Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Magnoliidae (Phân lớp Mộc lan) |
Bộ(ordo) |
Magnoliales (Mộc lan) |
Họ(familia) |
Magnoliaceae (Mộc lan) |
Chi(genus) |
Talauma |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Talauma gioi A. Chev. |
Giổi thuộc dạng cây to, kích thước lớn, chiều cao khoảng 20 mét. Nhân dân thường sử dụng quả và hạt của cây để làm gia vị kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác và chữa tê bì tay chân. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Giổi.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Talauma gioi A. Chev.
Họ thực vật: Mộc lan Magnoliaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Giổi thuộc dạng cây to, kích thước lớn, chiều cao khoảng 20 mét.
Thân cây có dạng hình trụ, cây mọc thẳng, vỏ thân có màu xám, trên bề mặt có những vết nứt dọc.
Lá cây mọc so le, mặt trên của lá có màu lục bóng, mặt dưới có phủ một lớp lông tơ màu hung.
Cuống lá dài.
Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, hoa có kích thước to, có lông.
Đài và tràng giống nhau.
Quả sau khi chín hóa gỗ, nứt thành 2 mảnh, nứt theo chiều dọc.
Hạt dính liền với trụ của đế hoa.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Quả và vỏ cây.
1.3 Đặc điểm phân bố
Giổi được tìm thấy ở nhiều tỉnh thuộc miền núi của nước ta như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc. Các tỉnh thuộc miền trung và tây nguyên như Hà Tĩnh, Nghệ An, Gia Lai,…
Cây thường mọc trong các khu rừng kín cùng với một số loài cây gỗ khác ở độ cao 300 đến 800 mét.
Cây cũng thường mọc ở ngay ven rừng có khí hậu ẩm ướt.
Giổi có bản chất là một loài ưa sáng, cây có khả năng chịu bóng khi còn nhỏ.
Giổi là loài ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng không đều nhau. Nhân dân ở huyện Yên Lập của tỉnh Phú Thọ đem cây từ trên rừng về trồng trong vườn nhà thì thấy 6-7 năm cây bắt đầu ra hoa quả, những năm sau thì sản lượng sẽ nhiều hơn năm trước. Phát hiện được nhiều cây con mọc từ hạt dưới gốc cây mẹ. Những cây còn nhỏ sau khi bị chặt hoặc gãy vẫn có khả năng mọc lại.
Gỗ của cây có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu vàng thường được dùng trong đời sống hàng ngày như làm hòm, làm nhà,..
Hạt của cây là một loại gia vị quý được coi là đặc sản của nước ta. Giổi có thể được trồng bằng hạt và trồng để làm rừng.
2 Thành phần hóa học
Sau khi xác định bằng sắc ký khí và sắc ký liên hiệp với khối phổ, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự nhận thấy rằng, các bộ phận của cây Giổi có chứa safrol, methyl eugenol.
Ngoài da cây còn chứa tinh dầu với thành phần gồm Camphor, elemicin, beta-caryophylen.
3 Công dụng của cây dổi
3.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Quả và hạt có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng. Vỏ cây có vị đắng cay, thơm nhẹ, tính ấm.
Quả và vỏ của cây Giổi đều được biết đến với công dụng khu phong, tiêu thực, thanh nhiệt,…
3.2 Công dụng
Quả và vỏ của cây được sử dụng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, khó tiêu, trị đau bụng.
Ngoài công dụng trên, vỏ của cây Giổi còn được sử dụng để làm thuốc chữa sốt với liều dùng từ 6-10g quả mỗi ngày hoặc 20-30g vỏ cây đem sắc lấy nước uống.
Có thể sử dụng 100g quả hoặc 200g vỏ cây ngâm với 500ml rượu 40 độ để xoa bóp trong trường hợp đau nhức, tê bì tay chân.
Quả và hạt của cây cũng được sử dụng như một loại gia vị bằng cách giã cùng với muối để chấm thức ăn hoặc cất lấy tinh dầu.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Giổi, trang 872-873, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.