hình ảnh cây Lộc vừng bonsai dáng đẹp

6 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Lộc vừng, trang 176-177. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.

Để lại một bình luận