Hàm Ếch còn có tên gọi khác là Trầu Nước, là loại cây được tìm thấy chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng phía Bắc. Hàm Ếch có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Hàm Ếch
1 Giới thiệu về cây Hàm Ếch
Tên gọi khác: Tam Bạch Thảo, Trầu Nước.
Tên khoa học: Saururus chinensis (Lour.) Baill.
Họ thực vật: Lá Giấp Saururaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Trầu Nước thuộc dạng cây thảo, cao khoảng 30 đến 50cm hoặc có thể cao hơn.
Thân rễ ngầm, phần thân trên mặt đất mọc đứng, trên thân có rãnh chạy dọc theo thân.
Lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục, đầu dạng thuôn nhọn, gốc lá có hình tim. Mỗi phiến lá dài khoảng 12cm và rộng từ 4-5cm.
Gân 5, các gân xuất phát từ gốc.
Cuống lá dài khoảng 2cm, có bẹ.
Cụm hoa thường mọc ở kẽ lá hoặc ngọn cành, có màu trắng, cụm hoa dài khoảng 10 đến 14cm.
Hoa lưỡng tính, nhị 6, noãn 4 dính lấy nhau.
Quả nang, hình trứng nhọn hoặc một số quả có thể có hình cầu.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây.
Thu hái vào thời điểm cây ra hoa, dùng tươi.
1.3 Đặc điểm phân bố
Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Tại nước ta, Hàm Ếch được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền núi thấp, trung du và đồng bằng phía Bắc.
Hàm Ếch mọc trên các vùng đất ẩm, dọc theo các kênh mương, ruộng hoặc các khe lầy trong thung lũng.
Trầu Nước (Hàm Ếch) ra hoa quả hàng năm.
Hạt được phát tán theo dòng nước.
Cây có thân rễ phát triển tốt, có thể trồng được bằng nhánh con hay từng đoạn của thân rễ.
2 Thành phần hóa học
Toàn cây có chứa tinh dầu.
Phần trên mặt đất chứa hyperin, quercitrin.
Bên cạnh đó, Hàm Ếch còn chứa tryptophan, alanin, valin, serin,…
3 Tác dụng – Công dụng
3.1 Tác dụng dược lý
Avicularin là hoạt chất có trong lá của cây Hàm Ếch có tác dụng lợi tiểu kém hơn theophylin nhưng độc tính chỉ bằng ¼ so với theophylin nên được đánh giá là tương đối an toàn.
Khi nghiên cứu trên động vật thí nghiệm (chó gây mê), các nhà khoa học nhận thấy rằng, Avicularin có tác dụng hạ huyết áp trong thời gian ngắn và tình trạng quen thuốc xuất hiện tương đối nhanh.
Dịch chiết cây Hàm Ếch có tác dụng ức chế Staphylococcus và Bacillus typhi khi thí nghiệm trên ống kính.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Hàm Ếch là loại dược liệu có vị đắng, cay, tính hàn.
Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, hạ huyết áp.
3.2.2 Công dụng
Hàm Ếch được nhân dân sử dụng với mục đích chữa viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, phù thân, sỏi thận, phong thấp,… với liều 15-30g cây khô hoặc 30-60g cây tươi, sắc lấy nước uống.
Đối với mụn nhọt, có thể sử dụng cả cây Hàm Ếch, vò nát và đắp tại chỗ.
4 Một số cách trị bệnh từ cây Hàm Ếch
4.1 Chữa mụn nhọt, sưng tấy
Sử dụng lá cây Hàm Ếch tươi, giã nát, đắp lên vùng tổn thương.
4.2 Chữa sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo
- 25g Hàm Ếch.
- 25g Dây Tơ Hồng Lục.
- 25g Dây Cát Ken.
- 25g Bòng Bong.
- 25g Kim tiền thảo.
- 25g Cỏ Tháp Bút.
Sắc lấy nước uống.
4.3 Chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng
- 80g Hàm Ếch.
- 60g Ô Rô Cạn.
- 60g Cỏ Lưỡi Rắn.
Sắc lấy nước uống hàng ngày.
4.4 Chữa cước khí
Sử dụng rễ cây Hàm Ếch, giã nát, vắt lấy nước, uống cùng rượu.
4.5 Chữa bệnh lâm trọc (đái khó, nước tiểu có màu đục)
30g rễ tươi của cây Hàm Ếch, sắc lấy nước uống mỗi ngày, sử dụng nhiều ngày.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam (tập 1). Hàm Ếch, trang 894-895. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024.