Kim quýt (Kim quất – Triphasia trifolia)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Sapindales (Bồ hòn)

Họ(familia)

Rutaceae (Cam)

Chi(genus)

Citrus (Cam)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Triphasia trifolia (Burm. f.) P.  Wils

Kim quýt (Kim quất - Triphasia trifolia)

Cây Kim quýt là loài cây phổ biến ở nước ta, thường được sử dụng làm cây cảnh. Tuy nhiên nó cũng có ý nghĩa trong y học cổ truyền. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Kim quýt.

1 Giới thiệu về cây Kim quýt

1.1 Tên khoa học của cây Kim quýt

Cây Kim quýt có tên khoa học: Triphasia trifolia (Burm. f.) P.  Wils, thuộc họ Cam – Rutaceae.

Cây Kim quýt còn có tên gọi khác là cây Kim quất. Nó được được tìm thấy từ những năm 1784.

Hình ảnh cây Kim quýt
Hình ảnh cây Kim quýt

1.2 Mô tả thực vật

Cây Kim quýt là cây gỗ nhỏ, thân gỗ, có nhiều nhánh, chiều cao thân cây từ 1 – 3m, phân cành ngay sát gốc, có gai nhọn hướng lên. 

 Kích thước thân có  thể to đến 70-80cm thậm chí còn to hơn. Ở Việt Nam, các cây làm bonsai có hoành 40-70cm.    

Lá: mọc kép với 3 lá phụ. 

Hoa: Hoa có màu trắng, mùi thơm đặc trưng, cụm hoa có chứa 1- 3 bông hoa, mọc từ nách lá.

Quả: có hình tròn, màu đỏ mọng, có thể ăn được, khi ăn có vị chua.

2 Phân bố, thu hái, chế biến

2.1 Phân bố

Cây Kim quýt thường xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

2.2 Thu hái, chế biến

Bộ phận được thu hái là lá, quả, rễ. Có thể được dùng sống hoặc nấu mứt, ngâm rượu,… để làm dược liệu. Cây Kim Quýt thường ra hoa vào mùa hè thu ở miền Bắc, miền Nam nắng quanh năm

3 Thành phần hoá học của cây Kim quýt

Thành phần hóa học của tinh dầu phân lập từ các bộ phận của Triphasia trifolia (Burm. f.) P. Wilson được phân tích bằng phương pháp thủy phân bằng sắc ký khí GC–MS. Thành phần chính được tìm thấy là β-pinene (64,36%), (+)-sabinene (8,75%), axit hexadecanoic (6,03%), α-limonene (4,24%) và p -cymene (2,73%). Tinh dầu từ T. trifolia cho thấy khả năng chống oxy hóa cao (94,53%), tác dụng tương đương với axit ascorbic (96,40%), được sử dụng làm mẫu đối chứng. 

4 Ý nghĩa phong thuỷ của cây Kim Quýt

Kim quýt là một trong những loại cây bonsai được trồng phổ biến ở Việt Nam, thuộc bộ tứ “nhất kim, nhì nguyệt, tam cần, tứ mai”, trong đó xếp theo thứ tự được ưa chuộng nhất là kim quýt, nguyệt quế, cần thăng và mai chiếu thủy. Cây kim quýt thường được sử dụng với ý nghĩa phong thủy mang đến tài lộc cho gia chủ, phát tài, phát lộc nhanh. Trái của cây kim quýt khi chín thường có màu đỏ mọng, được ví như những viên ngọc quý.

Kim quýt hoa nhỏ nhưng rất thơm, thường nở buổi trưa, thậm chí còn thơm hơn nguyệt quới. Do hoa nở không nhiều và nhanh tàn nên để chiêm nghiệm được hoa cần canh vào trưa.

Mời quý bạn đọc xem thêm về cây Mai chiếu thủy: Mai chiếu thủy – Cây cảnh được ưa chuộng có tác dụng trong y học

Cây Kim quýt hợp mệnh gì? là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi chọn loại cây này làm cây cảnh cho nhà mình. Đây là cây cảnh hợp mệnh thổ, đại diện cho tiền tài và may mắn

Ý nghĩa phong thuỷ của cây Kim Quýt
Ý nghĩa phong thuỷ của cây Kim Quýt
Cây Kim Quýt
Cây Kim Quýt mang lại may mắn và tiền tài
Cây Kim Quýt
Cây Kim Quýt bonsai đẹp
Cây Kim quýt được sử dụng làm cây cảnh
Cây Kim quýt được sử dụng làm cây cảnh
Cây Kim Quýt (Kim Quất)
Hình ảnh Cây Kim Quýt (Kim Quất) Bonsai trồng trong nhà

5 Cây Kim quýt có công dụng gì trong Đông y?

Điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp bằng cách sử dụng quả dùng làm mứt, nấu với siro hoặc ngâm rượu. Lá của Kim quýt có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, đau bụng hoặc các vấn đề ngoài da. 

6 Trái cây Kim Quýt ăn được không?

Cây Kim Quýt cho trái tròn màu đỏ bắt mắt, lại được trồng làm cảnh trong sân nhà nên rất dễ hấp dẫn trẻ con tò mò hái và ăn. Trái Kim Quýt có thể ăn được, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong Đông y còn dùng trái Kim Quýt để chữa đau dạ dày, chữa ho, trị nhiệt miệng…

7 Cách làm cây Kim Quýt ra trái

Người trồng cây cảnh có thể sử dụng các bước làm sau để kích cây Kim Quýt ra trái đẹp và nhanh: 

  • Đầu tiên, người trồng cần phải loại bỏ tất cả các cành thừa và đọt non trên cây để giúp cây tập trung vào việc phát triển quả.
  • Sau đó nên cắt giảm lượng nước cho cây trong vòng 3-4 ngày để cây hơi héo lá sẽ kích thích cây tập trung phát triển quả hơn.
  • Sau 3-4 ngày, người trồng cần àm sạch bỏ lá và tưới nước và tưới phân cho cây. Đây là giai đoạn quan trọng và không thể thiếu để giúp cây phát triển tốt và ra quả đậm chất dinh dưỡng.
  • Tiếp tục tưới nước hàng ngày và chăm sóc bình thường cho cây.
  • Sau khoảng 45 đến 50 ngày bắt đầu kích trái, cây Kim Quýt sẽ nảy hoa và trái non. Đây là lúc quả đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất, do đó bạn cần chăm sóc cây thật tốt để quả phát triển đầy đủ dinh dưỡng.
  • Đến ngày thứ 75 đến 80, trái bắt đầu chuyển sang màu đỏ. Đây là thời điểm có thể thu hoạch quả và thưởng thức hương vị tuyệt vời của Kim Quýt.

8 Bài thuốc có chứa cây Kim quýt

8.1 Bài thuốc điều trị đau dạ dày

Dùng 10 trái Kim quýt, đun bằng nồi đất, lấy nước cốt sau khi bỏ bã, sử dụng mỗi ngày 3 lần trong vòng 10 ngày.

8.2 Bài thuốc điều trị ho

Dùng 10 trái Kim quýt cắt làm đôi sau đó chưng với đường phèn, hấp cách thủy cho chín. Lấy nước cốt và dùng trong 10 ngày, mỗi ngày 2 lần

8.3 Bài thuốc điều trị mụn trứng cá

Dùng 500g Kim quýt, 20g Liên kiều, 20g Hạ Khô Thảo, 20g Hạt cau, 50g vỏ Quất chưng với 30ml Mật Ong. Mỗi lần sử dụng 15 – 20ml, mỗi ngày 3 lần với nước ấm.

8.4 Bài thuốc điều trị nhiệt miệng

Sử dụng 3-4 trái Kim quýt rửa sạch, bỏ hột, cắt làm đôi, 200ml nước sôi, chờ 5-10 phút, sau đó uống nước và ăn quả.

8.5 Bài thuốc điều trị loét tá tràng

Sử dụng 30g rễ Kim quýt, 150g bao tử heo, rửa sạch, nấu trong nồi đất, sau đó lấy nước và ăn bao tử heo.

9 Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam

Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh của cây Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Cây Kim Quýt dáng thác đổ
Cây Kim Quýt dáng thác đổ
Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Kim quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Cây Kim Quýt (Kim Quất)
Cây Kim Quýt (Kim Quất) bonsai trồng trong nhà mã đẹp
Cây Kim Quýt
Cây Kim Quýt bonsai trồng trong nhà
Cây Kim Quýt
Cây Kim Quýt bonsai cỡ nhỏ
Kim quýt song thụ
Kim quýt song thụ
Kim quýt cành rớt rất già
Kim quýt cành rớt rất già
Kim quýt dáng thác đổ
Kim quýt dáng thác đổ
Kim quýt lùn lực
Kim quýt lùn lực 
Kim quýt tàn chi mịn tít
Kim quýt tàn chi mịn tít
Kim quýt dáng thác đổ
Kim quýt dáng thác đổ
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh quả Kim Quýt
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp ở Việt Nam
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp
Nhãn
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp
Hình ảnh cây Kim Quýt bonsai đẹp
Cây Kim Quýt
Cây Kim Quýt
Cây Kim Quýt (Kim Quất)
Hình ảnh Cây Kim Quýt (Kim Quất) làm cảnh
Cây Kim quýt
Cây Kim quýt

 

Hình ảnh cây Kim quýt
Hình ảnh cây Kim quýt

10 Tài liệu tham khảo

Tác giả Beatriz E Jaramillo Colorado và cộng sự (Ngày đăng 27 tháng 6 năm 2012), Antioxidant and Repellent Activities of the Essential Oil from Colombian Triphasia trifolia (Burm. f.) P. Wilso, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.

Để lại một bình luận