Hoạt chất Kẽm Bisglycinate được biết đến trong lâm sàng nhằm mục đích bổ sung kẽm trong các trường hợp thiếu hụt kẽm. Trong bài viết bày, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Kẽm Bisglycinate
1 Tổng qua
1.1 Lịch sử ra đời
Kẽm là 1 vi chất rất quan trọng nhưng có tỉ lệ hấp thu rất thấp chỉ khoảng 10 – 20%. Do đó, để tăng cường hấp thu kẽm một cách hiệu quả hơn, kẽm cần gắn với một chất khác. Quá trình cộng hưởng này gọi là “chelated” kẽm. Chelated kẽm là việc sử dụng phân tử hữu cơ như acid amin hoặc axit hữu cơ được nạp điện tích để chúng có thể hút kẽm. Việc này làm tăng độ đậm đặc của kẽm trong phân tử. Hỗn hợp này gọi là muối kẽm hay là kẽm hữu cơ
Kẽm Bisglycinate là một loại chelate được dung nạp tốt và hấp thu tốt với cấu trúc tuần hoàn được hình thành bởi 1 phân tử Kẽm và 2 phân tử axit amin glycine
2 Đặc điểm hoạt chất
CTCT: Zn(C2H4NO2)2
Kẽm Bisglycinate là gì? Kẽm Bisglycinate là hợp chất chelate được hình thành từ glycine và kẽm có trọng lượng phân tử nhỏ và có thể được hấp thụ tổng thể. Đây là thế hệ phụ gia kẽm hữu cơ có hàm lượng kẽm cao 27% an toàn và hiệu quả mới với cấu trúc là một chelate kẽm hai axit amin điển hình. Hiệu suất hấp thu ở đường ruột của Kẽm Bisglycinate rất cao và không gây ra bất kỳ tương tác nào với các nguyên tố khác.
Trạng thái: dạng bột trắng
3 Tác dụng dược lý
3.1 Dược lực học
Kẽm hiện diện trong tất cả các mô cơ thể và cần thiết cho sự phân chia tế bào khỏe mạnh. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, chống lại các tổn thương gốc tự do và giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Khoáng chất này cũng có tác động lớn đến sự cân bằng nội tiết tố, vì vậy, vì lý do này, ngay cả một sự thiếu hụt nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hoặc tiểu đường
3.2 Cơ chế tác dụng
Khoáng chất này là thành phần thiết yếu của con đường truyền tín hiệu loại bỏ mầm bệnh. Nó giúp kiểm soát tình trạng viêm và ngăn ngừa phản ứng viêm tăng cao, bao gồm giải phóng các cytokine, cũng như tổn thương các mô.
Nó có chức năng phức tạp trong quá trình đáp ứng miễn dịch vì nó giúp cơ thể trở lại cân bằng nội môi.
Nghiên cứu cho thấy khoáng chất thiết yếu này có thể giúp phát triển các tế bào miễn dịch và can thiệp vào quá trình phân tử khiến chất nhầy và vi khuẩn tích tụ trong đường mũi. Kẽm ion, dựa trên điện tích của nó, có khả năng phát huy tác dụng kháng vi-rút bằng cách gắn vào các thụ thể trong tế bào biểu mô mũi và ngăn chặn tác dụng của chúng.
3.3 Dược động học
Kẽm Bisglycinate dễ dàng đi vào niêm mạc ruột và hấp thu nhanh chóng mà không cần trải qua quá trình tiêu hoá phức tạp. Nhờ có liên kết với acid amin glycine nên Kẽm Bisglycinate được hấp thu toàn vẹn vì vậy mà nó không cạnh tranh hấp thu với các vi chất khác tại đường ruột. Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm Động học Xenobiotics, Khoa Dược, Pháp đã chỉ ra rằng Kẽm Bisglycinate làm cho nồng độ kẽm trong máu cao hơn 43,3% so với sử dụng kẽm thông thường.Kẽm chelate hữu cơ bisglycinate hòa tan nhanh và ổn định trong độ pH có tính axit của dạ dày
4 Chỉ định – Chống chỉ định
4.1 Chỉ định
Thông thường, một chế độ ăn uống lành mạnh với đa dạng các loại thực phẩm giàu kẽm có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu kẽm cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể có nguy cơ bị thiếu kẽm nên cần bổ sung Kẽm Bisglycinate
- Trẻ sơ sinh và trẻ em
- Thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển
- Phụ nữ có thai và cho con bú
5 Ứng dụng trong lâm sàng
5.1 Chất phụ gia thực phẩm
Kẽm Bisglycinate chủ yếu được sử dụng làm phụ gia trong các sản phẩm từ sữa (sữa bột, sữa, sữa đậu nành, v.v.), đồ uống đặc, sản phẩm ngũ cốc tốt cho sức khỏe, muối và các thực phẩm khác.
5.2 Sản xuất thực phẩm bổ sung.
Zinc Bisglycinate có nhiều tác dụng quan trọng với sức khỏe con người:
- Kích thích vị giác: Thiếu kẽm dẫn đến giảm độ nhạy của vị giác, khiến chúng ta khó phân biệt được mùi vị thức ăn dẫn tới chán ăn, biếng ăn. Kẽm Bisglycinate sẽ kích thích chồi vị giác và các tế bào niêm mạc miệng tham gia vào quá trình cảm nhận và tiêu hóa thức ăn.
- Tăng cường miễn dịch, giảm ốm vặt: Kẽm bisglycinate làm tăng quá trình sản xuất bạch cầu – tế bào bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn, hỗ trợ phát triển tế bào.
- Tăng trưởng và chữa lành vết thương: Kẽm giúp tăng trưởng tế bào, sửa chữa mô để chữa lành vết thương và xây dựng protein cho cơ bắp.
- Duy trì sức khỏe tim mạch: Hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách hỗ trợ tuần hoàn khỏe mạnh, vì nó giúp điều trị huyết áp cao và mức cholesterol do động mạch bị tắc hoặc bị tổn thương. Điều này giải thích tại sao một phân tích tổng hợp cho thấy người trưởng thành bị suy tim có xu hướng có lượng kẽm thấp hơn so với những người có trái tim khỏe mạnh hơn.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Bổ sung kẽm làm giảm tỷ lệ các đợt tiêu chảy kéo dài trên 7 ngày, nguy cơ nhập viện, tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do tiêu chảy. Sử dụng tỷ lệ nhập viện do tiêu chảy như là thước đo gần nhất và thận trọng nhất có thể đối với tỷ lệ tử vong do tiêu chảy, kẽm trong điều trị tiêu chảy được ước tính giúp giảm 23% tỷ lệ tử vong do tiêu chảy.
6 Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần bổ sung kẽm mỗi ngày theo lượng như sau:
• Trẻ sơ sinh 0–6 tháng tuổi: 2mg/ngày
• Trẻ sơ sinh 7–12 tháng tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 1–3 tuổi: 3mg/ngày
• Trẻ em 4–8 tuổi: 5mg/ngày
• Trẻ em 9–13 tuổi: 8mg/ngày
• Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
• Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
• Phụ nữ có thai: 11–12mg/ngày
• Phụ nữ đang cho con bú: 12–13mg/ngày
6.1 Cách dùng
Uống kẽm đúng cách là bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều nguồn cung cấp kẽm khác nhau. Vì thế bạn cần lưu ý uống kẽm khi nào chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Chú ý xem chế độ ăn uống hàng ngày đã cung cấp bao nhiêu kẽm cho cơ thể và lượng bạn cần uống thêm là bao nhiêu.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Norelgestromin – Nội tiết tố được dùng để ngừa thai, ung thư vú
7 Tác dụng không mong muốn
Dùng kẽm bổ sung liều cao trong thời gian dài có thể cản trở sự hấp thụ các khoáng chất quan trọng khác của cơ thể , bao gồm cả đồng.
Tuy nhiên, nhờ công nghệ chelate hiện đại nên zinc bisglycinate tương thích với cơ thể, dễ dàng được hấp thu và ít bị cạnh tranh trong ruột. Do vậy, việc sử dụng kẽm bisglycinate sẽ giúp tránh khỏi các tác dụng phụ (nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa) trên Đường tiêu hóa như các dạng kẽm khác gây nên.
8 Tương tác thuốc
Cạnh tranh hấp thu với các khoáng chất khác
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Rifaximin là thuốc gì? Liều dùng và những lưu ý khi sử dụng Rifaximin
9 Thận trọng
Đặc biệt cẩn thận khi dùng các chất bổ sung mới nếu bạn đang dùng các loại thuốc như thuốc làm loãng máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai hoặc thuốc hóa trị để điều trị ung thư – hoặc nếu bạn đang mang thai.
10 Các câu hỏi thường gặp
10.1 Kẽm Bisglycinate là hữu cơ hay vô cơ?
Bisglycinate là kẽm hữu cơ có cấu trúc tuần hoàn được hình thành bởi 1 phân tử kẽm và 2 phân tử axit amin glycine. Kẽm Bisglycinate chỉ cần khoảng 15 phút để đi vào niêm mạc ruột và hấp thụ rất nhanh.
10.2 Kẽm Bisglycinate dùng được cho trẻ từ bao nhiêu tuổi?
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất là sữa mẹ. Với trẻ hơn 6 tháng tuổi thì có thể bổ sung Kẽm chelate hữu cơ Bisglycinate dự phòng hoặc theo chỉ định của bác sĩ
11 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của Kẽm Bisglycinate
So sánh kẽm Bisglycinate và kẽm gluconate:
Một nghiên cứu ngẫu nhiên, chéo được thực hiện trên 12 tình nguyện viên nữ sử dụng kẽm Bisglycinate và kẽm gluconate bằng đường uống với liều duy nhất 15 mg (7,5 mg x 2), với thời gian thải thuốc là 7 ngày giữa hai lần thử nghiệm. Nồng độ kẽm trong huyết thanh được phân tích bằng phương pháp quang phổ phát xạ quang học plasma kết hợp cảm ứng (ICP-OES) đã được xác nhận và C(max), T(max), và Diện tích dưới đường cong (AUC) đã được xác định. Kết quả cho thấy việc sử dụng bis-glycinate an toàn và dung nạp tốt và bis-glycinate làm tăng đáng kể Sinh khả dụng đường uống của kẽm (+43,4%) so với gluconate.
Một nghiên cứu trên Tạp Chí quốc tế về Vitamin và Dinh Dưỡng cho thấy khả năng hấp thu của Kẽm Bisglycinate đứng đầu so với các dạng kẽm khác như sau: Kẽm bisglycinate > Kẽm picolinate > Kẽm gluconate > Kẽm oxit.
12 Các dạng bào chế phổ biến
Kẽm Bisglycinate được bào chế dạng Dung dịch uống, viên nén, viên nang, viên ngậm… với các hàm lượng khác nhau như 25mg, 45mg,…
Các sản phẩm nổi tiếng chứa Kẽm Bisglycinate Trên thị trường hiện nay gồm Emysitol, Smartbibi zinc, Erekton ultra,…
13 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Peggy Gandia và cộng sự, ngày đăng Tháng 7 năm 2007, A bioavailability study comparing two oral formulations containing zinc (Zn bis-glycinate vs. Zn gluconate) after a single administration to twelve healthy female volunteers, Pubmed, truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2023.
2. Tác giả Marija Kusleikaite và cộng sự, ngày đăng năm 2003, The effect of zinc on endothelium-dependent relaxation of blood-vessels and on the ultrastructure of endothelial cells under immobilization stress, Pubmed, truy cập ngày 08 tháng 09 năm 2023.