Glycyrrhizin (acid glycyrrhizinic)

1 Dược lý và cơ chế tác dụng

Acid Glycyrrhizinic, còn được gọi là Glycyrrhizin, là một Saponin triterpenoid thu được từ chất chiết xuất từ ​​rễ và thân rễ của Cam Thảo (Glycyrrhiza glabra). Thông thường, chiết xuất rễ cam thảo khô có thể chứa khoảng 4 – 25% saponin, cùng với các hợp chất khác như polyphenol, saponin, triterpen,… Một trong những triterpen được tìm thấy trong chiết xuất là aglycone triterpenic, acid glycyrrhetinic, hoặc ‘enoxolone’. Tinh chế thêm bằng cách sử dụng một số kỹ thuật chiết xuất thường cho muối monoammonium glycyrrhetinate làm sản phẩm tinh khiết.

Acid Glycyrrhizinic được chứng minh có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và chống virus đồng thời cải thiện khả năng dung nạp Glucose, điều hòa lượng đường trong máu và nồng độ insulin trong huyết thanh.

Cơ chế tác dụng: acid glycyrrhizinic được tìm thấy ở 2 dạng là alpha và beta. Dạng alpha thường chiếm ưu thế tại gan hơn dạng beta do đó người ta cho rằng dạng alpha có tác dụng chống viêm gan.

Hoạt tính kháng virus thông qua việc ức chế sự nhân lên của virus đồng thời điều hóa miễn dịch.

2 Đặc tính dược động học

Hấp thu: Thuốc được hấp thu một phần qua Đường tiêu hóa. Sau khi được hấp thu sẽ chuyển thành acid glycyrrhizic.

Phân bố: Thuốc không liên kết với protein huyết tương. Chất chuyển hóa thể hiện sự liên kết với protein huyết tương lớn, điển hình là Albumin.

Chuyển hóa: Sau khi uống, acid glycyrrhizic gần như bị thủy phân hoàn toàn bởi hệ vi khuẩn đường ruột để tạo thành acid glycyrrhetinic.

Thải trừ: Thuốc được thải trừ qua mật dưới dạng không đổi và dạng chất chuyển hóa.

Glycyrrhizin - dịch chiết cam thảo và những công dụng với sức khỏe
Glycyrrhizin – dịch chiết cam thảo và những công dụng với sức khỏe

3 Chỉ định

Sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên.

Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt.

Điều trị nhiễm virus.

Hỗ trợ làm giảm lipid máu.

Hỗ trợ làm hạ đường huyết.

Phối hợp với các thuốc khác trong điều trị loét dạ dày tá tràng và các bệnh dạ dày khác.

4 Chống chỉ định

Mẫm cảm với glycyrrhizic.

Liều dùng – Cách dùng

Hiện chưa có khuyến cáo về liều lượng tiêu chuẩn, nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ủy ban Khoa học Thực phẩm Châu Âu đều khuyến nghị không sử dụng quá 100mg glycyrrhizic mỗi ngày.

Tốt nhất, nên sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

5 Tác dụng không mong muốn

Axit Glycyrrhizic đã được chứng minh là không có tác dụng gây đột biến, gây độc cho gen, gây quái thai cũng như gây ung thư.

Một số phản ứng phụ có thể gặp phải trong quá trình điều trị bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, phản ứng dị ứng,…

Thông báo với bác sĩ tất cả những tác dụng không mong muốn bạn gặp phải trong quá trình điều trị để được xử trí kịp thời.

6 Tương tác

Thuốc ức chế men chuyển và thuốc lợi tiểu: Tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

Digoxin: Tăng độc tính của Digoxin.

Corticoid: Tăng tác dụng của corticoid.

Insulin hoặc thuốc cho bệnh tiểu đường: Glycyrrhizic có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Thuốc nhuận tràng: Glycyrrhizic có thể gây mất Kali ở những người dùng thuốc nhuận tràng kích thích.

Thuốc ức chế MAO: Glycyrrhizic có thể làm cho tác dụng của loại thuốc chống trầm cảm này mạnh hơn.

Uống thuốc tránh thai: Đã có báo cáo về trường hợp phụ nữ bị huyết áp cao và nồng độ kali thấp khi họ uống cam thảo trong khi uống thuốc tránh thai.

7 Thận trọng

7.1 Lưu ý khi sử dụng

Sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo.

Việc sử dụng quá liều lượng khuyến cáo có thể gây mất cân bằng điện giải, giảm nồng độ kali máu, yếu cơ, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim.

Thận trọng khi sử dụng glycyrrhizic cho các đối tượng:

  • Người bệnh huyết áp cao.
  • Bệnh nahan suy tim sung huyết.
  • Bệnh nhân bị bệnh thận hoặc có nồng độ kali thấp.

7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữu có thai và bà mẹ cho con bú

Chỉ sử dụng glycyrrhizic cho phụ nữu có thai và bà mẹ cho con bú để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ.

8 Nghiên cứu về tác dụng của glycyrrhizic trong điều trị SAR-COVID

Các nhà khoa học đã phân tích tiềm năng chống vi-rút corona của sản phẩm tự nhiên axit glycyrrhizic (GLR), một loại thuốc dùng để điều trị các bệnh về gan (bao gồm cả viêm gan do vi-rút) và viêm da cụ thể (chẳng hạn như viêm da dị ứng) ở một số quốc gia.

Các tính chất của GLR và axit glycyrrhetinic chuyển hóa hoạt động chính của nó được trình bày và thảo luận. GLR đã thể hiện các hoạt động chống lại các loại vi-rút khác nhau, bao gồm cả vi-rút corona ở người và động vật có liên quan đến SARS.

GLR là một saponin không tan huyết và là chất chống viêm có hoạt tính miễn dịch mạnh, có tác dụng cả tế bào chất và màng.

Ở cấp độ màng tế bào, GLR gây ra sự mất tổ chức phụ thuộc vào cholesterol của bè lipid, vốn rất quan trọng đối với sự xâm nhập của coronavirus vào tế bào.

Ở cấp độ nội bào và lưu thông, GLR có thể bẫy protein nhóm 1 có tính di động cao và do đó ngăn chặn các chức năng báo động của HMGB1.

Do đó, có thể kết luận rằng GLR nên được xem xét thêm và đánh giá nhanh chóng để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

9 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Christian Bailly và cộng sự (Ngày đăng năm 2020). Glycyrrhizin: An alternative drug for the treatment of COVID-19 infection and the associated respiratory syndrome?, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  2. Tác giả Jean-Michel Mérillon và cộng sự (Ngày đăng năm 2017). The Pharmacological Activities of Glycyrrhizinic Acid (“Glycyrrhizin”) and Glycyrrhetinic Acid, NCBI. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.

Để lại một bình luận