Huyết thanh kháng độc tố uốn ván được sử dụng để dự phòng và điều trị uốn ván. Trong bài viết bày, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
1 Tổng quan
1.1 Lịch sử
Huyết Thanh Kháng Độc Tố Uốn Ván dựa trên huyết tương ngựa đã được sử dụng phổ biến từ những năm 1910, còn huyết tương được tinh chế từ người được sử dụng rộng rãi năm 1960.
Năm 1884, hai nhà khoa học Carle và Rattone đã tạo ra uốn ván ở động vật bằng cách dùng dịch mủ của một bệnh nhân tử vong do uốn ván. Cũng trong năm đó, Nicolaier cũng đã tạo ra được uốn ván ở động vật bằng cách tiêm chủng uốn ván vào mẫu đất.
5 năm sau (1889), Kitasato phân lập thành công virus và thấy được rằng nó có thể sinh ra bệnh nếu tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật, và loại virus này có thể được trung hòa bằng các kháng thể cụ thể.
Năm 1897, Nocard đã chứng minh được rằng việc sử dụng Antitoxin bằng đường tiêm chủng có thể được sử dụng để dự phòng và điều trị tình trạng này.
Đầu năm 1920, một phương pháp khử độc tố uốn ván bằng cách sử dụng Formaldehyde đã được nhà khoa học Ramon phát triển. Và 4 năm sau, phương pháp khử độc uốn ván do Descombey phát triển đã được sử dụng rộng rãi lần đầu tiên trên toàn thế giới.
1.2 Đặc điểm Huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Huyết thanh SAT là gì? Huyết thanh kháng độc tố uốn ván tinh chế tồn tại ở dạng Dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt. Sinh phẩm có nguồn gốc từ huyết tương của ngựa sau khi đã được tiến hành các biện pháp gây miễn dịch. Đến nay vẫn chưa có kháng thể đặc hiệu để kháng độc tố uốn ván.
2 Tác dụng dược lý
2.1 Dược lực học
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván tinh chế (SAT) không phải là vắc xin mà là một loại sinh phẩm y tế có chứa kháng thể đặc hiệu nhằm kháng lại độc tố của bệnh uốn ván. SAT được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân đã bị mắc uốn ván và dự phòng mắc khi người bệnh có các vết thương hở, hoặc bị động vật cắn trong môi trường không hợp vệ sinh.
Cơ chế tác dụng:
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván có khả năng tạo thành miễn dịch thụ động từ đó giúp chống lại bệnh uốn ván. Huyết thanh có nhiệm vụ trung hòa các ngoại độc tố do Clostridium tiết ra gây ảnh hưởng trên hệ thần kinh.
2.2 Dược động học
Chưa có nghiên cứu về dược động học của Huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
3 Chỉ định – Chống chỉ định
3.1 Chỉ định của Huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Sinh phẩm được chỉ định để dự phòng ở những người có các vết thương hở, bị động vật cắn trong môi trường kém vệ sinh có nguy cơ cao mắc uốn ván.
Dùng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân đã mắc uốn ván có xuất hiện các triệu chứng bệnh.
3.2 Chống chỉ định của Huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Không sử dụng cho người có tiền sử dị ứng với Huyết thanh kháng độc tố uốn ván có nguồn gốc từ huyết tương ngựa. Trong những trường hợp này cần chuyển sang huyết thanh có nguồn gốc từ người.
Chống chỉ định sử dụng cho thai phụ.
4 Ứng dụng trong lâm sàng
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván được sử dụng trong lâm sàng để dự phòng và điều trị uốn ván.
5 Liều dùng – Cách dùng
5.1 Liều dùng
Dự phòng:
- Sử dụng phương pháp Besredka: Tiên khoảng 0,1ml huyết thanh, sau đó chờ 30 phút, sau đó tiếp thêm vào người bệnh nhân 0,25ml nữa, chờ 30 phút. Nếu không thấy xuất hiện các phản ứng phụ thì tiêm hết liều còn lại trong 1 lần.
- Liều dự phòng thông thường ở cả người lớn và trẻ em là 1500 đvqt, bệnh nhân cần được tiêm sau khi bị thương càng sớm càng tốt.
- Có thể tăng liều lên gấp đôi ở những bệnh nhân có các vết thương có nguy cơ mắc uốn ván cao hoặc chậm trễ trong việc tiêm dự phòng.
Điều trị uốn ván:
- Liều điều trị tối ưu khi dùng cho bệnh nhân bị mắc uốn ván vẫn còn chưa được xác định, liều lượng khuyến cáo là khoảng 3000 – 6000 đvqt.
- Ở trẻ sơ sinh: Dùng 5000 – 10000 đvqt.
- Trẻ em và người trưởng thành: Dùng 5000 – 10000 đvqt, dùng ½ liều ở đường tiêm dưới da và ½ liều tiêm bắp.
5.2 Cách dùng
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván thường được dùng bằng đường tiêm bắp.
Cách đọc Test huyết thanh uốn ván: Cần pha loãng huyết thanh chuẩn bị tiêm với nước cất để thành dung dịch 1%, tiêm vào trong da bệnh nhân khoảng 0,1ml. Đợi 15 phút thì tiến hành đọc kết quả, nếu quần đỏ xung quang vị trí tiêm có kích thước dưới 1cm thì kết luận là âm tính và ngược lại.
==>> Xem thêm về hoạt chất: Capecitabin: Thuốc điều trị ung thư – Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022
6 Tác dụng không mong muốn
Tiêm huyết thanh uốn ván có hại không? Huyết thanh kháng độc tố uốn ván được xem là có độ an toàn cao. Tuy nhiên ở những bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, người sử dụng SAT nhiều lần có thể vẫn có nguy cơ dị ứng cao. Các phản ứng quá mẫn thường thấy như ngứa, nổi mề đay, choáng, viêm thận hoặc thậm chí là sốc phản vệ.
Các biểu hiện quá mẫn có thể xảy ra ngay sau khi dùng hoặc sau vài giờ dùng huyết thanh. Có những trường hợp xuất hiện các biểu hiện dị ứng sau 7 – 10 ngày tính từ thời điểm tiêm.
7 Tương tác thuốc
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván không gây ra tương tác với thuốc giải độc tố uốn ván cũng như giải độc tố uốn ván hấp thụ. Việc sử dụng biện pháp gây miễn dịch chủ động cần được thực hiện song song với biện pháp gây miễn dịch chủ động. Tuy nhiên, không được sử dụng 2 sinh phẩm cùng lúc, trên cùng 1 vị trí hoặc dùng cùng 1 ống tiêm.
Kháng thể SAT có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của nhiều loại Vắc xin sống, do đó việc dùng các vắc xin như: sởi, quai bị, rubella,… cần hoãn lại 3 tháng tính từ thời điểm dùng SAT.
Không gây ảnh hưởng đến các vắc xin dùng đường uống.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Chlorquinaldol – chỉ định điều trị nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn âm đạo
8 Thận trọng
Tìm hiểu kỹ bệnh sử dị ứng của bệnh nhân, chuẩn bị các loại thuốc, biện pháp chống sốc khi cần thiết.
Tiến hành thử phản ứng mẫn cảm trước khi tiêm Huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
Ở những người chưa dùng huyết thanh ngựa có thể dùng 1 lần hết 1 liều.
Ở những người có phản ứng quá mẫn (dương tính khi làm test phản ứng) thì cần tiến hành phương pháp Besredka.
Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng đến các thuốc chống dị ứng trước khi tiêm huyết thanh.
9 Các câu hỏi thường gặp
9.1 Xử trí khi quá liều của Huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Chưa có báo cáo về độc tính, cũng như việc sử dụng quá liều của Huyết thanh kháng độc tố uốn ván trên lâm sàng.
9.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Huyết thanh kháng độc tố uốn ván không?
Thai phụ: Không sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Bà mẹ cho con bú: Chưa có nghiên cứu chứng minh tính an toàn trên bà mẹ cho con bú, do đó tránh dùng sinh phẩm cho đối tượng này.
9.3 Tiêm huyết thanh uốn ván có tác dụng bao lâu?
Sau khi tiêm 5 mũi ngừa uốn ván tiêu chuẩn thì sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm. Sau 5 năm nếu bị các vết thương hở, vết cắn có nguy cơ cao thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi.
Nếu sau 5 – 10 năm lặp lại việc tiêm dự phòng thì hiệu quả ngừa uốn ván sẽ kéo dài đến hết đời.
10 Cập nhật thông tin về nghiên cứu mới của Huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Quản lý bệnh uốn ván ở người lớn tại đơn vị chăm sóc đặc biệt ở miền Nam Việt Nam
Uốn ván vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tuy nhiên cơ sở bằng chứng hướng dẫn quản lý căn bệnh này còn rất hạn chế.
Do đó, nhóm tác giả đã thực hiện 1 cuộc nghiên cứu đánh giá, nhằm đưa ra phương án quản lý bệnh uốn ván hợp lý tại miền nam Việt Nam.
Các tác giả đã mô tả các can thiệp lâm sàng và kết quả của 180 bệnh nhân người lớn ≥16 tuổi bị uốn ván đăng ký vào nghiên cứu quan sát tiền cứu tại một bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm ở miền Nam Việt Nam.
Bệnh nhân được điều trị theo một quy trình quản lý toàn diện bao gồm chăm sóc vết thương, thuốc kháng độc, kháng sinh, kiểm soát triệu chứng, kiểm soát đường thở, dinh dưỡng và các tiêu chí giảm leo thang.
Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 2,8%, với 90 (50%) bệnh nhân cần thở máy trong thời gian trung bình 16 ngày. Thời gian trung bình ở ICU là 15 (8-23) ngày. Rối loạn chức năng hệ thần kinh tự trị xảy ra ở 45 (25%) bệnh nhân. Nhiễm trùng bệnh viện xảy ra ở 77 (43%) bệnh nhân.
Kết luận: Có thể thấy việc điều trị có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong, bệnh nhân cần được theo dõi và tiến hành điều trị theo 1 phác đồ toàn diện.
11 Các dạng bào chế phổ biến
Huyết thanh kháng độc tố uốn ván được bào chế chủ yếu ở dạng thuốc tiêm. Tên biệt dược nổi tiếng nhất của Huyết thanh kháng độc tố uốn ván là Tetanea, Tetavax ngoài ra còn có SAT 1500UI,…
12 Tài liệu tham khảo
1.Tác giả Nguyễn Văn Hảo, Lâm Minh Yên, Trương Ngọc Trung và các cộng sự (đăng ngày 31 tháng 8 năm 2021), The management of tetanus in adults in an intensive care unit in Southern Vietnam, PubMed. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.
2.Tác giả chuyên gia Drug.com, Tetanus Immune Globulin (Monograph) (đăng ngày 22 tháng 8 năm 2023), Drug.com. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2023.