Hoa Linh Lan (Convallaria majalis L.)

Hoa Linh Lan (Convallaria majalis L.)

Cây Hoa Linh Lan có nguồn gốc từ châu Âu và Bắc Mỹ. Trong cuốn “Handbook of Medicinal Herbs – sencond edition”, cây đã được sử dụng như thuốc điều trị các bệnh về tim như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim… Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Hoa Linh Lan.

1 Giới thiệu về Hoa Linh Lan: Hoa Linh Lan có mấy màu?

Hoa Linh Lan trong tiếng Anh có tên là Lily of the valley, danh pháp khoa học là Convallaria majalis L., thuộc họ Liliacea.

Hoa Linh Lan có màu sắc vô cùng đa dạng, phổ biến nhất là màu trắng, nhưng ngoài ra, hoa còn có màu tím, xanh hay hồng…

Hoa Linh Lan là một trong những loại hoa có hương thơm nhất thế giới, được ưa chuộng trồng để làm cảnh, hơn nữa, hoa linh lan còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

1.1 Ý nghĩa của Hoa Linh Lan trắng

Hoa Linh Lan trắng có ý nghĩa rất hay, hoa biểu trưng cho sự thuần khiết, tinh khôi của tình yêu cũng như hạnh phúc đôi lứa trong hôn nhân. Tại phương tây, Hoa Linh Lan tượng trưng cho sự phục sinh của chúa Trời.

1.2 Ý nghĩa của Hoa Linh Lan hồng

Không giống với Hoa Linh Lan trắng, Hoa Linh Lan hồng lại là biểu tượng cho sự hạnh phúc ở nước Pháp. Những người Pháp thường tặng nhau loài hoa này vào ngày 01 tháng 05 hàng năng để chúc nhau hạnh phúc, nhiều niềm vui trong phần còn lại của năm.

Cây hoa linh lan
Cây hoa linh lan

2 Mô tả cây Hoa Linh Lan

Hoa linh lan là một loại cây vườn lâu năm phổ biến có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ.

Nó mọc thành bụi, tụ lại dày đặc từ một thân rễ mảnh khảnh dưới lòng đất. Lá có hình elip rộng đến thuôn dài, có bẹ, nhẵn và có màu xanh.

Cụm hoa là chùm ở đầu mút, có 5-18 bông hoa màu trắng, mỗi bông có 6 cánh hoa hợp nhất, cong lại. Một số giống có hoa màu hồng nhạt hay xanh, hoặc có nhiều màu sắc. Hoa có mùi thơm nồng.

Quả là quả mọng, khi chín màu đỏ với nhiều hạt.

Hoa linh lan có nhiều màu sắc
Hoa linh lan có nhiều màu sắc

3 Cách trồng Hoa Linh Lan

Cách trồng Hoa Linh Lan khá đơn giản, không quá khó nên mọi người có thể tự trồng loại hoa này:

  • Thời điểm trồng: tại miền Bắc, nên trồng vào mùa xuân khi khí hậu mát mẻ, còn các tình miền Nam có thể trông vào đầu tháng 8 – 9 dương lịch.
  • Phương pháp nhân giống: ươm hạt, củ hay tách cây con đều được. Bạn nên chọn mua ở những cửa hàng giống cây uy tín, chất lượng để đảm bảo sức sống của cây.
  • Giá thể trồng cây: có thể chọn loại giá thể phổ biến trên thị trường, và nên chọn loại có tính acid nhẹ thích hợp cho sinh trưởng của cây Hoa Linh Lan hơn.
  • Nên ươm hạt hay củ tại nơi thoáng mát, nên có ánh sáng tán xạ và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
  • Cho vào mỗi bầu 1 hạt hay 1 củ, phủ đất lên, và tưới nước hàng ngày, sau khoảng 20 – 25 ngày, bạn có thể tách cây còn để trồng vào chậu, bồn…

4 Hoa Linh Lan có độc không?

Từ lá của cây hoa linh lan, tám glycoside của strophanthidin, cannogenol, sarmentogenin và 19-hydroxysarmentogenin, tương ứng, đã được phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc là strophanthidin-3-O-6′-deoxy-beta-D-allosido-alpha-L -rhamnoside, strophanthidin-3-O-6′-deoxy-beta-D-allosido-alpha-L-arabinoside, strophanthidin-3-O-alpha-L-rhamnosido-2′-beta-D-glucoside, cannogenol-3 -O-6′-deoxy-beta-D-allosido-beta-D-glucoside, cannogenol-3-O-6′-deoxy-beta-D-allosido-alpha-L-rhamnoside, 19-hydroxy-sarmentogenin-3 -O-alpha-L-rhamnoside, sarmentogenin-3-O-6′-deoxy-beta-D-allosido-alpha-L-rhamnoside và sarmentogenin-3-O-6′-deoxy-beta-D-guloside.

Hai sapogenin spirostanol mới (5β-spirost-25(27)-en-1β,2β,3β,5β-tetrol 3 và dẫn xuất 25,27-dihydro của nó, (25S)-spirostan-1β,2β,3β,5β-tetrol 4 ) và bốn Saponin mới được phân lập từ rễ và thân rễ của Hoa Linh Lan.

Ngoài ra, toàn bộ cây Hoa Linh Lan chứa 15 glycoside steroid đã được phân lập và xác định.

Có tổng cộng 38 cardenolide, có nguồn gốc từ 9 aglycones, hiện đã được tìm thấy ở Hoa Linh Lan.

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học

Các thành phần có trong toàn bộ cây Hoa Linh Lan đều rất độc, có thể gây các phản ứng như co giật, nôn mửa, tiêu chảy… ảnh hưởng đến cả vật nuôi và con người. Vì vậy nếu bạn nuôi trẻ nhỏ và thú cưng thì hãy hết sức lưu ý, tránh để ăn phải lá hay hoa, quả của cây hoa linh lan.

5 Tác dụng – công dụng

5.1 Tác dụng

Theo các ghi chép trong cuốn “Handbook of Medicinal Herbs – sencond edition”, cây hoa linh lan có công dụng sát trùng, diệt nấm, lợi tiểu, hạ huyết áp, cường tim, gây nôn, và gây độc…

5.2 Chỉ định

Cây hoa linh lan được chỉ định điều trị đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, suy tim, co giật, cao huyết áp, sỏi thận, sỏi bàng quang, đột quỵ, nhiễm trùng, nhiễm nấm…

5.3 Liều dùng

  • Dạng bột đã được tiêu chuẩn hóa 0,6 g
  • Chiết xuất dạng lỏng: 0,3–0,6 ml
  • Chiết xuất cồn: 0,3–1,2 ml
  • Liều có hiệu quả của convallotoxin: 0,4–0,6 mg, tiêm tĩnh mạch

5.4 Tác dụng phụ

Khi sử dụng các chế phẩm từ hoa linh lan, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như: rối loạn nhịp tim, buồn nôn và nôn.

5.5 Tương tác

Tăng hiệu quả (và tác dụng phụ) của Canxi khi dùng đồng thời, liệu pháp glucocorticoid kéo dài, thuốc nhuận tràng, quinidine, thuốc sát trùng.

Công dụng
Công dụng

6 Giá Hoa Linh Lan: Hoa Linh Lan trắng giá bao nhiêu? 

Hoa linh lan nhập khẩu có 100-200 cành sẽ có giá từ 18 đến 30 triệu đồng, tùy từng thời điểm, giá cả có thể thay đổi. Và mầm hoa bán lẻ thường có giá 50.000 đồng mỗi nụ, 10 cành là khoảng 400.000 đồng.

Sở dĩ có giá cao, bởi hoa có màu sắc đẹp, mùi hương thơm được ưa chuộng, ý nghĩa biểu trưng cho sự hạnh phúc, ngoài ra, loài hoa này cũng rất mỏng manh, đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo khi thu hoạch, vận chuyển và bảo quản. Vì vậy mà giá hoa linh lan luôn cao và khó tìm thấy trên thị trường.

7 Địa chỉ mua Hoa Linh Lan?

Bạn có thể tìm kiếm mua Hoa Linh Lan tại các cửa hàng bán hạt giống hay cửa hàng hoa, đặc biệt là những cửa hàng chuyên cung cấp hoa nhập khẩu.

Bạn cũng có thể tham khảo để mua hạt giống, củ giống hay cây hoa linh lan tại các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, chú ý chọn shop uy tín, đã được sàn thương mại kiểm duyệt để mua.

8 Tài liệu tham khảo

  • Handbook of Medicinal Herbs – sencond edition (Xuất bản năm 2002). LILY OF THE VALLEY (Convallaria majalis L.) X trang 466 – 467, Handbook of Medicinal Herbs – sencond edition. Truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2023.
  • Tác giả: B Kopp và cộng sự (Ngày đăng: năm 1982). [New cardenolides from Convallaria majalis], Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2023.
  • Tác giả: Yukiko Matsuo và cộng sự (Ngày đăng: năm 2017). Steroidal Glycosides from Convallaria majalis Whole Plants and Their Cytotoxic Activity, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2023.
  • Tác giả: Karolina Dąbrowska-Balcerzak và cộng sự (Ngày đăng: năm 2021). Spirostanol Sapogenins and Saponins from Convallaria majalis L. Structural Characterization by 2D NMR, Theoretical GIAO DFT Calculations and Molecular Modeling, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 07 năm 2023.

Để lại một bình luận