Hà Thủ Ô Trắng (Streptocaulon juventas Merr.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Gentianales (Long đởm)

Họ(familia)

Apocynaceae (Trúc đào)

Chi(genus)

Streptocaulon

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Streptocaulon juventas Merr.

Hà Thủ Ô Trắng (Streptocaulon juventas Merr.)

Hà thủ ô trắng được biết đến là loại thảo dược với hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng sinh, co thắt,… .Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về loại cây này.

1 Giới thiệu

Hà thủ ô trắng còn được gọi là Dây sữa bò – Streptocaulon juventas Merr., thuộc họ Thiên lý –  Asclepiadaceae

Streptocaulon juventas (Asclepiadaceae) là một loại dây leo phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á, đặc biệt là cây bản địa chủ yếu ở phía tây nam Trung Quốc. Nó được sử dụng làm thuốc ở các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây như một loại thuốc bổ cho bệnh thấp khớp, suy nhược thần kinh, khó tiêu,….

ha thu o trang 1
2 loại Hà Thủ Ô

1.1 Đặc điểm thực vật

Bộ phận Mô tả
  • Dây leo bằng thân quấn dài 2-5m.
  • Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn.
  • Toàn cây có Nhựa mủ màu trắng như sữa.
  • Lá cây Hà thủ ô trắng thuộc dạng lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, chiều dài phiến lá khoảng 4-14cm, chiều rộng mỗi là từ 2-9cm. 
Hoa
  • Nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá.
Quả
  • 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò.
  • Hạt dẹt mang một mào lông mịn.
ha thu o trang 5
Bộ phận của Hà Thủ Ô trắng

1.2 Đặc điểm phân bố và sinh thái

Hà thủ ô trắng là loài cây bản địa phổ biến ở phía tây nam Trung Quốc điển hình như Vân Nam và Quảng Tây. Ngoài ra, cây còn có mặt ở các nước trên thế giới như Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia.

Tại Việt Nam, hà thủ ô trắng được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành, từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình vào các tỉnh Trung bộ và Nam bộ. 

1.3 Cách chế biến Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng thường được lấy ở phần rễ củ – Radix Streptocauli Juventatis để sử dụng và chế biến nguyên liệu làm thuốc.

Rễ củ có thể thu hái quanh năm. Sau khi đào rễ, đem về rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.

Dưới đây là hình ảnh cây Hà thủ ô trắng:

ha thu o trang 2
Lá Hà Thủ Ô trắng

2 Thành phần hóa học

Các hợp chất cô lập từ Hà thủ ô trắng là periplogenin glucosid, 17α-periplogenin, acovenosigenin A 3-O-glucosid. Trong số các chất đã được cô lập, acovenosigenin A 3-O-glucosid là một hợp chất mới, lần đầu tiên được tìm thấy trên thế giới.

Ngoài ra, rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.

ha thu o trang 3
Thành phần hóa học của Hà Thủ Ô trắng

3 Tác dụng – Công dụng của Hà Thủ Ô trắng theo Y học cổ truyền

3.1 Tính vị – Tác dụng

  • Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát
  • Tác dụng: bổ máu, bổ gan và thận.

3.2 Công dụng của Hà Thủ Ô trắng

Hà thủ ô thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. 

Có nơi dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống thêm sữa. 

Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.

3.3 Cách dùng Hà thủ ô trắng

  • Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. 
  • Nấu cao hay ngâm rượu uống. 
  • Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. 
  • Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.

Cách dùng hà thủ ô trắng nấu nước uống:

Cho 1 ít hà thủ ô trắng khô vào nồi chứa 1,5 đến 2 lít nước. Để lửa nhỏ, nấu trong khoảng 30-45 phút, để nguội và sử dụng.

ha thu o trang 4
Bộ phận dùng Hà Thủ Ô trắng

4 Hà thủ ô trắng hay đỏ tốt hơn?

Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng
Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng ít được nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như tác dụng hơn so với Hà thủ ô đỏ. Tuy nhiên, dược liệu này cũng có những công dụng nhất định. Dưới đây là một số đặc điểm về thực vật và công dụng của Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng để bạn đọc dễ dàng phân biệt:

  Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô đỏ

Tên khoa học

Streptocaulon juventas Merr. thuộc họ Thiên Lý (Asclepiadaceae) Fallopia multiflora (thunb) Haraldson thuộc họ Rau răm (Polygoaceae)
Đặc điểm thực vật

Vỏ thân có màu đỏ, có lông, có nhựa mủ trắng

Lá mọc đối, hình dầu dục

Cụm hoa mọc xim ở kẽ lá, hoa nhỏ, có màu hồng tím, bên trong có 5 cánh hình mác

Quả gồm 2 đại, mọc ra như sừng bò, khi chín có màu vàng nâu, mặt ngoài có nhiều lông

Bên ngoài củ có màu nâu đỏ, ruột màu đỏ hơi hồng, lõi màu trắng, củ mập gần giống củ khoai lang

Dạng thân mềm, mọc leo

Lá cây có dạng hình tim, đầu lá nhọn

Cụm hoa dạng chùy, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, hoa nhiều, màu trắng

Quả 3 cạnh, nhẵn, bóng, quả khi chín có màu nâu

Củ có màu trắng xám, bên trong có màu trắng, có dạng gần giống củ sắn

Công dụng

Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát

Dùng trong trường hợp thiếu máu, ăn ngủ kém, giúp bồi bổ cơ thể

Hà thủ ô đỏ có vị đắng, ngọt, tính ấm, quy kinh gan thận

Dùng trong trường hợp bổ huyết, tóc bạc sớm, tăng đề kháng

Giá thành

Dao động khoảng 8000-10.000/kg rễ tươi Dao động khoảng 150.000-200.000 đồng/kg rễ tươi

5 Cây Hà Thủ Ô trắng trị bệnh gì?

Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối, giúp ăn ngủ được. Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ Trọng dây 50g, Ráng bay 15g. Củ Sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục Linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).

Lưu ý khi sử dụng: 

Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi

ha thu o trang 6
Nước sắc Hà Thủ Ô trắng

6 Giá hà thủ ô trắng là bao nhiêu?

Nguồn Hà thủ ô trắng của nước ta tương đối dồi dào, giá thành phù hợp. Giá bán rễ củ tươi hiện nay dao động khoảng từ 8000 đến 10.000 đồng/kg.

7 Tài liệu tham khảo

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (Xuất bản năm 2021). Hà Thủ Ô Trắng, trang 1059-1060, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.
  2. Tác giả Minh Can Nguyen và cộng sự, ngày đăng báo năm 2017. Wound healing activity of Streptocaulon juventas root ethanolic extract, pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2023.

Để lại một bình luận