Hy Thiêm (Sigesbeckia orientalis L.)

Hy Thiêm (Sigesbeckia orientalis L.)

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, rối loạn kinh nguyệt, Hy thiêm được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Thuốc Gia Đình  xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Hy thiêm.

1 Cây Hy thiêm là cây gì?

Hy Thiêm còn có tên gọi khác là Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Cỏ cứt lợn, mọc ở các trảng cỏ, nương rẫy bỏ hoang, bên đường, ven rừng thưa, ở độ cao 50-1800m.

Tên khoa học của Hy thiêm là Sigesbeckia orientalis L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Dưới đây là hình ảnh cây Hy thiêm thảo.

Dược liệu Hy thiêm trong Dược điển Việt Nam 5 tập 2 có tên là Herba Siegesbeckiae.

Hình ảnh và hình vẽ mô tả Hy thiêm
Hình ảnh và hình vẽ mô tả Hy thiêm

1.1 Đặc điểm cây Hy thiêm

Cây là một loại thảo mộc lớn hàng năm, cao 30-40cm hoặc hơn. Thân cây cao và cứng, có các nhánh ngang và phân nhánh ở dưới và trên; thân và cành nhuốm màu tím, có lông và có lông tơ. Các lá mọc đối, dài khoảng 2,5–11 cm và rộng 1,5–7 cm, hình trứng tam giác, có răng cưa không đều và nhỏ hơn nhiều (các lá trên cùng nhỏ hơn nhiều và gần như toàn bộ) có lông mịn ở cả hai mặt, gốc hình nêm, 3 gân chính, cuống lá ngắn có cánh. 

Hoa đầu màu vàng, có cuống dài 1-2cm, những tia bên dưới màu đỏ. Lá bắc xếp thành 2 hàng, rất khác nhau; mặt ngoài dài hơn 1,3cm, hình thoi hoặc phiến tuyến tính, trải theo chiều ngang với các mép cong lại, mặt trên được bao phủ bởi các lông tuyến nhớt lớn; 5 lá bắc bên trong ngắn, hình thuyền, tù, có lông tuyến ở mặt sau, mỗi lá bắc bao quanh một trong các hoa tia. Hoa tia nói chung là năm hoa, có dây chằng uốn cong và đầu có ba răng. Quả bế hình trứng, 4-5 cánh, màu đen.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây trừ gốc rễ, gọi là Hy thiêm thảo (bộ phận trên mặt đất của cây Hy thiêm).

Thu hái vào tháng 4-6, khi trời khô ráo, lúc cây sắp ra hoa hoặc có ít hoa, cắt lấy phần thân trên cả lá khoảng 30-50cm, bỏ lá sâu hỏng, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12% ở nhiệt độ 50 độc C – 60 độ C, tránh để vỡ vụn. Khi dùng đem rửa sạch, ủ mềm, cắt đoạn, phơi hoặc sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Tại Việt Nam, cây có ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hòa Bình vào đến Kon Tum, Gia Lai, Bình Dương, Tây Ninh. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Indonesia đến châu Đại Dương.

2 Thành phần hóa học

Sesquiterpenoid Orientalide; Orientalide 4a; Orientalide 1b; Germacranolide; Melampolide; 8β- Isobutyryloxy-14-al-costunolide; 9α,15-Dihydroxy-8β-isobutyryloxy-14-oxo-melampolide; 8β-Isobutyryloxy-1β,10αepoxycostunolide; 9β-Hydroxy-8β-isobutyryloxy-1β,10αepoxycostunolide; 8β,9β-Dihydroxy-1β,10α-epoxy-11β,13-dihydrocostunolide; 14-Hydroxy-8β-isobutyryloxy-1β, 10αepoxycostunolide; 9β-Hydroxy-8β-isobutyryloxycostunolide; 14-Hydroxy-8β-isobutyryloxycostunolide; 9β,14-Dihydroxy-8βisobutyryloxycostunolide; 9β-Hydroxy-8βmethacrcryloyloxycostunolide; 15-Hydroxy-8β-isobutyryloxy-14-oxomelampolide; Orientin; Siegenolides A; Siegenolides B
Pimarenoid Ent-2β,15,16-trihydroxy-pimar-8(14)-ene; Ent-15,16-dihydroxy-2-oxo-pimar-8(14)- ene; Ent-15,16,18-trihydroxy-2-oxo-pimar-8 (14)-en; Orientalin A; Orientalin B; Ent-2α,15,16,19-tetrahydroxypimar-8 (14)-ene; Hythiemoside B; 7β-Hydroxydarutigenol; 9β-Hydroxydarutigenol; 16-O-Acetyldarutigenol; 15,16-Di-O-acetyldarutoside; 16-O-Acetyldarutoside; Ent-14β,16-epoxy-8-pimar-ene2α,15α,19-triol; Ent-14β,16-epoxy-8-pimar-ene-3β,15αdiol
Kaurenoid Siegesesteric acid
Chain diterpenoid 19-Acetoxy-12-oxo-10,11- dihydrogeranylnerol; 19-Acetoxy-15-hydroxy-12-oxo-13,14Edehydro-10,11,14,15- tetrahydrogeranylnerol
Flavonoid 3,7-Dimethylquercetin
Hợp chất khác Heneicosanol

==>> Xem thêm dược liệu cùng công dụng tại đây: Độc hoạt – Vị thuốc trị đau lưng, nhức chân tay và đau đầu hiệu quả

3 Tác dụng – Công dụng của Hy thiêm

3.1 Tác dụng dược lý

3.1.1 Hoạt tính chống viêm, giảm đau

Kirenol có trong chiết xuất Hy thiêm đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và giảm đau rõ rệt. 

3.1.2 Hoạt tính chống dị ứng và điều hòa miễn dịch

Chiết xuất Hy thiêm làm giảm sản xuất IgE phụ thuộc IL-4 trong toàn bộ tế bào lá lách được điều trị bằng lipopolysaccharid (LPS); cũng như làm giảm quá trình tạo IgE được kích hoạt bởi LPS cộng với IL-4 trong các tế bào B mang IgE của người U266B1.

Ngoài ra, chiết xuất cây này cũng ức chế sự tăng sinh tế bào lách do lipopolysacarit (LPS) và concanavalin A (Con A) trong ống nghiệm theo cách phụ thuộc vào nồng độ, giúp điều hòa miễn dịch.

3.1.3 Chống tăng acid uric máu

Các đặc tính chống tăng axit uric máu của chiết xuất etanol thô và phần butanol đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng mô hình chuột tăng axit uric máu do oxonate gây ra, với nồng độ axit uric huyết thanh và tác dụng ức chế xanthine oxidase (XO) trong gan chuột được đo. Phần BuOH được phát hiện là thành phần hoạt động quan trọng có tác dụng chống tăng axit uric máu. Các nghiên cứu in vivo về phần này cho thấy nồng độ axit uric huyết thanh giảm 31,4% và ức chế xanthine oxidase (XO) 32,7%.

3.1.4 Bảo vệ thần kinh

Chiết xuất Hy thiêm cho thấy khả năng cải thiện trí nhớ, giảm viêm thần kinh và hệ thống, cũng như ức chế các con đường gây viêm và giảm đáng kể quá trình phosphoryl hóa đám rối thần kinh tau ở vùng hải mã.

3.1.5 Chống ung thư

Chiết xuất Hy thiêm có tác dụng chống lại dòng tế bào ung thư nội mạc tử cung ở người RL95-2, A549 (ung thư phổi), Hep G2 (u gan), FaDu (ung thư biểu mô vảy hầu họng), ung thư cổ tử cung HeLa, MDA-MB-231 (ung thư vú) và LNCaP (ung thư tuyến tiền liệt).

Tác dụng của Hy thiêm
Tác dụng của Hy thiêm

3.2 Công dụng theo y học cổ truyền

Hy thiêm có tính lạnh, vị cay, đắng, quy kinh can, thận,có tác dụng khư phong trừ thấp, thông lạc, giáng huyết áp, giải độc, trấn thống. Chủ trị: Đau lưng, gối, xương khớp, mụn nhọt, chân tay tê buốt.

Trong đông y, cây Hy thiêm được dùng trong trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, rối loạn kinh nguyệt, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.

Liều lượng sử dụng: ngày dùng 9g – 12g dưới dạng thuốc sắc.

==>> Mời bạn đọc xem thêm dược liệu: Dây đau xương – Vị thuốc trị đau nhức xương khớp và hỗ trợ tiêu hoá

4 Các bài thuốc từ cây Hy thiêm (Hy thiêm thang)

4.1 Trị phong thấp, tay chân tê bại, buốt xương, lưng gối đau mỏi

Nguyên liệu: Hy thiêm 50g, Ngưu tất, Thổ Phục Linh mỗi vị 20g, Lá Lốt 10g.

Cách làm: Tán thành bột, uống ngày 3 lần, mỗi lần 10-15g.

Hoặc: Hy thiêm rửa sạch, phơi khô, tẩm rượu và Mật Ong, đồ lên rồi phơi, lại tẩm, đồ và phơi 9 lần, sấy khô, tán thành bột, luyện với mất thành viên hoàn, uống mỗi ngày 10-15g.

4.2 Trị sốt rét cơn lâu ngày, đờm đọng hoặc tức đầy không muốn ăn

Dùng Hy thiêm tươi giã nhỏ, chế nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống một chén (30ml), uống nhiều thì nôn ra đờm. 

4.3 Trị bại liệt nửa người 

Cao Hy thiêm uống với máu mào gà. Hoặc có thể tán thành bột, luyện thành viên bằng hạt ngô, uống mỗi 3-6 giờ sau khi ăn.

4.4 Trị tăng huyết áp

Nguyên liệu: Hy thiêm 8g, Ngưu tất, Thảo Quyết Minh, Hoàng Cầm, Trạch Tả mỗi vị 6g, Chi tứ, Long đờm thảo mỗi vị 4g.

Cách làm: Sắc uống một thang, hoặc dùng dạng chè thuốc.

4.5 Trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu, đau nhức khớp

Nguyên liệu: Hy thiêm, Ngưu Tất mỗi vị 16g, Thổ phục linh, Ké Đầu Ngựa, Cành dâu, Cà Gai Leo, Tỳ giải mỗi vị 12g, Lá lốt 10g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

Hy thiêm giúp chữa xương khớp hiệu quả
Hy thiêm giúp chữa xương khớp hiệu quả

4.6 Trị đau nhức khớp không nóng đỏ

Nguyên liệu: Hy thiêm, Thổ phục linh, Ké đầu ngựa, rễ Vòi voi mỗi vị 16g; Uy linh tiên, Tỳ giải, Ý dĩ, Cam Thảo nam mỗi vị 12g; Quế chi, Bạch Chỉ mỗi vị 8g. 

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

4.7 Trị bệnh chàm

Nguyên liệu: Hy thiêm, Hoàng bá, Ké đầu ngựa, Phù bình, Bạch tiên bì mỗi vị 12g; Thương truật, Phòng Phong mỗi vị 8g. 

Cách làm: Sắc lấy nước uống mỗi ngày.

4.8 Trị bệnh tổ đỉa

Nguyên liệu: Thổ Phục Linh 20g; Hy thiêm thảo, Ké đầu ngựa, Ý dĩ, Sinh Địa mỗi vị 16g; Tỳ giải, Cỏ Ngũ Sắc, Kim ngân, Kinh Giới, Cam thảo đất mỗi vị 12g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

4.9 Trị vảy nến

Nguyên liệu: Thổ phục linh, Hy thiêm, Kim Ngân Hoa, Ké đầu ngựa, Cam thảo đất mỗi vị 16g; Hòe hoa, Sinh địa, Cỏ ngũ sắc, Thạch cao mỗi vị 20g.

Cách làm: Sắc lấy nước uống.

5 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Ashoka Babu Vl và cộng sự (Ngày đăng tháng 2 năm 2022). A detailed review on Siegesbeckia orientalis, ResearchGate. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2023. 
  2. Nhận thức cây thuốc và dược liệu (Xuất bản năm 2021). Hy thiêm trang 179-180, Nhận thức cây thuốc và dược liệu. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2023.
  3. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Hy thiêm trang 1180-1181, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2023.
  4. Dược Điển Việt Nam 5 tập 2 (Xuất bản năm 2017). Hy thiêm trang 1206-1207, Dược điển Việt Nam 5 tập 2. Truy cập ngày 20 tháng 09 năm 2023.

Để lại một bình luận