Huyết Kiệt (Calamus draco Willd.)

Huyết Kiệt (Calamus draco Willd.)

Huyết kiệt là một loại Nhựa khô được tìm thấy trên bề mặt quả của loại mây-song. Huyết kiệt được sử dụng trong các trường hợp chảy máu cam, vết thương chảy máu. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về Huyết kiệt

1 Giới thiệu về cây Huyết kiệt

Tên khoa học: Calamus draco Willd., Daemonorops draco Nred.

Họ thực vật: Dừa Palmaceae.

Giải thích tên gọi: Huyết kiệt là một loại nhựa khô được tìm thấy trên bề mặt quả của loại mây-song, có màu đỏ. Một số nơi gọi là máu rồng.

Huyết kiệt là vị thuốc được sử dụng trong cả Đông y và Tây y nhưng ở nước ta vẫn phải nhập.

1.1 Đặc điểm thực vật

Huyết kiệt là nhựa khô được tìm thấy trên vỏ quả
Huyết kiệt là nhựa khô được tìm thấy trên vỏ quả của loại mây-song

Huyết kiệt là một loại song mây có chiều dài lên đến 10 mét, cây có đường kính khoảng 2-4cm.

Lá cây mọc so le, lá mọc kép, tuy nhiên những lá ở gần gốc có khi mọc đối. Bề mặt thân và lá có nhiều gai.

Hoa mộc đơn độc, hoa đực và hoa cái mọc khác gốc.

Quả có dạng gần như hình cầu, đường kính khoảng 2cm. Quả khi chín có màu đỏ, nhiều vảy, trên bề mặt quả có phủ một lớp nhựa màu đỏ.

1.2 Đặc điểm phân bố

Cây chưa được tìm thấy tại nước ta mà chủ yếu chỉ được thu nhựa ở những cây mọc hoang tại các đảo như Sumatra, Bocneo,…tại Indonesia.

Sau khi hái quả, tiến hành cho quả vào trong một chiếc túi gai và vò, nhựa sẽ bong ra. Sau đó, đem phơi hoặc đun cách thủy cho nhựa chảy ra, đổ thành khuôn hoặc có một số nơi sẽ đun nhuwjca với nước cho đến khi chảy ra rồi đóng thành bánh nhưng chất lượng thường kém hơn.

2 Thành phần hóa học

Huyết kiệt
Huyết kiệt

Huyết kiệt có màu đỏ nâu, dễ vỡ, trên bề mặt của dược liệu này có những vết hằn của lá cọ trong quá trình sơ chế. Huyết kiệt không có mùi vị đặc biệt, để lại vệt trên giấy trắng.

Huyết kiệt tan tốt trong cồn, clorofoc, sunfua cacbon, benzen nhưng ít tan trong ete và tinh dầu thông.

Huyết kiệt nóng chảy ở nhiệt độ 120 độ C.

Thành phần hóa học của Huyết kiệt gồm:

  • Ete benzoic.
  • Acid benzoic.
  • Benzoylaxeic của dracoresitanola.

Ngoài ra, một số các phần không tan như bụi bẩn có thể được tìm thấy sẽ làm giảm chất lượng của huyết kiệt.

Năm 1936, Hesse thấy rằng Huyết kiệt còn chứa chất nhựa, chất màu, acid aliatinic từ phần nhựa và một số ít các acid đồng phân.

3 Công dụng

Huyết kiệt trước đây được sử dụng trong cả Đông và Tây y nhưng hiện nay chỉ được sử dụng trong Đông y.

Huyết kiệt có tác dụng làm săn da và cũng được dùng như một loại thuốc bổ.

Khoa học hiện nay chỉ dùng Huyết kiệt để làm kem đánh răng, thuốc dạng cao dán.

Tính vị: Trong Đông y, Huyết kiệt có vị ngọt, tính bình, không độc, quy vào kinh can và tâm bào.

Tác dụng: Hoạt huyết, cầm máu, tổn thương do bị đánh. Thường được dùng trong các trường hợp chảy máu cam, mụn nhọt với liều 2-4g mỗi ngày dưới dạng thuốc bột hoặc chế thành viên.

4 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Tất Lợi, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Huyết Kiệt, trang 132 – 133. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.

Để lại một bình luận