Lá Khôi (Ardisia silvestris)

Lá Khôi (Ardisia silvestris)

Lá Khôi được biết đến khá phổ biến với công dụng chữa đau dạ dày, kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Khôi.

1 Giới thiệu về cây Khôi

Khôi hay còn được gọi là Khôi tía, Cơm nguội rừng, tên khoa học là Ardisia silvestris Pit., thuộc họ Đơn nem – Myrsinaceae.

1.1 Hình ảnh cây lá khôi tía, trắng

Cây nhỏ cao tới 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn hoặc các nhánh bên; phiến lá thon dài 15-20cm, rộng 6-10cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm dài 10-15cm, màu trắng pha hồng tía, gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ.

Cây lá Khôi - Vị thuốc chữa dạ dày và đau bụng hiệu quả
Hình ảnh cây lá khôi

1.2 Lá khôi có mấy loại

Cây khôi được chia thành 2 loại đó là khôi tía (còn gọi là khôi nhung) và khôi trắng. Cả 2 loại này đều có chung công dụng dược lý là điều trị bệnh viêm dạ dày rất hiệu quả. Điểm khác biệt là lá khôi tía có màu tím và lông nhỏ mịn ở mặt dưới, mặt trên là màu xanh.

1.3 Thu hái và chế biến

Bộ phận của cây được sử dụng: Lá, rễ – Folium et Radix.

Thời điểm thu hái lá là vào mùa hè-thu, sau đó phơi khô và ủ trong bóng râm.

Cây lá Khôi - Vị thuốc chữa dạ dày và đau bụng hiệu quả
Bộ phận cây khôi

1.4 Đặc điểm phân bố

Cây mọc trong rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh, thường mọc ở nơi có đất ẩm và nhiều mùn, ven suối, độ cao từ 400 đến 1500 mét. Cây ra hoa vào tháng 4-6 và có quả từ tháng 9 đến tháng 12. Cây phân bố ở nhiều tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng.

2 Thành phần hóa học

Chiết xuất Ethanol từ lá Khôi đã được sử dụng để phân lập một số hợp chất gồm tanin, glucosid, một alkaloid và bốn dẫn xuất cyclohexylethanol, 2-methylpyridin-3-ol, rengyol, isorengyol, trans -1-[2-(acetyloxy) ethyl]-cyclohexane-1,4-diol và cleroidicin B.

Cây lá Khôi - Vị thuốc chữa dạ dày và đau bụng hiệu quả
Lá khôi

3 Công dụng – Tác dụng của cây lá Khôi

3.1 Tác dụng dược lý 

Ardisia silvestris là một loại dược liệu truyền thống được sử dụng ở Việt Nam và một số nước khác. Trong nghiên cứu, As-EE được phát hiện có thể ngăn ngừa lão hóa da và chết tế bào do tia cực tím cũng như tăng cường tác dụng rào cản của da. As-EE không có tác dụng có hại đối với các tế bào HaCaT và có khả năng loại bỏ gốc tự do vừa phải. As-EE còn tăng cường mức độ biểu hiện của axit hyaluronic synthase-1 và chất kết dính trong các tế bào HaCaT. Nghiên cứu còn cho thấy As-EE có tác dụng chống quang hóa bằng cách điều chỉnh protein kinase được kích hoạt bằng mitogen.

Cây lá Khôi - Vị thuốc chữa dạ dày và đau bụng hiệu quả
Cây lá khôi trắng, tía

3.2 Lá Khôi – Công dụng theo y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Lá có vị chua. Nước sắc lá Khôi có công dụng làm giảm độ acid của dạ dày.

3.2.2 Uống lá khôi nhiều có tốt không?

Các cư dân của vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá thường sử dụng lá Khôi để chế biến và sắc uống để chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh Hoá đã kết hợp lá Khôi (80g), lá Bồ Công Anh (40g), và lá Khổ sâm (12g) để chế biến sắc uống để chữa đau dạ dày, và có thể thêm lá Cam Thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác tại tỉnh Nghệ An cũng sử dụng lá Khôi để chữa đau dạ dày. Lá Khôi được sử dụng cùng với lá Vối và lá Hoè để nấu nước tắm cho trẻ em bị sài lở, hoặc giã với lá Vối để trộn với Dầu Vừng đắp nhọt cho trẻ. Các cư dân của dân tộc Dao sử dụng rễ cây Khôi thái nhỏ và phơi khô, sau đó ngâm trong rượu để uống, tốt cho máu, và sử dụng sắc uống để chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

Cây lá Khôi - Vị thuốc chữa dạ dày và đau bụng hiệu quả
Cách sử dụng cây lá khôi tươi chữa dạ dày

4 Bài thuốc từ lá Khôi

4.1 Cách sử dụng cây lá khôi tươi chữa dạ dày

Chuẩn bị lá khôi (10g lá khô hoặc 20g lá tươi), rửa sạch. Đun sôi lá tươi hoặc hãm lá khô, chờ nguội và uống vào buổi sáng.

4.2 Điều trị nổi mề đay do huyết trệ

Để chuẩn bị thuốc, cần lấy khôi tía (15g), cỏ nhọ nồi, Sài Đất, Kim Ngân Hoa (12g mỗi loại), Đương Quy vĩ, đan bì, Xích Thược (10g mỗi loại). Đem sắc thuốc uống, mỗi ngày một thang.

4.3 Điều trị thấp khớp

Để chuẩn bị thuốc, cần rễ gối hạc, Ké Đầu Ngựa (16g mỗi loại), lá khôi tía, lá bạc thau, lá đơn mặt trời (12g mỗi loại), dây kim ngân (10g) và lá thông (8g). Đem sắc chia làm 3 lần uống trước hai bữa ăn chính, cũng như trước khi đi ngủ.

4.4 Bài thuốc điều trị viêm phế quản và viêm họng

Để chuẩn bị thuốc, cần dùng bột nếp, Mật Ong lượng vừa đủ, lá khôi tía 100g. Băm nhỏ, nấu với 1 lít nước cho sôi, sau đó bỏ bã và đun cho nước sền sệt. Trộn đều với mật ong và bột nếp làm thành 20 viên. Mỗi ngày ngậm 2 viên, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.

4.5 Bài thuốc chữa ghẻ lở

Để chuẩn bị thuốc, lấy một nắm lá khôi nhung tươi, rửa sạch lá khôi rồi đun lấy nước. Pha loãng nước ở nhiệt độ vừa phải rồi dùng để tắm. Có thể ngâm rửa các vùng da bị ghẻ lở hoặc dùng bã lá độc lực chà xát trực tiếp vào vùng da bị bệnh.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Khôi trang 74 – 75, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2023.
  2. Tác giả Lei Huang và cộng sự (Đăng ngày 3 tháng 3 năm 2023). Antiphotoaging and Skin-Protective Activities of Ardisia silvestris Ethanol Extract in Human Keratinocytes, MDPI. Truy cập ngày 21 tháng 03 năm 2023.

Để lại một bình luận