Imipramin

Bài viết biên soạn dựa theo

Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ ba

Do Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2022

IMIPRAMIN 

Tên chung quốc tế: Imipramine. 

Mã ATC: N06AA02. 

Loại thuốc: thuốc chống trầm cảm ba vòng. 

1 Dạng thuốc và hàm lượng 

Imipramin thường được dùng uống dạng hydroclorid và embonat. Hàm lượng được biểu thị ở dạng hydroclorid. 

Viên nén, viên nén bao phim: 10 mg, 25 mg; 50 mg (dạng Imipramin hydroclorid). 

Viên nang: 75 mg, 100 mg, 125 mg, 150 mg (dạng Imipramin pamoat). 

Thuốc tiêm: 25 mg/2 ml (dạng imipramin hydroclorid). 

Dung dịch uống: 25 mg/5ml (dạng imipramin hydroclorid). 100 mg imipramin hydroclorid tương ứng với 149,8 mg imipramin embonat và 88,5 mg Imipramin. 

2 Dược lực học 

Imipramin là một thuốc chống trầm cảm ba vòng dẫn xuất dibenzazepin (dibenzodiazepin). Imipramin có tác dụng chống trầm cảm chủ yếu là do ức chế tái thu hồi serotonin và norepinephrin về màng trước synap của nơron thần kinh làm tăng nồng độ các chất này tại synap thần kinh. Mức độ ức chế tái thu hồi serotonin và norepinephrin tương đương nhau. Ngoài ra, imipramin cũng có tác dụng ức chế các receptor alpha adrenergic, cholinergic, serotoninergic và kháng histaminic. 

3 Dược động học 

Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, Sinh khả dụng khoảng 95%, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống khoảng 1 – 2 giờ và sau khi tiêm bắp khoảng 30 phút. Thuốc được phân bố rộng khắp các mô, qua được hàng rào máu – não, nhau thai và sữa mẹ. Thể tích phân bố trung bình khoảng 21 lít/kg; tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 86%. Imipramin chuyển hóa một phần Ở gan qua CYP2D6 thành desmethylimipramin (chất có hoạt tính) và các sản phẩm chuyển hóa khác. Thuốc thải trừ qua nước tiểu khoảng 80% và qua phân 20%, chủ yếu ở dạng chất chuyển hóa không có hoạt tính. Phần imipramin không chuyển hóa và chất chuyển hóa có hoạt tính desmethylimipramin thải trừ qua nước tiểu khoảng 5% và 6% tương ứng. Nửa đời thải trừ là 8 – 16 giờ. 

4 Chỉ định 

Các triệu chứng trầm cảm. 

đái dầm về đêm ở trẻ em. 

5 Chống chỉ định 

Mẫn cảm với imipramin hoặc mẫn cảm chéo với thuốc chống trầm cảm 3 vòng dẫn xuất dibenzodiazepin. 

Mới có nhồi máu cơ tim. Nghẽn tim hoặc loạn nhịp tim. Hưng cảm. Bệnh gan nặng. Glôcôm góc đóng. Trẻ em dưới 6 tuổi. Bí tiểu. Sử dụng đồng thời với IMAO hoặc trong vòng 3 tuần sau khi dừng IMAO. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

6 Thận trọng 

Người bệnh trầm cảm nặng và các trường hợp rối loạn tâm thần khác: Thuốc chống trầm cảm làm gia tăng ý nghĩ và hành vi tự sát ở trẻ em, thanh thiếu niên và những người trẻ (18 – 24 tuổi), vì vậy cần xem xét các nguy cơ trước khi kê đơn cho người bệnh. Trong quá trình điều trị, theo dõi chặt chẽ các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, những thay đổi bất thường về thái độ, các dấu hiệu trầm cảm nặng hơn hoặc ý định tự sát, đặc biệt trong 1 – 2 tháng đầu điều trị hoặc khi tăng, giảm liều. Khi người bệnh có dấu hiệu trầm cảm nặng hơn hoặc có ý định tự sát cần dùng thuốc và đổi thuốc khác. 

Người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực Làm cho bệnh cảnh làm sáng trầm trọng hơn hoặc đảo pha từ pha trầm cảm chuyển sang pha hưng cảm khi dùng imipramin. Do vậy, với những người bệnh đang có dấu hiệu trầm cảm cần được sàng lọc để chắc chắn người bệnh không có rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Với những người bệnh. có rối loạn cảm xúc lưỡng cực nên tránh liệu pháp đơn trị liệu. Sử dụng thận trọng với người bệnh có tiền sử động kinh hoặc có nguy cơ động kinh như tổn thương nào, nghiện rượu hoặc sử dụng đồng thời với các thuốc làm giảm ngưỡng động kinh. 

Imipramin có thể gây chóng mặt, buồn ngủ, làm giảm tỉnh táo. Khả năng buồn ngủ tăng lên khi phối hợp với các thuốc ức chế TKTW hoặc uống rượu. Vì vậy, dùng thận trọng imipramin cho người đang vận hành máy móc, tàu xe. Imipramin cũng cần sử dụng thận trọng với người bệnh có tiền sử tim mạch, bí tiểu, u tuyến tiền liệt, gió cầm góc đóng, rối loạn thị lực, táo bón, khô miệng, tắc ruột, cường giáp, đái tháo đường typ 2, người mắc các bệnh về gan, thận và người cao tuổi. 

7 Thời kỳ mang thai 

Imipramin qua được nhau thai. Đã có những báo cáo riêng về mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng và các ADR (rối loạn phát triển ) trên thai nhi. Không dùng thuốc này cho người mang thai. 

8 Thời kỳ cho con bú 

Imipramin được bài tiết vào sữa, có thể gây ADR kiểu atropin ở trẻ bú mẹ. Bởi vậy không dùng imipramin cho phụ nữ nuôi con bú hoặc không cho trẻ bú khi người mẹ dùng thuốc. 

9 Tác dụng không mong muốn (ADR) 

9.1 Thường gặp 

Thần kinh: run. 

Tim mạch: nhịp xoang nhanh, thay đổi ECG, 

Tiêu hóa (do kháng cholinergic): khô miệng, toát mồ hôi, táo bón, nhìn mở. 

Nội tiết: tăng cần. 

9.2 Ít gặp 

Toàn thân: nhức đầu, mệt mỏi. 

TKTW: chóng mặt, buồn ngủ, bồn chồn, mất phương hướng, ảo giác, lo lắng, kích động, rối loạn trí nhớ. 

Tiêu hóa: nôn, rối loạn tiêu hóa, khô miệng. 

Da: phản ứng da (phát ban, mày đay). 

Nội tiết và chuyển hóa: rối loạn ham muốn tình dục, bất lực hoặc xuất tinh bất thường. 

Tiết niệu: bí tiểu tiện.

9.3 Hiếm gặp 

TKTW: phản ứng ngoại tháp, rối loạn vận động, hội chứng Parkinson, dị cảm, động kinh, hội chứng serotonin. 

Nội tiết: giảm hoặc tăng năng tuyến giáp, tăng prolactin huyết, chứng vú to đàn ông, chứng tăng tiết sữa. 

Da: dát sẩn, chứng mụn mủ, phát ban, lupus ban đỏ. 

Gan: rối loạn chức năng, viêm gan, vàng da ứ mật. 

9.4 Rất hiếm gặp 

Thần kinh: hung hãn, suy nhược, triệu chứng ngoại tháp, chứng mất ngủ, rối loạn ngôn ngữ. Thay đổi EEG. 

Tim mạch: nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, co thắt mạch ngoại vi 

Mắt: tăng nhãn áp. 

Tiêu hóa: viêm miệng, tổn thương lưỡi, rối loạn vùng bụng, liệt ruột. 

Gan: viêm gan có kèm vàng da hoặc không. 

Da: nhạy cảm với ánh sáng, tăng sắc tố, ngứa, rụng tóc. 

Nội tiết và chuyển hóa: rối loạn đường huyết, rối loạn tinh dục, rối loạn cân bằng Hormon chống bài niệu. 

Quá mẫn: viêm dạ dày dị ứng, phản ứng phản vệ. 

Máu: mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu. 

9.5 Hướng dẫn cách xử trí ADR 

Phần lớn các ADR là những biểu hiện do thuốc ức chế thần kinh phó giao cảm. Giảm liều sẽ làm giảm hoặc mất các ADR này. Nếu xảy ra các ADR trên thần kinh và tâm thần nặng, cần ngừng thuốc. 

10 Liều lượng và cách dùng 

10.1 Trầm cảm 

Người lớn: Liều đầu tiên tới 75 mg/ngày, chia thành nhiều liễu nhỏ, sau đó tăng dần liều lên tới 150 – 200 mg/ngày (tối đa 300 mg/ngày cho trầm cảm nặng điều trị nội trú bệnh viện). Liều dùng cho 1 lần lúc đi ngủ có thể lên tới 150 mg. Khi triệu chứng được kiểm soát nên giảm liều, có thể dùng liều duy trì 50 – 150 mg/ngày 

Người cao tuổi: Liều khởi đầu 10 mg vào giờ đi ngủ; có thể tăng liễu dần đến 30 – 50 mg/ngày, tối đa 100 mg/ngày. 

Trẻ em: Không khuyến cáo dùng. 

10.2 Đái dầm ở trẻ em trên 6 tuổi

Trẻ em 6 – 8 tuổi (20 – 25 kg): 25 mg ngày, trẻ em 8 – 11 tuổi (25 – 35 kg): 25 – 50 mg/ngày, trẻ em trên 11 tuổi (35 – 54 kg): 50 – 75 mg/ngày.

Thuốc nên được uống ngay trước khi đi ngủ. Nếu dùng trong vòng 1 tuần mà không có hiệu quả thì có thể tăng liều thêm 25 mg/ngày; liều tối đa cho trẻ em dưới 12 tuổi là 2,5 mg/kg/ngày hoặc 50 mg/ngày, cho trẻ em trên 12 tuổi là 75 mg/ngày. Thời gian điều trị không quá 3 tháng. 

11 Tương tác thuốc 

11.1 Tương tác chống chỉ định và không nên kết hợp 

IMAO: Không được kết hợp imipramin với các IMAO hoặc trong vòng 3 tuần sau khi ngừng IMAO và ngược lại không dùng IMAO trong vòng 3 tuần sau khi ngừng imipramin, do xuất hiện hội chứng serotonin nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng (trụy tim mạch, tăng huyết áp kịch phát, sốt cao, co giật). 

Tránh sử dụng đồng thời imipramin với bất kỳ thuốc nào trong các thuốc sau: apraclonidin, Brimonidin, 123I, Nilotinib, sibutramin, tetrabenazin, Thioridazin, ziprasidon, artemether, dronedaron, xanh methylen, pimozid, quetiapin, quinin, toremifen, vandetanib, vemurafenib. 

11.2 Tương tác cần thận trọng khi phối hợp 

Imipramin làm tăng tác dụng và độc tính của các thuốc: Imipramin có thể làm tăng tác dụng và độc tính của rượu, các thuốc cường alpha1 và cường beta2 adrenalin, amphetamin, các thuốc kháng cholinergic, các thuốc ức chế TKTW; các cơ chất của CYP2D6; desnopressin; fesoterodin; nebivolol; NSAID (cả thuốc ức chế chọn lọc COX-2 và thuốc ức chế không chọn lọc), các thuốc gây kéo dài thời gian QT; quinidin; các chất điều biến serotonin; sulfonylurê; tamoxifen; tetrabenazin; thioridazin; tramadol; các thuốc kháng vitamin K; yohimbin; ziprasidon. 

Các thuốc làm tăng tác dụng và độc tính của imipramin: 

alfuzosin, altretamin, bubropion, cimetidin, cinacalcet, Ciprofloxacin, các thuốc ức chế CYP2C19, các thuốc ức chế CYP2D6, darunavir, dexmethylphenidat, duloxetin, gadobutrol, lithi, methylphenidat, nilotinib, pramlintid, propoxyphen, các chất ức chế Protease, quinidin, các chất ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin, sibutramin, tesbinafin, acid valproic. 

Imipramin làm giảm tác dụng của các thuốc: Các chất ức chế acetylcholinesterase, codein, 123I

Các thuốc làm giảm tác dụng của imipramin: Các chất ức chế acetylcholinesterase, các barbiturat, carbamazepin, các chất cảm ứng mạnh CYP2C19. 

12 Quá liều và xử trí 

Các triệu chứng ngộ độc cấp là các biểu hiện do tác dụng kiểu atropin của thuốc gây ra; tiếp theo là chóng mặt, mất thăng bằng, run, kích thích, sững sờ, hôn mê, giãn đồng tử, co giật, hô hấp bị ức chế vừa phải, rối loạn tim (loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền, hạ huyết áp, sốc tim). Điều trị ngộ độc cấp do quá liều bao gồm: đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp, rửa dạ dày chậm nhất là 12 giờ sau ngộ độc, cho uống than hoạt; dùng Diazepam (nếu có co giật), natri lactat (nếu có rối loạn dẫn truyền), xoắn đỉnh, lidocain (nếu rối loạn tính hưng phấn của tim) và dopamin (trong trường hợp có tụt huyết áp hay sốc tim). 

Cập nhật lần cuối: 2017. 

Để lại một bình luận