1 Khinh phấn là gì?
Khinh phấn còn được gọi là Hồng phấn, Thủy ngân phấn, Cam phấn.
Tên khoa học của khinh phấn là Calomelas.
Điều chế khinh phấn bằng phương pháp thăng hoa, đây là một muối thủy ngân clorua có công thức là HgCl2.
Khinh phấn có thể được nhập từ nước ngoài hoặc được sản xuất trong nước.
2 Phương pháp chế biến
Phương pháp chế biến Khinh phấn từ thời xa xưa gồm các bước sau:
- Cân lấy 2,100kg Đảm phàn còn được gọi là đồng CuSO4.5H2O.
- Cân 1,8000kg muối ăn, 1,800kg nước sau đó trộn đều.
- Thêm 3,750kg thủy ngân, trộn đều.
- Thêm 10 bát đất đỏ, trộn đều để tạo thành một khối có độ ẩm vừa phải.
- Chia thành 10 phần, nặn thành 10 cục có dạng hình đầu.
- Sử dụng 10 nồi xếp các cục vào trong mỗi nồi và trát đất thịt kín bên ngoài.
- Đặt 10 nồi ở cạnh lò đun sau đó tiến hành đốt củi, để cho than đỏ nhưng không được có ngọn lửa sau đó cho nồi vào, vùi than lên các nồi và hầm trong khoảng thời gian là 22 tiếng, lấy ra, lúc này các tinh thể Khinh phấn sẽ bám quanh nồi và dùng lông gà để quét.
Ngày nay, phương pháp chế Khinh phấn đơn giản hơn nhiều, người ta cho thủy phân sulfat tác dụng với muối ăn hoặc cho thủy ngân nitrat tác dụng với muối ăn.
3 Thành phần hóa học
Thành phần chính của Khinh phấn là thủy ngân clorua.
4 Công dụng và liều dùng
Khinh phấn được sử dụng trong cả Đông y và Tây y.
4.1 Trong Đông Y
Khinh phấn có vị cay, tính lạnh, không có độc, có tác dụng trừ tích trệ và nhiệt kết trong dạ dày và trong ruột người bệnh, dùng trong các trường hợp thấp nhiệt, trị các chứng thủy thũng phong đàm.
Một số tác giả cho rằng, Khinh phấn có chứa độc tính cao, nếu sử dụng quá liều lượng khuyến cáo có thể gây nên tình trạng gân co, răng lung lay, nhức xương, chỉ nên sử dụng trong trường hợp không có thuốc khác. Nhận định này phù hợp với các nghiên cứu hiện nay hơn.
4.2 Trong Tây y
Tây y sử dụng Khinh phấn nhằm mục đích trừ giun, lợi tiểu, kích thích đi đại tiện, thông mật dưới dạng thuốc viên hay thuốc bột.
Liều dùng của thuốc phụ thuộc vào mục đích điều trị, cụ thể như sau:
- Thuốc tẩy: Liều từ 0,25 đến 0,50g, chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần cho bệnh nhân sử dụng 0,05g.
- Thuốc thông mật: Liều dùng từ 0,01 đến 0,02g mỗi ngày.
- Thuốc sát trùng: Liều dùng tương tự như thuốc thông mật, từ 0,01 đến 0,02g mỗi ngày.
- Thuốc tẩy giun: Liều dùng được tính theo độ tuổi của người bệnh, mỗi tuổi sử dụng 0,02 đến 0,03g.
Trong Tây y, Khinh phấn được xếp vào một loại thuốc nguy hiểm.
5 Bài thuốc sử dụng khinh phấn
5.1 Chữa trẻ con chốc đầu từ khinh phấn
Hòa Khinh phấn với nước hành, rửa sạch vùng da bị chốc đầu và tiến hành bôi nước khinh phấn lên vùng da bị bệnh.
5.2 Chữa phù thũng
160g Hắc sửu đem tán bột.
40g Nguyên hoa.
40g Đại kích sao giấm.
20g Than bì.
20g Trần Bì.
20g Binh lang.
20g Mộc Hương.
4g Khinh phấn.
80g Cam toại đem bọc bột mì nướng.
80g Đại hoàng.
Các vị đem tán nhỏ thành bột, mỗi lần dùng 4-8g, ngày dùng 1 lần vào buổi sáng khi bụng còn đói.
6 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Tất Lợi. Khinh phấn, trang 1042. Những Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2024.