Hoa Thiên Phúc (Pháo Hoa – Clerodendrum quadriloculare)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Asterids (nhánh hoa Cúc)

Bộ(ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ(familia)

Lamiaceae (Hoa môi)

Chi(genus)

Clerodendrum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Clerodendrum quadriloculare

Hoa Thiên Phúc (Pháo Hoa - Clerodendrum quadriloculare)

Hoa thiên phúc là một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, mọc thẳng, phân nhánh, rậm rạp, nhẵn, cao từ 2 đến 5 mét. Cây thường được trồng để làm cảnh, hoa nở gần giống như pháo hoa rực rỡ. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Clerodendrum quadriloculare

Tên gọi khác: Ngọc nữ Philippines, Pháo hoa.

Họ thực vật: Hoa môi (Lamiaceae).

Hình ảnh cây hoa thiên phúc
Hình ảnh cây hoa thiên phúc

1.1 Đặc điểm thực vật

Hoa thiên phúc là một loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, mọc thẳng, phân nhánh, rậm rạp, nhẵn, cao từ 2 đến 5 mét.

Lá thuôn dài, dài từ 15 đến 20cm, nhọn ở đầu, tròn ở gốc. Mặt trên của phiến lá có màu xanh lục, và mặt dưới thường có màu tím sẫm đồng nhất.

Cụm hoa mọc thành chùy và thường có nhiều hoa. Đài hoa màu tím dài khoảng 1cm và có 5 răng. Tràng hoa màu trắng hoặc tím, có ống hình trụ dài, mảnh, dài từ 6 đến 8 cm và đường kính khoảng 2mm; cành xòe ra, có thùy hình elip thuôn dài khoảng 1,5 cm.

Quả hình elip, dài từ 1 đến 1,5 cm, màu tím, gồm 2 hạt, mỗi thùy chứa 1 hạt.

Cây hoa thiên phúc nở vào mùa nào? Cây có thể ra hoa quanh năm nhưng mùa hoa chính là gần Tết, giá thành của cây lúc này cũng sẽ cao hơn so với các thời điểm khác.

Hoa thiên phúc
Hoa thiên phúc
Hoa thiên phúc ra hoa quanh năm
Hoa thiên phúc ra hoa quanh năm

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá.

Hoa thiên phúc còn gọi là cây Pháo hoa
Hoa thiên phúc còn gọi là cây Pháo hoa

1.3 Đặc điểm phân bố

Hoa thiên phúc có nguồn gốc từ Philippin nên còn được gọi là Ngọc nữ Philippin. Cây thường mọc ở những khu rừng nguyên sinh có độ cao từ thấp đến tùng bình, một số nơi còn trồng cây trong vườn để làm cảnh.

Clerodendrum là một chi có khoảng 500 loài trong họ Hoa môi. Đây là một trong nhiều loài trước đây được đưa vào họ Verbenaceae, sau đó được chuyển sang họ Hoa môi dựa trên các nghiên cứu phân tử.

Hạt được phát tán bởi các loài chim chóc và động vật khác.

Cây có khả năng chịu hạn tốt, có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường khắc nghiệt. Hoa thiên phúc là loài ưa sáng do đó nên trồng cây ở những khu vực có nhiều ánh sáng tạo điều kiện cho sự phát triển của cây.

Hoa thiên phúc
Hoa thiên phúc

2 Cây thiên phúc hợp mệnh gì? Có ý nghĩa gì?

Hoa thiên phúc có màu xanh đậm là màu chủ đạo, do đó hợp với những người mang mệnh Mộc và mệnh Thủy.

Hoa thiên phúc là biểu tượng của sự tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Trong phong thủy, việc trồng cây hoa thiên phúc trước nhà giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống. Không chỉ vậy, hoa thiên phúc là một loài hoa đẹp, có thể được trồng làm cảnh, khi nở nhìn giống như những chùm pháo hoa nở rực rỡ do đó còn được gọi là cây Pháo hoa, mang ý nghĩa tích cực và may mắn.

Hoa thiên phúc biểu tượng cho sự rực rỡ và may mắn
Hoa thiên phúc biểu tượng cho sự rực rỡ và may mắn

3 Cách trồng cây hoa thiên phúc

Thiên phúc ngày càng phổ biến, được nhiều người trồng để làm cảnh. Cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

  • Chuẩn bị đất và chậu, nên chọn những chậu và loại đất có khả năng thoát nước tốt, bón thêm phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  • Cây nhân giống bằng hạt hoặc bạn có thể mua cây con ở các cửa hàng cây cảnh để cây nhanh lớn và nhanh ra hoa.
  • Hoa thiên phúc là loài ưa sáng do đó trong quá trình trồng và chăm sóc nên để cây pphast triển tốt.
  • Có thể tỉa cành để cây nhanh ra hoa.
  • Bón phân thường xuyên để cây nuôi hoa.
Hình ảnh hoa của cây Pháo hoa
Hình ảnh hoa của cây Pháo hoa

4 Thành phần hóa học

Nghiên cứu chiết xuất từ ​​lá khô và nghiền cho thấy clerosterol được xác định là 22-dehydroclerosterol, clerosterol và 22-dehydroclerosterol 3β-O-β-D-(6′-O-margaroyl)-glucopyranoside.

Chiết xuất methanol của lá cho thấy Flavonoid, steroid, triterpen, coumarin, tanin, phenolic và ancaloit.

Hoa thiên phúc được trồng làm cảnh
Hoa thiên phúc được trồng làm cảnh

5 Tác dụng – Công dụng của cây Pháo hoa (Hoa thiên phúc)

5.1 Cây hoa thiên phúc có tác dụng gì?

Nghiên cứu đánh giá chiết xuất methanol của lá để có tác dụng chống co thắt. Một phân đoạn DCM cho thấy hoạt động giãn cơ trên hồi tràng chuột bị cô lập với sự co thắt do acetylcholine gây ra (EC50=1376 µg/mL) so với chất đối kháng chuẩn, Atropine (p>0,05). Phân tích hóa thực vật thu được flavonoid, steroid, triterpenoid, coumarin, tannin, phenolic và ancaloit. Nghiên cứu độc tính cho thấy nó không độc hại ở liều 5000 mg/kg. Kết quả cho thấy tiềm năng điều trị co thắt cơ trơn an toàn và hiệu quả.

Hoa thiên phúc
Hoa thiên phúc

5.2 Công dụng trong Y học cổ truyền

Ở Philippines, lá dùng bôi ngoài da để chữa lành vết thương và loét. Lá cũng được dùng để nấu nước tắm có tác dụng thư giãn, hồi phục cơ thể. Thuốc sắc lá dùng chữa chứng khó tiêu và đau dạ dày.

6 Giá hoa thiên phúc là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào kích thước mà giá Hoa thiên phúc có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một cây đặc biệt là trong những dịp như lễ, tết.

Hoa thiên phúc
Hoa thiên phúc

7 Tài liệu tham khảo

Tác giả Jin-Hui Wang và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2018). Traditional uses and pharmacological properties of Clerodendrum phytochemicals, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2024.

Để lại một bình luận