Ethylenediaminetetraacetic Acid (EDTA) là một dẫn xuất ethylenediamine và một axit polyamino carboxylic. Ethylenediaminetetraacetic Acid là tác nhât chelat có thể cô lập nhiều loại cation đa hóa trị. Vậy những đặc tính cũng như ứng dụng của tá dược này là gì? Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết hơn về Ethylenediaminetetraacetic Acid.
1 Ethylenediaminetetraacetic Acid là gì?
1.1 Tên gọi
Danh pháp IUPAC của Ethylenediaminetetraacetic Acid là 2-[2-[bis(carboxymethyl)amino]ethyl-(carboxymethyl)amino]acetic acid.
Tên gọi khác của Ethylenediaminetetraacetic Acid là: Edetic Acid, EDTA acid, Edathamil…
Số CAS: 688-55-1.
1.2 Công thức hóa học
Công thức phân tử: C10H16N2O8 hay ((HOOCCH2)2NCH2)2.
Công thức cấu tạo:
Ethylenediaminetetraacetic Acid là một axit tetracarboxylic, một dẫn xuất ethylenediamine và một axit polyamino carboxylic. Nó là một axit liên hợp của EDTA(2-).
EDTA đã được sản xuất tại tập đoàn hóa chất Merck của Đức. EDTA Merck có chất lượng tốt, được nhiều công ty lựa chọn làm nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
2 Tính chất của Dicaprylyl Ether
2.1 Tính chất vật lý
Trạng thái | Chất rắn kết tinh không màu hoạc dạng bột màu trắng |
Khối lượng phân tử | 292,24 g/mol |
Tỷ trọng | 0,860 g/cm−3 (ở 20°C) |
Tính tan | Ít tan trong nước (ở 20 độ C tan 0,05g/100ml nước), không tan trong dung môi hữu cơ thông thường |
Nhiệt độ phân hủy | 240 độ C |
Điểm nóng chảy | 237 °C |
Mật độ | 0,86 ở 68°F |
Hằng số phân ly (pKa) | 0,26 |
2.2 Tính chất hóa học
Ethylenediaminetetraacetic Acid là một acid hữu cơ, mang đầy đủ tính chất hóa học của một acid.
Trung hòa bằng hydroxit kim loại kiềm để tạo thành một loạt muối tan trong nước chứa từ một đến bốn cation kim loại kiềm.
EDTA có thể được tổng hợp từ Ethylene Diamine (C2H4(NH2)2), formol (HCHO) và gốc Cyanide (HCN hoặc NaCN). Trong cấu trúc của nó chứa 2 nhóm amin đó là NH2 và 4 gốc carboxyl COOH.
3 EDTA có tác dụng gì?
3.1 Công dụng của EDTA trong y học: Ống EDTA là gì?
Ethylenediaminetetraacetic Acid là một chất chelat được sử dụng để điều trị nhiễm độc thủy ngân và chì và một số bệnh thiếu máu phụ thuộc vào truyền máu.
Chỉ định để: Giảm nồng độ trong máu và giảm dự trữ chì trong ngộ độc chì (cấp tính và mãn tính) và bệnh não do chì, ở cả trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, EDTA còn có khả năng ngăn ngừa đông máu. Tính chất này của EDTA trong xét nghiệm máu, nó ngăn cản quá trình đông máu bằng cách tạo phức với ion Ca2+, một yếu tố trong quá trình đông máu. Nồng độ sử dụng là 1,5 mg/1 ml máu toàn phần.
Các ống EDTA thường chứa muối của Ethylenediaminetetraacetic Acid, dùng để chứa mẫu máu sau khi lấy máu để mang đi xét nghiệm. Khi lấy máu vào những ống này sẽ giúp máu không bị đông, tạo điều kiện cho các xét nghiệm sinh hóa máu.
3.2 Phụ gia thực phẩm
Ethylenediaminetetraacetic Acid được sử dụng trong chế biến, bảo quản thức ăn, thức ăn chăn nuôi… Giúp tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm, chống nhiễm khuẩn gây hư hỏng thức ăn.
Lượng tiêu thụ hàng ngày được FAO/WHO chấp nhận: 0-2,5 mg/kg trọng lượng cơ thể.
3.3 Ứng dụng EDTA trong mỹ phẩm
EDTA trong mỹ phẩm có vai trò bảo quản, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trong các sản phẩm mỹ phẩm. Ngoài ra, EDTA cũng như các muối của nó cũng được dùng để cải thiện khả năng tạo bọt của sản phẩm mỹ phẩm, chống oxy hóa, ổn định công thức, ổn định pH của sản phẩm…
EDTA và muối của nó đã được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem bôi da, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kem chống nắng, dung dịch vệ sinh…
3.4 EDTA trong thủy sản
EDTA có công dụng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm do khả năng khử các ion kim loại trong ao nuôi, cải thiện môi trường nuôi tôm trong ao, hồ, giảm độ nhớt, váng hay cặn bã, khử các độc tố sinh ra bởi tảo, chống sốc, giúp tôm dễ lột vỏ và phát triển hơn…
4 Độ ổn định và bảo quản
Các chất chelat rắn nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị đóng bánh.
Các chất chelat, về bản chất, có xu hướng ăn mòn các kim loại như đồng, Kẽm và Sắt. Muối kiềm chelat ăn mòn nhôm nghiêm trọng và nên tránh tiếp xúc với các muối này. Thép không gỉ và hầu hết các polyme hoặc chất phủ có khả năng chịu được kiềm loãng đều được chấp nhận làm vật liệu xây dựng khu vực quản bảo các chất chelat.
5 Thông tin an toàn
5.1 Độc tính
Ethylenediaminetetraacetic Acid có thể gây kính ứng mắt, bỏng da, mắt, kích ứng đường hô hấp
5.2 Xử trí
Nếu hít phải: Cần rời khỏi khu vực ô nhiễm, thở không khí trong lành, nghỉ ngơi.
Nếu dính trên da: Nên rửa sạch da với nhiều nước, có thể để vùng da dính phải EDTA dưới vòi nước cho chảy nhiều nước.
Nếu dính vào mắt: Rửa sạch mắt với nhiều nước.
Nếu nuốt phải: Cần súc miệng sạch, sau đó uống 1-2 ly nước.
Xử trí khi tràn đổ: Bảo vệ cá nhân: mặt nạ phòng độc có bộ lọc hạt thích ứng với nồng độ của chất trong không khí. Quét chất đổ tràn vào thùng chứa phi kim loại có nắp đậy. Cẩn thận thu thập phần còn lại. Sau đó lưu trữ và xử lý theo quy định.
5.3 Khả năng cháy nổ
Ethylenediaminetetraacetic Acid dễ cháy, tạo ra khói khó chịu, độc hại. Các hạt phân tán mịn tạo thành hỗn hợp nổ trong không khí.
Chữa cháy: sử dụng bình chữa cháy bằng hóa chất khô, carbon dioxide , bình xịt nước hoặc cồn hoặc bọt polymer.
6 Chế phẩm
Những chế phẩm có chứa Ethylenediaminetetraacetic Acid (EDTA) trên thị trường hiện nay là: pH Care Intimate Wash, pH Care Cool Wind 50ml, Quý Phi Đỏ, Johnson’s Baby Clear, Nước tẩy trang Bioderma, Neofem pH Care, Nhỏ mũi Rhino Trophyl, Xịt mũi PlasmaKare Spray, Avizor Lacrifresh Comfort…
Hình ảnh:
7 Thông tin thêm về Ethylenediaminetetraacetic Acid
Giảm tiểu cầu do Ethylenediaminetetraacetic Acid gây ra có liên quan đến bệnh cường giáp của Graves:
Giảm tiểu cầu phụ thuộc Ethylenediaminetetraacetic Acid (EDTA-PTCP) là một hiện tượng in vitro của sự kết tập tiểu cầu do EDTA gây ra. Một số cơ chế đã được đề xuất để giải thích hiện tượng này. EDTA-PTCP đã được tìm thấy ở những người khỏe mạnh và những bệnh nhân mắc nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm nhiễm virus, bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh ung thư và bệnh tự miễn. Trong trường hợp hiện tại, một người đàn ông 66 tuổi có tiền sử hồi hộp 5 tháng. Bệnh nhân có biểu hiện cường giáp Graves và được chẩn đoán mắc chứng EDTA-PTCP thoáng qua. Với sự cải thiện của bệnh cường giáp, hiện tượng EDTA-PTCP biến mất. Cho đến nay, EDTA-PTCP liên quan đến bệnh cường giáp của Graves vẫn chưa được báo cáo trong tài liệu.
8 Tài liệu tham khảo
- Tác giả: Chuyên gia Pubchem (Cập nhật ngày 09 tháng 09 năm 2023). Edetic Acid, NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Tom George và cộng sự (Cập nhật ngày 26 tháng 06 năm 2023). Ethylenediaminetetraacetic Acid (EDTA), NCBI. Truy cập ngày 16 tháng 09 năm 2023.
- Tác giả: Jing Jing và cộng sự (Ngày đăng: tháng 12 năm 2022). Ethylenediaminetetraacetic Acid-induced Pseudothrombocytopenia in Association with Graves’ Hyperthyroidism, Pubmed. Truy cập ngày 16 tháng 09 năm 2023.