Diethanolamin

1 Tên gọi 

Tên theo một số dược điển. 

USP: Diethanolamine. 

Tên khác: Bis(hydroxyethyl)amin; DEA; diethanolamin; 2,2′-dihydroxy- diethylamin; diolamin; 2,2′-iminodiethanol. 

Tên hóa học: 2,2′-Iminobisethanol. 

2 Tính chất 

Công thức tổng quát và khối lượng phân tử: C4H11O2 = 105,14. 

Phân loại theo chức năng: Chất làm kiềm hóa; chất nhũ hóa. 

Mô tả: USP mô tả diethanolamin là một hỗn hợp gồm phần lớn diethanolamin, ở nhiệt độ của phòng, là chất rắn mềm, màu trắng. Khi nóng hơn, nó trở nên lỏng, trong và nhớt với mùi amoniac nhẹ.

Công thức cấu tạo của Diethanolamine
Công thức cấu tạo của Diethanolamine

3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển

Thử nghiệm USP
Định tính +
Chỉ số khúc xạ ở 30°C 1,473-1,476
Hàm ẩm ≤ 0,15%
Triethanolamin ≤ 1,0%
Tạp hữu cơ bay hơi +
Định lượng (chất khan) 98,5-101,0%

4 Đặc tính

Độ acid/kiềm: dung dịch nước 0,1N có pH 11,0. 

Nhiệt độ tự cháy: 662°C. 

Điểm sôi: 268,8°C. 

Hằng số phân ly: pK = 8,88. 

Điểm chảy: 28°C. 

Độ hòa tan: phân tán được trong aceton, cloroform, Glycerin và methanol; 1/24 phần benzen; 1/125 phần ether; 1/1 phần nước.

5 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm

Diethanolamin đầu tiên được dùng trong dược phẩm làm chất đệm như nhũ dịch có acid béo rồi làm chất phân tán và hiệu chỉnh pH. Diethanolamin cũng được dùng để tạo muối hòa tan với các acid hữu cơ iod hóa như trong chất cản quang, làm chất bảo quản chống mất màu của thuốc nước có muối hexamethylen-tetramin-1,3- dicloropropen. 

Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm

6 Diethanolamin cũng còn được dùng trong mỹ phẩm

Độ ổn định và điều kiện bảo quản. 

Diethanolamin, giống như monoethanolamin, là chất thân nước, nhậy cảm với ánh sáng và oxy nên phải được bảo quản trong thùng kín, tránh ánh sáng, để nơi khô, mát. 

7 Tương kỵ

Diethanolamin là amin bậc 2, có chứa nhóm hydroxyl nên có thể tham gia vào các phản ứng đặc hiệu của amin bậc 2 và alcol. Nhóm amin thường biểu hiện hoạt tính mạnh hơn. 

Diethanolamin sẽ phản ứng với acid, anhydric acid, acid clorid, ester để tạo nên dẫn chất amid và với carbonat propylen hay arbonat mạch vòng khác tạo nên các carbonat tương ứng 

Diethanolamin, như một amin bậc 2, phản ứng với aldehyd và ceton, tạo ra aldimin và cetimin. Diethanolamin cũng phản ứng với đồng (Cu) tạo ra phức hợp muối. Sự có mặt của kim loại nặng có thể làm cho dung dịch mất màu hay kết tủa. 

8 Tính an toàn

Diethanolamin được dùng trong công thức thuốc bôi tại chỗ và thuốc tiêm, nồng độ tới 0,3% w/y được dùng trong dịch truyền. Nghiên cứu thực nghiệm trên chó cho thấy khi truyền IV liều lớn có thể làm an thần, hôn mê và tử vong. Diethanolamin ít độc hơn monoethanolamin. 

Diethanolamin nồng độ cao kích ứng với da, mắt và niêm mạc. Tác dụng này ít hơn khi nồng độ thấp hơn 10% w/v. 

Liều ước tính gây tử vong cho người là 5-15g/kg thể trọng. 

LD50 (chuột lang, uống): 2,0g/kg. 

LD50 (thỏ, uống): 2,2g/kg. 

LD50 (chuột, IM): 1,5g/kg. 

LD50 (chuột, IV): 0,78g/kg. 

Hội đồng chuyên gia về mỹ phẩm của Mỹ kết luận rằng không được vượt 5% ethanolamin trong các chế phẩm dùng bôi trên da kéo dài. Diethanolamin không được dùng trong các chế phẩm có chứa N- nitrosamin. 

9 Thận trọng khi xử lý. 

Diethanolamin kích ứng da, mắt và niêm mạc. Cần có các biện pháp phòng hộ: quần áo, kính, găng tay và mặt nạ chống bụi. Tốt nhất là xử lý trong tủ hút. 

Tại Anh, nồng độ cho phép khi tiếp xúc dài hạn (8 giờ) là 13mg/m3 hay 3ppm. 

Dietanolamin có thể cháy khi tiếp xúc với nhiệt hay ngọn lửa.

10 Các chất liên quan

Monoethanolamin; triethanolamin. 

11 Tài liệu tham khảo 

1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Diethanolamin trang 253 – 255. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023. 

Để lại một bình luận