Eflapegrastim

Tên chung quốc tế: Eflapegrastim

Biệt dược thường gặp: Rolvedon

Loại thuốc: Các yếu tố kích thích khuẩn lạc

Mã ATC: L03AA19

1 Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch tiêm truyền chứa hàm lượng 13,2 mg Eflapegrastim.

Thuốc có thành phần Eflapegrastim
Thuốc có thành phần Eflapegrastim 

2 Dược lực học

Eflapegrastim, là một yếu tố tăng trưởng tạo máu tác dụng kéo dài mới  (rhG-CSF), bao gồm một chất tương tự rhG-CSF được liên hợp với một đoạn Fc IgG4 của người thông qua một liên kết polyethylene glycol ngắn. Điều này kích hoạt tín hiệu, dẫn đến bạch cầu tăng sinh, sống sót.

Eflapegrastim làm tăng số lượng bạch cầu trung tính theo liều lượng ở cả người bình thường và người mắc bệnh ung thư.

3 Dược động học

Hấp thu: thời gian đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương ở liều khuyến cáo là 25 giờ, Tmax tăng khi liều lượng tăng lên.

Phân bố: Thể tích phân bố trạng thái ổn định của eflapegrastim-xnst là 1,44 L. và tỷ lệ liên kết protein chưa được nghiên cứu cụ thể.

Chuyển hoá: Chuyển hóa Eflapegrastim thông qua quá trình phân huỷ nội sinh khi vào trong tế bào.

Thải trừ:  Eflapegrastim không được đào thải qua nước tiểu. Thời gian bán huỷ là 36.4 giờ.

4 Chỉ định

Eflapegrastim được chỉ định điều trị chứng giảm bạch cầu trung tính do hóa trị, ung thư, nhằm giảm tỷ lệ nhiễm trùng ở người lớn mắc bệnh ác tính không phải tuỷ. 

Chỉ định của Eflapegrastim
Chỉ định của Eflapegrastim 

5 Chống chỉ định

Người mẫn cảm với thành phần của Eflapegrastim.

6 Liều dùng – Cách dùng

6.1 Liều dùng 

Liều dùng khuyến cáo ở người lớn là tiêm một mũi 13,2 mg liều duy nhất, cho mỗi chu kỳ hóa trị, sau đó nghỉ 14 ngày không dùng thuốc. Lưu ý không sử dụng eflapegrastim trong vòng 24 giờ sau thuốc hóa trị liệu độc tế bào.

6.2 Cách dùng 

Thuốc dùng tiêm dưới da thông qua ống tiêm đã nạp sẵn liều. Lấy hộp ra khỏi tủ lạnh và đặt khay trên một bề mặt phẳng sạch trong tối thiểu 30 phút trước khi tiêm. 

Tiêm toàn bộ lượng thuốc trong ống dưới sự hướng dẫn hoặc trợ giúp của nhân viên y tế.

Thay đổi vị trí tiêm thường xuyên để tránh teo mô.

7 Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau xương, đau đầu, sốt, thiếu máu, phát ban, đau nhức cơ, đau khớp, đau lưng, giảm cảm giác thèm ăn, phù ngoại biên, đau bụng, chóng mặt, khó thở, ho, giảm tiểu cầu, đau, đau tứ chi…

8 Tương tác thuốc

Chưa có nghiên cứu về tương tác của Eflapegrastim với các thuốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ thuốc gì trong quá trình điều trị.

9 Thận trọng

Báo cáo về trường hợp tử vong do vỡ lá lách khi dùng thuốc đã có, nếu có triệu chứng đau bụng trên bên trái và đau vai sau khi truyền thuốc cần báo ngay với bác sĩ.

Bệnh nhân bị sốt, suy hô hấp sau khi tiêm thuốc có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Người bệnh có tiền sử dị ứng với eflapegrastim, Pegfilgrastim hoặc Filgrastim cần chống chỉ định dùng thuốc do nguy cơ sốc phản vệ, dị ứng nghiêm trọng.

Hội chứng rối loạn hồng cầu hình lưỡi liềm gây tử vong có thể xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử mắc rối loạn hồng cầu hình liềm.

Đã báo cáo tình trạng tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu nên cần theo dõi các công thức máu trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc 

Hội chứng rò rỉ mao mạch được báo cáo và đặc trưng bởi hạ huyết áp, giảm Albumin máu, phù nề và cô đặc máu. Nếu gặp các triệu chứng trên cần liên hệ ngay với bác sĩ vì bệnh diễn tiến nhanh đe doạ tính mạng.

Viêm cầu thận đã được báo cáo; thường sẽ khỏi sau khi giảm liều hoặc ngừng thuốc.

Viêm động mạch chủ có thể xảy ra vào tuần đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị, cần báo ngay với bác sĩ khi có triệu chứng sốt, đau bụng, đau lưng…

Hội chứng loạn sản tủy (MDS) và bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML) tăng khi dùng thuốc ở bệnh nhân đang hóa trị ung thư vú và phổi.

10 Thời kỳ mang thai và cho con bú

Chưa có các nghiên cứu trên người về độc tính của Ixazomib ở phụ nữ mang thai, nhưng dựa trên cơ chế thuốc và các nghiên cứu trên động vật, Ixazomib tiềm ẩn rủi ro dị tật cho thai nhi nên không dùng thuốc khi có thai và tránh mang thai trong khi đang điều trị kéo dài đến 90 ngày sau liều cuối cùng.

Không có dữ liệu về thuốc trong sữa mẹ và tác động của thuốc đối với trẻ bú mẹ, vì vậy để tránh những phản ứng có hại nghiêm trọng với trẻ, không cho con bú trong thời gian dùng thuốc và ít nhất 90 ngày sau liều điều trị cuối cùng.

11 So sánh hiệu quả điều trị của eflapegrastim với pegfilgrastim 

Tiến hành so sánh hiệu quả eflapegrastim và pegfilgrastim trong việc điều trị tình trạng giảm bạch cầu trung tính do hóa trị liệu ở những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn đầu đang điều trị bằng hóa trị liệu độc tế bào. 

So sánh hiệu quả eflapegrastim với pegfilgrastim
So sánh hiệu quả eflapegrastim với pegfilgrastim 

Đối tượng: Bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn đầu (ESBC) từ Giai đoạn I đến IIIA được phân ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 để dùng eflapegrastim liều cố định 13,2 mg (3,6 mg G-CSF) hoặc pegfilgrastim (6 mg G-CSF) dùng một ngày sau liệu pháp docetaxel/cyclophosphamide (TC) tiêu chuẩn trong bốn chu kỳ. 

Kết quả từ nghiên cứu này chứng minh hiệu quả không kém và độ an toàn tương đương đối với eflapegrastim ở liều G-CSF thấp hơn so với pegfilgrastim. Tiềm năng của eflapegrastim để mang lại lợi ích lâm sàng có thể được xem xét.

12 Bảo quản

Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C, tránh tiếp xúc với ánh nắng, ẩm ướt, không để trong tủ đông.

13 Quá liều

Chưa có báo cáo, trong trường hợp quá liều nên ngừng thuốc và cấp cứu.

14 Tài liệu tham khảo

Chuyên gia Drugbank. Eflapegrastim. Drugbank. Truy cập ngày 28  tháng 10 năm 2024.

Chuyên gia Drugs.com. Eflapegrastim. Drugs.com. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2024.

Chuyên gia Pubchem. Eflapegrastim . Pubchem. Truy cập ngày 28  tháng 10 năm 2024.

Tác giả Patrick Wayne Cobb và cộng sự (Ngày đăng 20 tháng 7 năm 2020) A comparison of eflapegrastim to pegfilgrastim in the management of chemotherapy‐induced neutropenia in patients with early‐stage breast cancer undergoing cytotoxic chemotherapy (RECOVER): A Phase 3 study . Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2024.

Để lại một bình luận