Thương hiệu | Balancepharm, Công ty dược phẩm Balancepharm |
Công ty đăng ký | Công ty dược phẩm Balancepharm |
Dạng bào chế | Dung dịch |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai 10ml |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Sắt |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm3023 |
Chuyên mục | Thuốc Tác Dụng Lên Quá Trình Đông Máu |
Thuốc Hemofem được chỉ định để điều trị thiếu máu, thiếu sắt. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Hemofem.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Hemofem có chứa thành phần chính bao gồm:
-
Sắt clorua và các tá dược khác vừa đủ theo quy định của nhà sản xuất.
-
Dạng bào chế: Dung dịch.
2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc Hemofem
2.1 Tác dụng của thuốc Hemofem
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng lên hệ tạo máu.
Máu được tạo ra bởi nhiều thành phần trong đó sắt là một trong những thành phần chính và quan trọng bậc nhất trong quá trình tạo nên máu do đó thiếu sắt bệnh nhân sẽ bị thiếu máu gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến rối loạn máu.
Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo của các Enzyme Cytochrom oxydase, Xanthin oxydase cần thiết cho quá trình chuyển đổi và sử dụng năng lượng của tế bào. Đăc biệt, Sắt nằm trong Hemoglobin và Myoglobin, do đó sắt cần thiết và là nguyên liệu để tổng hợp hồng cầu mới, duy trì ổn định sự vận truyển Oxy từ phổi tới mô và dự trữ Oxy ở cơ. Nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ thiếu Hemoglobin và Myoglobin, dẫn đến thiếu Oxy. Thiếu Oxy là nguyên nhân gây nhiều bệnh, thậm chí là tử vong ở người. Có thể điều trị các bất thường về tạo hồng cầu do thiếu Sắt bằng cách bổ sung Sắt cho các bệnh nhân này. Đối với những đối tượng có nhu cầu về Sắt và Acid Folic cao nếu không được bổ sung đầy đủ và kịp thời thì cơ thể không thể phát triển bình thường và dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác [1]
Để hạn chế việc thiếu máu do thiếu sắt có thể sử dụng thuốc Hemofem như một nguồn cung cấp sắt để tạo máu cho cơ thể.
2.2 Chỉ định thuốc Hemofem
Dựa vào những tác dụng đã được nêu trên, Thuốc bổ máu Hemofem được dùng trong các trường hợp sau đây:
-
Chỉ định cho những bệnh nhân bị thiếu máu có nguyên nhân do thiếu sắt nặng.
-
Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân Thiếu máu có nguyên nhân do mất máu.
-
Bệnh nhân bị thiếu sắt.
-
Phòng ngừa và điều trị cho đối tượng là phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu máu.
-
Bệnh nhân thiếu máu có nguyên nhân do giảm hấp thu sắt.
-
Trẻ sơ sinh bị thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Thuốc được sử dụng với mục đích bổ sung sắt trong trường hợp tăng nhu cầu sắt như trẻ em trong tuổi dậy thì, trong thời gian phát triển.
Thăm khám và xin chỉ định của bác sĩ để được điều trị một cách hiệu quả nhất.
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc bổ máu Hemo Ferrer: công dụng, cách dùng và giá bán
3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Hemofem
3.1 Liều dùng thuốc Hemofem
-
Đối với đối tượng điều trị là người lớn: có thể sử dụng liều 55 giọt chia 2 lần một ngày.
-
Đối với đối tượng điều trị là trẻ em nằm trong độ tuổi trên 12 tuổi: có thể sử dụng liều uống 28 giọt chia 2 lần một ngày.
-
Đối với đối tượng điều trị là trẻ em nằm trong độ tuổi 1-12 tuổi: có thể sử dụng liều uống 28 giọt chia 1-2 lần một ngày.
-
Đối với đối tượng điều trị là trẻ em nằm trong độ tuổi đến 12 tháng: có thể sử dụng liều uống 9-19 giọt mỗi ngày.
-
Đối với đối tượng điều trị là trẻ sinh non: có thể sử dụng liều uống với tỷ lệ 1,5-3 mg / kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
-
Liều giới hạn trên dành cho trẻ em là 3 mg/ 1 kg theo công thức tính trọng lượng cơ thể/ 1 ngày, liều giới hạn trên đối với người lớn là 180-200 mg mỗi ngày.
Bệnh nhân cần thăm khám và nhận lời tư vấn của bác sĩ để được chỉ định liều điều trị hiệu quả nhất vì hiệu quả cuả thuốc còn phụ thuộc vào khả năng dung nạp của thuốc cũng như cơ địa của từng người.
3.2 Cách dùng thuốc Hemofem hiệu quả
Bệnh nhân cần giảm liều trong trường hợp dùng thuốc với mục đích dự phòng.
Uống thuốc đúng thời gian và liều bác sĩ chỉ định, không được tự ý thay đổi liều, tăng hay giảm liều.
Liên hệ với bác sĩ khi gặp thắc mắc gì về liều dùng hay cách sử dụng thuốc.
Ít xảy ra trường hợp quá liều, tuy nhiên khi có các dấu hiệu quá liều xảy ra hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử lý.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc điều trị thiếu máu Hemofem cho các trường hợp:
-
Mẫn cảm hoặc có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
-
Bệnh nhân tuyệt đối không dùng thuốc khi mắc bệnh lý viêm đường tiêu hóa.
-
Không sử dụng thuốc trong trường hợp lượng sắt trong cơ thể là dư thừa..
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Sideral Gocce bổ sung vitamin và khoáng chất: công dụng, liều dùng
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Hemofem cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
-
Đa số là các rối loạn liên quan đến đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
-
Biểu hiện đặc trưng của tác dụng phụ là phân sẫm màu.
-
Một số phản ứng có thể xảy ra là dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa.
-
Bệnh nhân nên đến ngay trung tâm y tế để tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ nếu xuất hiện những biểu hiện lạ được nghi ngờ là do sử dụng thuốc gây ra.
6 Tương tác
Chưa có báo cáo về tương tác thuốc khi sử dụng.
Báo với bác sĩ các thuốc bạn có ý định dùng chung, chỉ dùng khi được sự cho phép của bác sĩ .
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:
-
Không sử dụng chất kích thích trong quá trình dùng thuốc như rượu, bia, thuốc lá có thể tương tác với thuốc gây những hậu quả nghiêm trọng.
-
Việc sử dụng thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
-
Bệnh nhân bị viêm đường tiêu hoá không nên sử dụng thuốc Hemofem.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Sử dụng an toàn đối với đối tượng là phụ nữ có thai và bà mẹ đang trong thời gian cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây bất lợi tới việc lái xe hay vận hành máy móc của người dùng.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ và ánh sáng ổn định
Thuốc bổ sắt Hemofem không sử dụng nữa cần xử lý hợp lí theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế
Để thuốc cách xa tầm tay của trẻ em và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty dược phẩm Balancepharm.
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 1 chai có chứa 10ml dung dịch uống.
9 Thuốc Hemofem giá bao nhiêu?
Thuốc Hemofem hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Hemofem mua ở đâu?
Thuốc Hemofem mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Hemofem để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
-
Thuốc Hemofem đã được Bộ Y Tế công nhận và cấp phép lưu hành trên thị trường. Hiện nay thuốc đã được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc, với hiệu quả và độ an toàn đã được chứng minh.
-
Hàm lượng sắt trong công thức được nghiên cứu và điều chỉnh theo nhu cầu sắt của cơ thể theo từng giai đoạn khác nhau, giúp cung cấp đúng và đủ lượng sắt cần thiết, không gây tình trạng dư thừa hay quá liều cho người sử dụng.
-
Trong khả năng miễn dịch bẩm sinh, sắt điều chỉnh sự phân cực của đại thực bào, tuyển dụng bạch cầu trung tính và hoạt động của tế bào NK. Trong khả năng miễn dịch thích ứng, sắt có tác dụng kích hoạt và biệt hóa Th1, Th2, Th17 và CTL, và phản ứng kháng thể trong các tế bào B [2]
-
Sản phẩm bổ sung sắt dạng nhỏ giọt, dễ dàng và sử dụng cho trẻ nhỏ, mùi vị thơm ngon, không có mùi tanh của sắt.
-
Giá thành của thuốc tương đối thấp.
12 Nhược điểm
-
Mức độ phổ biến và những thông tin cần biết về thuốc chưa có nhiều gây khó khăn cho người dùng muốn tìm hiểu.
-
Dạng siro khó giữ được nguyên vẹn tính ổn định và hiệu quả của thuốc sau khi mở nắp
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Matteo Briguglio và cộng sự (Ngày đăng: 12 tháng 1 năm 2022). The Central Role of Iron in Human Nutrition: From Folk to Contemporary Medicine, Pubmed. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Shuo Ni và cộng sự (Ngày đăng: ngày 23 tháng 3 năm 2022). Iron Metabolism and Immune Regulation, Pubmed. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023
Review Hemofem
Chưa có đánh giá nào.