Hồ Liêm Đằng (Cissus verticillata)

Hồ Liêm Đằng (Cissus verticillata)

Liêm Hồ Đằng được biết đến là cây sử dụng trong một số bệnh, bao gồm bệnh thấp khớp, động kinh, đột quỵ và cả trong điều trị bệnh tiểu đường. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về loại dược liệu này.

1 Giới thiệu về Liêm Hồ Đằng

Liên Hồ Đằng hay còn gọi là Hồ Liêm Đằng, Dây hồ liêm đằng có tên tiếng anh là Princesvine và tên khoa học là Cissus verticillata, thuộc họ nho – Vitaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Bộ phận Đặc điểm
Toàn cây Là  loài dây leo nhờ các tua cuốn mọc ở nách lá với đường kính thân đến 3 cm
Rễ  Bộ rễ khí dài màu nâu xám đến màu hồng buông xuống như bức rèm rất đẹp

Lá hình tim, màu xanh đậm, phiến lá khoảng 7 -17 x 7 – 13 cm, cuống lá dài khoảng 3 -11 cm.

Mép lá có 15 – 18 răng cưa nhỏ mỗi bên.

Gân bên có 5 – 7 cái mỗi bên của gân chính.

Lá kèm của liêm hồ đằng có hình elip hẹp đến rộng dài 5 mm

Hoa

Hoa có đường kính khoảng 4 – 5 mm.

Đài hoa hình chén, cao khoảng 0.8 mm, không xẻ thùy.

Đế hoa có đường kính khoảng 2 – 2.5 mm.

Cánh hoa dài 2 – 3.5 mm, nối ở đỉnh.

Sợi nhị dài 1.3 – 2.5 mm, gắn bên ngoài bộ phận hình đĩa. Bao phấn dài khoảng 1 mm.

Hoa có màu vàng sữa hoặc trắng xanh, bề mặt gợn sóng.

Quả

Quả liêm hồ đằng có hình cầu, kích thước khoảng 10 – 12 x 13 – 17 mm.

Mỗi quả có 1 hoặc 2 hạt, dạng trứng ngược hay dạng quả lê, kích thước 9 – 10 x 6 – 7 mm.

ho liem dang 3
Bộ phận cây Hồ Liêm Đằng

1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái

Cây được phát hiện là phân bố tự nhiên và có nguồn gốc từ vùng châu Mỹ, Bắc Mỹ đến Trung Mỹ và Nam Mỹ. Cây ưa ánh nắng đầy đủ, chịu nhiệt tốt, không chịu lạnh, ưa ẩm, không chịu hạn; ưa đất màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt; nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 30 độ C.

Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở nhiều nơi, sử dụng làm rèm thực vật. Nó giúp làm dịu, che nắng vào những ngày nắng nóng, oi bức và được coi như bức màn che chắn cho các hộ gia đình.

1.3 Đặc điểm trồng trọt và thu hái

Cây là loài có sức sống khỏe, có khả năng phát triển trong nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để có thể thu hoạch được những vụ tốt nên chọn loại đất thoáng khí và tơi xốp có độ ẩm ổn định.

Sử dụng phương pháp nhân giống để trồng cây. Trong quá trình trồng, nên chọn phần thân cây không quá già và không quá non, đem cắt tỉa hết lá, chừa lại phần cuống và cắt thành từng đoạn. Trong quá trình trồng trọt nên tưới nước do cây có nhu cầu nước rất cao khi trưởng thành. Khoảng 3 tháng nên bón phân 1 lần với 1 lượng vưa fdudr, không nhiều quá cây sẽ bị chết.

ho liem dang 4
Cây Hồ Liêm Đằng

2 Thành phần hóa học

Các phân tích báo cáo về hóa học thực vật cho thấy sự hiện diện của các ancaloit, triterpen và/hoặc steroid, Flavonoid, tannin và Saponin. Các hợp chất khác, cụ thể là onocer-7-ene 3 alpha 21 beta-diol, delta-amyrin, delta-amyrone và 3,3′, 4,4′-tetrahydroxybiphenyl cũng được phân lập từ C. quadrangularis. Các hợp chất này được sử dụng cho mục đích tiêu chuẩn hóa chiết xuất thực vật. Một nghiên cứu trước đó đã phát hiện sự hiện diện của steroid, terpen, quinon và các hợp chất phenolic trong dây hồ liêm đằng, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy không có alkaloid trong cây và chỉ có cyanidin trong quả.

ho liem dang 2
Thành phần hóa học của cây Hồ Liêm Đằng

3 Tác dụng của Liêm Hồ Đằng trong Y học

Dây hồ liêm đằng là một cây thuốc được sử dụng phổ biến ở Brazil trong một số bệnh như động kinh, đột quỵ, cũng như bệnh áp xe và điều trị bệnh tiểu đường. Hoạt động chống viêm và chống thấp khớp cũng được nghiên cứu và chứng minh là tác dụng của cây.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sắc từ lá cây làm giảm đáng kể lượng thức ăn và chất lỏng ăn vào cũng như lượng nước tiểu bài tiết, cũng như mức đường huyết, đường huyết và urê nước tiểu.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác lại cho rằng các hoạt động chống bệnh tiểu đường nào trong chiết xuất hydro-alcoholic thu được từ lá dây liêm hồ đằng không xuất hiện, thay vào đó lại làm tăng khả năng dung nạp Glucose giảm do dexamethasone thúc đẩy. 

Loại cây này được sử dụng phổ biến dưới dạng thuốc sắc, tương tự như dịch chiết nước được sử dụng trong nghiên cứu hiện tại. Dịch chiết nước rất giàu hợp chất loại carbohydrate, dễ bị kết tủa bởi Ethanol. Ngoài ra, gần đây một glycoside coumarin mới đã được thu được từ các bộ phận trên mặt đất của cây. Glycoside là các dẫn xuất của đường và một lượng lớn glycoside xuất hiện trong tự nhiên, chủ yếu ở thực vật và các hợp chất như vậy đã nhận được nhiều sự chú ý vì có nhiều hoạt tính sinh học. Do đó có thể giúp nhà khoa học chứng minh được loài cây này làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong huyết tương, tại các thời điểm sau bữa ăn và đối với các giá trị Diện tích dưới đường cong (AUC). Từ đó được ứng dụng trong điều trị các bệnh nhân đái tháo đường. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng tác dụng chống dị ứng của loài này là do sự hiện diện của resveratrol, một hợp chất hydroxystilbene được biết là có tác dụng ức chế tác dụng của cyclooxygenase và leukotriene. Ngoài ra, tác dụng chống viêm của chiết xuất cũng có thể là do sự hiện diện của hợp chất chính là quercetin-3- O -β- d -rhamnoside.

Ngoài tác dụng chống viêm của cây, các báo cáo đánh giá tác dụng chống tiêu chảy của loài này cũng được tìm kiếm. 

ho liem dang 5
Lá cây Hồ Liêm Đằng

4 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Glauce SB Viana và cộng sự, ngày đăng bài năm 2004. Hypoglycemic and anti-lipemic effects of the aqueous extract from Cissus sicyoides, pmc. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  2. Tác giả Fernando Pereira Beserra và cộng sự, ngày đăng bài tháng 2 năm 2016. Cissus sicyoides: Pharmacological Mechanisms Involved in the Anti-Inflammatory and Antidiarrheal Activities, pmc. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.

Để lại một bình luận