Hydroquinone (hay Quinone) là hoạt chất làm sáng da tại chỗ, được sử dụng để điều chỉnh sự đổi màu da liên quan đến rối loạn tăng sắc tố bao gồm nám, tăng sắc tố sau viêm, vết đen và tàn nhang. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Hydroquinone.
1 Hydroquinone là gì?
1.1 Quinone là gì?
Hydroquinone hay còn gọi là Quinone là một hoạt chất trong các sản phẩm có công dụng làm sáng da tại chỗ, nó được dùng để điều chỉnh sự đổi màu da liên quan đến rối loạn tăng sắc tố bao gồm nám, tăng sắc tố sau viêm, tàn nhang…
Danh pháp IUPAC: benzene-1,4-diol.
Các tên gọi khác của Hydroquinone là: 1,4-benzenediol; 1,4-Dihydroxybenzene; p-Benzenediol; p-Hydroquinone; p-Dihydroxybenzene; p-Dioxybenzene; Dihydroquinone; 1,4-Dihydroxy-benzeen;…
Tên “Hydroquinone” được đặt vào năm 1843 bởi Friedrich Wöhler.
1.2 Hình cấu tạo và đặc điểm cấu tạo
Hydroquinone có công thức phân tử là C6H6O2.
Khối lượng phân tử: 110,11 g/mol.
Cấu trúc:
Hydroquinone là một benzendiol bao gồm lõi benzen mang hai nhóm thế hydroxy para với nhau.
Trạng thái: Hydroquinone có dạng tinh thể màu trắng hay Dung dịch màu sáng, không mùi, có vị hơi đắng trong dung dịch nước.
Điểm sôi: 545 đến 549 °F ở 760 mmHg.
Điểm nóng chảy: 338 đến 340°F.
Độ hòa tan trong nước của Hydroquinone là 3,85 g/L ở 0 °C; 5,12 g/L ở 10°C; 5,40 g/L ở 15°C; 6,72 g/L ở 20°C; 8,76 g/L ở 30°C; 11,5 g/L ở 40°C; 25/9 g/L ở 60°C; 46,8 g/L ở 80°C; 66,4 g/L ở 100°C.
1.3 Phương pháp sản xuất
Trong công nghiệp, Hydroquinone được sản xuất theo 2 phương pháp chính như sau:
- Phương pháp 1: Phản ứng liên quan đến quá trình trao đổi hóa benzen cùng propen, với cơ chế tương tự với quy trình sản xuất cumene.
- Phương pháp 2: Hydroxyl hóa phenol.
Ngoài ra còn một số phương pháp sản xuất Hydroquinone khác nhưng ít được biết đến như ozzy hóa anilin bằng MnO2, tổng hợp Hydroquinone bằng cách oxy hóa nhiều loại phenol…
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Hydroquinone là chất làm sáng da không kê đơn cho các rối loạn tăng sắc tố như nám, tàn nhang, vết đen, tăng sắc tố sau viêm…
2.2 Cơ chế tác dụng
Hydroquinone làm giảm sản xuất sắc tố melanin thông qua việc ức chế enzyme tyrosinase, enzyme này tham gia vào bước đầu tiên của quá trình sinh tổng hợp sắc tố melanin.
Hydroquinone phải mất vài tháng mới có hiệu lực.
3 Chỉ định – Chống chỉ định
3.1 Những ứng dụng trong lâm sàng
Thuốc bôi Hydroquinone được dùng để bôi ngoài da, trong các sản phẩm thuốc không kê đơn hay mỹ phẩm nhằm làm sáng và đều màu da, nâng tone, cải thiện làn da xỉn màu, cải thiện và làm mờ nám, tàn nhang trên da, tái tạo cấu trúc da…
3.2 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc chứa Hydroquinone cho người quá mẫn hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
4 Liều dùng – Cách dùng
4.1 Liều dùng
Trong các sản phẩm dùng cho da, hàm lượng của hoạt chất này là Hydroquinone 4%, Hydroquinone 2%…
Khi sử dụng, bạn cần lấy lượng phù hợp, tùy thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất hay chỉ định của bác sĩ da liễu.
4.2 Cách dùng
Dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.
Bôi thuốc chứa Hydroquinone lê vùng da cần điều trị, thường là hai lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc chứa Hydroquinone chỉ dùng theo đường ngoài da.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Cefpirom: Cephalosporin thế hệ thứ tư – Dược thư Quốc Gia Viêt Nam 2022
5 Tác dụng không mong muốn
Có thể xảy ra hiện tượng bỏng nhẹ, châm chích, đỏ và khô da.
Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
Ngừng sử dụng Hydroquinone và báo cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm: phồng rộp, nứt da, da sẫm màu xanh đen.
Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với thuốc này rất hiếm. Tuy nhiên, hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt/ lưỡi /cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở…
6 Tương tác thuốc
Tương tác thuốc của Hydroquinone chưa được báo cáo đầy đủ, thông báo với bác sĩ tất cả những thuốc hay thực phẩm chức năng, mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng để được bác sĩ tư vấn cụ thể, loại trừ các nguy cơ tương tác thuốc có thể xảy ra.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Capreomycin: Kháng sinh điều trị lao – Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022
7 Thận trọng
Trước khi sử dụng, bôi một lượng nhỏ thuốc này lên vùng da không bị tổn thương và kiểm tra vùng đó trong vòng 24 giờ xem có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào không. Nếu vùng thử nghiệm bị ngứa , đỏ, sưng húp hoặc phồng rộp, không sử dụng sản phẩm này và liên hệ với bác sĩ của bạn. Nếu chỉ bị đỏ nhẹ thì có thể bắt đầu điều trị bằng sản phẩm này.
Trước khi sử dụng thuốc này , hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: bệnh hen suyễn, các tình trạng da khác (chẳng hạn như bệnh chàm, bệnh vẩy nến).
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo cũng như đường dùng các sản phẩm chứa Hydroquinone, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc này có thể làm cho vùng da được điều trị nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Tránh phơi nắng quá lâu, ngồi dưới lều bạt hay ánh đèn chiếu sáng. Sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo bảo hộ trên vùng da được điều trị khi ra ngoài trời.
Luôn kiểm tra hạn dùng và thể chất sản phẩm chứa Hydroquinone, không sử dụng sản phẩm đã hết hạn, hư hỏng.
Bảo quản: Sản phẩm chứa Hydroquinone nên được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ nên dưới 30 độ C, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Các câu hỏi thường gặp
8.1 Có nên sử dụng Hydroquinone cho trẻ em không?
Hydroquinone không được chỉ định cho trẻ nhỏ, vì vậy, bạn không nên sử dụng sản phẩm chứa Hydroquinone cho trẻ.
8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Hydroquinone không?
Trong thời kỳ mang thai, chỉ nên sử dụng thuốc chứa Hydroquinone khi thật cần thiết. Thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ của bạn, chỉ sử dụng nếu lợi ích vượt trội những nguy cơ có thể xảy ra.
Không biết Hydroquinone có đi vào sữa mẹ hay không. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
9 Hydroquinone có trong mỹ phẩm nào?
Hydroquinone đã được bào chế ở dạng kem, gel… để dùng ngoài da, hoạt chất này có thể được bào chế kết hợp với những thành phần khác như: Hydroquinone 4% + Tretinoin 0,05 để tăng hiệu quả sử dụng.
Các sản phẩm có chứa hoạt chất Hydroquinone (Quinone) trên thị trường hiện nay là Tri-Luma Cream 15g, Melacare 25g Ajanta, Obagi Nuderm Clear 3, Phil Domina, Melacare, Domina Krem, Sterogyl 2000000UI/100ml, Oilatum Soap Bar 100g,…
Hình ảnh
10 Nghiên cứu mới về cảnh báo của Hydroquinone
Tăng sắc tố: Tầm nhìn xa hơn về Hydroquinone
Tăng sắc tố da là khiếu nại phổ biến nhất ở nhóm tuổi 40-45, đang tìm kiếm sự tư vấn về các rối loạn về da. Hydroquinone là chất khử sắc tố thường được sử dụng trong thực hành lâm sàng để điều trị chứng tăng sắc tố. Việc sử dụng Hydroquinone kéo dài có liên quan đến nguy cơ ung thư và hiện tượng ochronosis ngoại sinh. Đạo luật CARES (Đạo luật hỗ trợ, cứu trợ và an ninh kinh tế do vi rút Corona) năm 2020 đã đưa ra những thay đổi đáng kể đối với các sản phẩm OTC có chứa Hydroquinone (không kê đơn) và do đó, nhiều sản phẩm OTC dựa trên Hydroquinone đã phải rút khỏi thị trường. Do đó, các sản phẩm có chứa Hydroquinone sẽ cần được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt thông qua các lộ trình ứng dụng thuốc mới để thương mại hóa. Các lựa chọn điều trị thay thế cho Hydroquinone trong thực hành lâm sàng được xem xét về tính an toàn và hiệu quả của chúng so với hydroquinone. Ngoài ra, các lựa chọn điều trị tiềm năng mới như Thiamidol, Polypodium leucotomos và Glutathione cũng được thảo luận. Đánh giá cho thấy các chất khử sắc tố thay thế này có thể được kết hợp hợp lý để đạt được mục tiêu điều trị mong muốn trong việc kiểm soát tình trạng tăng sắc tố.
11 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật: Ngày 23 tháng 09 năm 2023). Hydroquinone, NCBI. Truy cập ngày 25 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia Drugbank (Cập nhật: Năm 2023). Hydroquinone, Drugbank. Truy cập ngày 25 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Chuyên gia WebMD (Cập nhật: năm 2023). Hydroquinone Cream – Uses, Side Effects, and More, WebMD. Truy cập ngày 25 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Naseem Ahmad Charoo (Ngày đăng: Ngày 12 tháng 01 năm 2022). Hyperpigmentation: Looking beyond hydroquinone, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 09 năm 2023.