Hoa Đu Đủ Đực

Hoa Đu Đủ Đực

Hoa đu đủ đực được biết đến là một loại thảo dược dùng điều trị ho, viêm phế quản, giúp tiêu hóa và được sử dụng để điều trị vết loét cũng như trong một số bệnh do vi khuẩn. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại thảo dược này.

1 Giới thiệu về cây Đu Đủ

Đu Đủ có tên khoa học là Caria Papaya L., thuộc họ Đu Đủ – Caricaceae. Đây là loài cây bản địa đến từ Trung Mỹ và Nam Mexico, và được trồng phổ biến ở Ấn Độ và được sử dụng để làm thuốc trên khắp thế giới.

Cây đu đủ là cây sống lâu năm, thường không phân nhánh, thân nhẵn, lá có cuống dài, có 5–6 thùy và có thể cao tới 20m. Các bộ phận khác nhau của cây đu đủ như. quả, vỏ cây, rễ, hạt, vỏ, cùi và lá có nhiều công dụng chữa bệnh được biết đến trên khắp thế giới.

Cây đu đủ là nguồn cung cấp Vitamin A, B và C dồi dào về mặt dinh dưỡng và cũng là nguồn cung cấp Canxi và Sắt vừa phải. Nó chứa enzyme papain, giúp tiêu hóa và được sử dụng để điều trị vết loét cũng như trong một số bệnh do vi khuẩn, nơi nó có hiệu quả đặc biệt chống lại vi khuẩn gram âm ở liều cao hơn.

hoa du du duc 2
Cây đu đủ

2 Thành phần hóa học của Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực có chứa hàm lượng các chất tốt cho sức khỏe điển hình là các vitamin và khoáng chất bao gồm axit gallic, axit folic hay Vitamin B9, beta carotene, canxi, đạm, carbohydrate, phenol, phosphorus, vitamin A, Vitamin B1, vitamin C, Vitamin E, tannin,…

hoa du du duc 5
Hoa đu đủ đực

3 Tác dụng của Hoa đu đủ đực phơi khô

3.1 Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường

Đây chính là lợi ích quan trọng mà hoa đu đủ đực mang lại.

Theo đó, nhờ khả năng kích thích cơ thể sản xuất Insulin nên loài hoa này giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát cũng như cải thiện lượng đường trong máu. Qua đó, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh; đồng thời, người bệnh cũng cảm nhận được sức khỏe của mình được cải thiện và thay đổi.

3.2 Giúp cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa

Hàm lượng Vitamin C và E cao trong hoa đu đủ đực có khả năng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể cũng như trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Cùng với đó, loài hoa chứa Papain này còn giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón

3.3 Giúp cải thiện các bệnh về đường hô hấp

Hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến hô hấp là một tác dụng khác của hoa đu đủ đực.

Đặc biệt, loại hoa này có chứa chất chống viêm, các hoạt chất như axit galic hoặc phenol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Nhờ đó, nó giúp cải thiện các tình trạng như ho có đờm, ho do viêm họng, đau họng, khàn giọng, ho khan,… mà người bệnh đang gặp phải. Vì vậy, từ lâu đã xuất hiện bài thuốc dân gian dùng hoa đu đủ đực để chữa ho cho mọi lứa tuổi, ở cả người lớn và trẻ em.

3.4 Ngăn ngừa đau tim, đột quỵ

Hoa đu đủ đực chứa beta carotene có tác dụng bổ máu, tuần hoàn. Qua đó, góp phần hỗ trợ điều hòa tim mạch cũng như giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nhờ đó, người bệnh sẽ có thể kiểm soát được huyết áp cũng như ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

3.5 Chống ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, hoa đu đủ đực có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng gây độc tế bào và phòng ngừa ung thư. Đây có thể được coi là tiềm năng lớn, tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu để đánh giá chính xác. [3]

3.6 Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Hàm lượng chất xơ, vitamin cao như A, B, C trong hoa đu đủ đực giúp giảm cảm giác thèm ăn, kiềm chế cơn đói cho người đang giảm cân.

Ngoài ra, để giảm cân hiệu quả, bên cạnh việc sử dụng loài hoa này cần đảm bảo chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, hợp lý.

hoa du du duc 4
Hoa đu đủ đực khô

4 Lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực

4.1 Ai không nên uống hoa đu đủ đực ?

  • Không sử dụng hoa đu đủ đực trong những trường hợp
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Trẻ em dưới 3 tuổi
  • Người cơ thể lạnh, bụng lạnh, tiêu chảy; hoặc những người có tiền sử dị ứng phấn hoa không nên sử dụng hoa đu đủ đực để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

5 Cách sử dụng hoa đu đủ đực 

  • Không nên sử dụng quá nhiều để tránh đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc tránh các tác dụng phụ khác cho cơ thể,…
  • Không kết hợp hoa đu đủ đực với đậu xanh, cà tím, măng chua, chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá… để tránh tác dụng ra hoa bị giảm sút.
  • Uống nước sắc của loài hoa này sau bữa ăn có thể phát huy tác dụng tốt nhất, đồng thời uống nhiều nước để thải độc tố ra ngoài dễ dàng.
  • Trong trường hợp sử dụng hoa đu đủ đực với mục đích chữa bệnh thì không nên tự ý sử dụng mà nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không kết hợp hoa đu đủ đực với rễ của nó để tránh chất độc gây chết người có thể được tạo ra.
  • Không sử dụng hoa đu đủ đực kết hợp với rễ của nó vì chúng có thể tạo ra độc tố gây tử vong.

6 Cách ngâm hoa đu đủ đực với mật ong

6.1 Nguyên liệu

Chọn hoa đu đủ đực có hoa tươi xanh, không bị dập nát hoặc có đốm trắng, sâu bệnh. Nên chọn những chùm hoa có nhiều nụ, như vậy khi ngâm sẽ có mùi thơm và vị ngọt hơn.

Sử dụng Mật Ong nguyên chất có màu vàng hoặc cam, nên tránh mua mật ong có màu đen, sủi bọt bề mặt, có vị đắng, mùi hăng vì đây là mật ong đã được lên men.

6.2 Thực hiện

Rửa sạch rồi đem hoa đi phơi khô khoảng 20-30 phút

Xếp hoa vào trong lọ sạch, khô rồi đổ đầy mật ong vào lọ.

Bảo quản hũ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, khoảng 1 tháng sau là có thể sử dụng được.

6.3 Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào?

Theo các chuyên gia y tế, có thể sử dụng mỗi ngày 1-2 lần hoa đu đủ đực ngâm mật ngọc, với 2 thìa cà phê nhỏ pha với nước ấm để uống hoặc có thể uống trực tiếp mà không cần pha với nước. SỬ dụng vào buổi sáng và tối sau khi ăn để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

hoa du du duc 3
Hoa đu đủ đực ngâm mật ong

7 Bài thuốc từ hoa đu đủ đực

7.1 Chữa ho, viêm họng

15g hoa đu đủ đực.

10g Xạ Can.

10g củ Mạch Môn.

10g lá Húng Chanh.

Các vị cho vào bát, thêm muối, hấp cơm rồi nghiền nhỏ, nuốt nước dần dần, mỗi ngày dùng 2-3 lần.

7.2 Chữa ho gà

20g hoa đu đủ đực.

20g vỏ quýt lâu năm.

20g vỏ rễ dâu.

12g Bách Bộ.

12g phèn phi.

Hoa đu đủ đực sao vàng, rễ dâu tẩm mật sao.

Các vị tán nhỏ, rây lấy bột mịn.

Mỗi ngày uống 3 lần, trẻ em từ 1-5 tuổi mỗi lần dùng 1-4g, trẻ từ 5-10 tuổi mỗi lần dùng 5-8g.

8 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Đu đủ, trang 969, từ điển cây thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023.
  2. Tác giả Surya P. Singh và cộng sự, ngày đăng báo năm 2020. Therapeutic application of Carica papaya leaf extract in the management of human diseases, pmc. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023.
  3. Tác giả MASRIA PHETHERESIA SIANIPAR* và cộng sự (Ngày đăng năm 2018). Antioxidant and anticancer activities of hexane fraction from Carica Papaya l. Male flower. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.

Để lại một bình luận