Guaiazulene

Hoạt chất Guaiazulene được biết đến và được sử dụng trong lâm sàng nhằm mục đích phối hợp điều trị chống tiết acid dạ dày. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Guaiazulene

1 Tổng quan

1.1 Guaiazulene là gì?

Guaiazulene là một hydrocarbon tinh thể màu xanh đậm . Một dẫn xuất của azulene , guaiazulene là một sesquiterpene hai vòng , là thành phần của một số loại tinh dầu.

1.2 Đặc điểm hoạt chất Guaiazulene 

CTCT:     C15H18

Tên IUPAC: 1,4-Dimethyl-7-(propan-2-yl)azulene.

Khối lượng phân tử: ~198 g/mol

Trạng thái: bột tinh thể màu trắng đến hơi xám vàng, không mùi. 

Độ hòa tan: hòa tan một phần trong nước. Ít tan trong rượu; không tan trong ete.

Hoạt Guaiazulene là một sesquiterpene. Nó bắt nguồn từ hiđrua của guinea. 

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Guaiazulene công dụng là chất đối kháng thụ thể với thromboxan A2 (tác nhân gây co mạch với thời gian bán huỷ rất ngắn) và cũng gây ra sự gia tăng lưu lượng máu ở niêm mạc dạ dày, do đó cải thiện các cơ chế bảo vệ niêm mạc và giúp tái tạo các tế bào biểu mô dạ dày. Bên cạnh đó, Guaiazulen cũng làm giảm phóng thích histamin trong dạ dày. Tác dụng này góp phần làm giảm sự kích thích của tế bào thành dạ dày do đó làm giảm tiết acid.

2.2 Cơ chế tác dụng

Guaiazulene  là một sesquiterpene hai vòng , là thành phần của một số loại tinh dầu , chủ yếu là dầu guaiac và dầu hoa cúc.

3 Chỉ định – Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Guaiazulene trong các chế phẩm thuốc được sử dụng kết hợp trong trường hợp:

  • Tình trạng rối loạn quá mẫn, rối loạn da, viêm niêm mạc dạ dày.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tại Đường tiêu hóa có các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, cảm giác bỏng rát thượng vị.
  • Hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng .
  • Cải thiện tình trạng trào ngược cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc khi bệnh nhân sử dụng đồng thời cùng các thuốc chống viêm có Steroid hoặc NSAIDs.

3.2 Chống chỉ định

Không sử dụng cho người dị ứng, có tiền sử mẫn cảm với hoạt chất.

4 Ứng dụng trong lâm sàng

Hiện tại, Guaiazulene được sử dụng trong lâm sàng để hỗ trợ điều trị chứng tiết nhiều acid dạ dày.

Guaiazulene 4mg + Dimethicone 3000mg là một sự kết hợp để điều trị các chứng đầy hơi, trào ngược, chướng bụng tương đối hiệu quả.

Guaiazulene đã ngăn chặn sự tăng sinh của NSCLC (Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ)  và đề xuất một chiến lược tiềm năng để ức chế sự tăng trưởng của NSCLC bằng cách sử dụng kết hợp Guaiazulene và các chất ức chế autophagy. Chất này được đặt tiềm năng là chất điều trị ung thư mới.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Guaiazulene có thể giúp kiểm soát các tình trạng khác nhau, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, khối u, điều hòa miễn dịch, thuốc long đờm, thuốc lợi tiểu, toát mồ hôi, loét, viêm da, tăng sinh và viêm dạ dày. Những tình trạng này đều liên quan đến quá trình peroxid hóa lipid và phản ứng viêm.

5 Liều dùng – Cách dùng

5.1 Liều dùng 

Người lớn mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần uống 4 – 8mg.

5.2 Cách dùng 

Dùng đường uống, có thể uống vào  thời điểm bất kỳ. Nếu có tình trạng khó chịu dạ dày, đau dạ dày thì có thể uống ngay lúc đó.

Đối với dạng bào chế viên nén, viên nang,… cần uống nguyên viên, không bẻ, nghiền hay làm nát viên. Uống thuốc với 1 cốc nước đầy (250ml).

==>> Xem thêm về hoạt chất: Chlorobutanol chất bảo quản ngăn ngừa nhiễm bẩn cho dung dịch nhỏ mắt 

6 Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy,…

Thuốc khi vào cơ thể sẽ các các phản ứng khác nhau, nếu trong quá trình sử dụng, người dùng gặp bất kỳ thay đổi bất thường nào của cơ thể, đặc biệt là chúng không biến mất thì phải báo ngay với bác sĩ. Đặc biệt, với những tác dụng phụ dưới đây thì người dùng cần ngưng thuốc và liên hệ bác sĩ ngay:

Các phản ứng dị ứng như phát ban ; nổi mề đay; ngứa ; Da đỏ, sưng, phồng rộp hoặc bong tróc có hoặc không sốt ; thở khò khè ; tức ngực hoặc cổ họng; khó thở, nuốt hoặc nói chuyện; khàn giọng bất thường; hoặc sưng miệng, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

7 Tương tác thuốc

Nếu bạn đang sử dụng cùng lúc nhiều thuốc điều trị bệnh, nên thông báo với bác sĩ về tiền sử dùng thuốc của bạn. Guaiazulene gây giảm hấp thu ở một số thuốc.

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Ethosuximid: Thuốc sucinimid chống động kinh – Dược thư Quốc Gia 2022 

8 Thận trọng

Hoạt chất này có thể ảnh hưởng hấp thu các thuốc. Báo với bác sĩ về tiền sử dùng thuốc của bạn.

Không nên tự ý tăng liều hơn so với đơn của bác sĩ hoặc khuyến cáo của thuốc.

9 Các câu hỏi thường gặp

9.1 Có nên sử dụng Guaiazulene cho trẻ em không?

Đối với trẻ em thì Guaiazulene không khuyến cáo sử dụng do thiếu các dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả trên nhóm đối tượng này.

9.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Guaiazulene không?

Thận trọng khi sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất cho các đối tượng này do lo ngại về tính an toàn.

10 Các dạng bào chế phổ biến

Guaiazulene được bào chế dạng viên nén, viên nang hay Dung dịch uống.

Một số chế phẩm trên thị trường chứa hoạt chất Guaiazulene có thể kể tới như: Pepsane (gel uống), Gebhart,..

Guaiazulene
Chế phẩm chứa Guaiazulene

11 Một số ứng dụng khác của hoạt chất

Bên cạnh việc được sử dụng trong y học, Guaiazulene còn được sử dụng trong ngành mỹ phẩm. Guaiazulene trong mỹ phẩm được FDA cấp phép là chất tạo màu, làm dịu da, chăm sóc da. Hơn nữa, Guaiazulene còn được sử dụng như một loại thuốc nhuộm dễ bay hơi. 

12 Tài liệu tham khảo

  1. Chuyên gia PubChem. Guaiazulene | C15H18 | CID 3515, PubChem. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
  2. Tác giả A P Kourounakis, E A Rekka, P N Kourounakis (Ngày đăng tháng 9 năm 1997). Antioxidant activity of guaiazulene and protection against paracetamol hepatotoxicity in rats, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
  3. Tác giả Qin Ye 1, Li Zhou 2, Ping Jin 2, Lei Li 3, Shuwen Zheng 1, Zhao Huang 2, Jiayang Liu 2, Siyuan Qin 2, Hao Liu 1, Bingwen Zou 4, Ke Xie (Ngày đăng 15 tháng 4 năm 2021). Guaiazulene Triggers ROS-Induced Apoptosis and Protective Autophagy in Non-small Cell Lung Cancer, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.

Để lại một bình luận