Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị sốt cao, tăng huyết áp, hen suyễn, Địa long được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, Thuốc Gia Đình xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Địa long.
1 Địa long là con gì?
Địa Long còn có tên gọi khác là Giun đất, Giun khoang, Trùn hổ, số ở trong đất ẩm xốp, nhiều mùn, là loài lưỡng tính.
Tên khoa học của Địa long là Lumbricus, thuộc họ Giun đất (Megascolecidae).
1.1 Đặc điểm động vật
Động vật không xương, thân hình trụ, tròn, dài khoảng 10-30cm, đường kính 5-10mm, có khoang cổ và nhiều vòng đốt xếp sít nhau. Da trơn bóng có 4 đôi lông cứng giúp giun di chuyển. Phần đầu to hơn phần đuôi. Toàn thân màu nâu vàng hay nâu đỏ, đôi khi đen, sẫm hơn ở phía lưng. Những loài giun đất có đường kính thân dưới 5mm và trên 10mm không được dùng làm thuốc. Ăn đất, lọc lấy chất mùn rồi thải bã ra ngoài.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn thân, được gọi là Địa long hoặc Thổ long.
Cách chế biến Giun đất: Bắt bỏ vào tro bếp, dùng rơm xát nhẹ hoặc rửa với nước Bồ Kết hay nước phèn chua cho hết lớp nhớt bên ngoài. Cắt bỏ đầu, tuốt bỏ hết đất cát trong bụng, dùng que nhỏ lộn mặt trong ra ngoài. Dùng nước ấm rửa nhiều lần, lần cuối lấy nước nóng pha chút muối rồi phơi hoặc sấy khô. Hoặc rửa bằng rượu. Hoặc dùng dao nhỏ rạch bụng, banh ra, rửa sạch đất cát, tẩm rượu rồi phơi hoặc sấy khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Phân bố rộng rãi ở mọi nơi, nhất là vùng đồng bằng.
2 Thành phần hóa học
Enzym tiêu sợi huyết của giun đất (EFE): EFE là một loại enzym protein phức tạp, chủ yếu hiện diện trong khoang tiêu hóa của giun đất. Sau khi phân lập được nhiều loại EFE từ các loài giun đất khác nhau như L.rubellus, L.bimastus, E.foetida. Các enzyme này cho thấy khả năng chịu đựng mạnh mẽ và ổn định cao với nhiệt độ cao và dung môi hữu cơ.
Chất lỏng coelomic: Chất lỏng bên trong coelom, ở hầu hết các nhóm động vật, nó hoạt động như một bộ xương thủy tĩnh và nó cũng có thể hỗ trợ chuyển động cục bộ của giun đất. Ở giun đất chưa trưởng thành khoang dịch thể không ngăn cách nhưng ở giun đất 3 tháng tuổi ngăn cách nhau bằng vách ngăn và giun đất chia làm 2 phần.
Protein: Giun đất được sử dụng làm nguồn thực phẩm vì nó chứa giá trị dinh dưỡng cao và các protein cơ bản có lợi cho con người. Một số axit amin quan trọng như tyrosine được tìm thấy trong giun đất.
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây Hòe – Vị thuốc cầm máu, giải nhiệt, hạ đường huyết hiệu quả
3 Tác dụng – Công dụng của Địa long
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Hoạt động miễn dịch
Giun đất là một loài động vật không xương sống duy nhất sở hữu các đặc tính miễn dịch và tăng cường trí nhớ vì nó tạo ra một số loại bạch cầu và các phân tử bảo vệ miễn dịch. Những phân tử này hữu ích cho cả hai loại miễn dịch: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch mắc phải. Giun đất có các tế bào celomocyte cũng hữu ích trong chức năng miễn dịch và điều chỉnh một số loại dấu hiệu CD có liên quan đến khả năng miễn dịch bẩm sinh. Các celomocytes tạo ra các phân tử bảo vệ miễn dịch khác nhau gây ra sự ngưng kết và thực hiện vai trò chính trong việc tiêu diệt các hạt lạ.
3.1.2 Hoạt động tiêu sợi huyết
Một số loài Giun đất quan trọng có hoạt tính tiêu sợi huyết mạnh và an toàn, chẳng hạn như Lumbricus rubellas và Eisenia fetida. Hầu hết các thành phần hóa học có trong Giun đất đều có tính ổn định cao, khả năng chịu nhiệt độ và dung môi hữu cơ cao. Chiết xuất Giun đất loại bỏ đáng kể sự đông máu của tiểu cầu và tăng cường hòa tan huyết khối trong máu và do đặc tính chữa bệnh của chúng, chúng được sử dụng để điều trị bệnh tim và mạch máu não. Theo các nghiên cứu gần đây, dịch celomic thể hiện nhiều đặc tính chữa bệnh như phân giải protein, phân giải tế bào, kìm hãm vi khuẩn và hoạt động giảm thiểu.
3.1.3 Hoạt động chống sốt
Theo các nghiên cứu, tăng nhiệt độ trực tràng của một con chuột thí nghiệm bằng cách tiêm hỗn dịch men dưới da và xác nhận sau 24 giờ. Một liều chiết xuất giun đất 50, 100, 200 mg/kg đã được sử dụng sau khi xác nhận và kết quả được so sánh với liều tiêu chuẩn của Paracetamol. Một sự giảm đáng kể đã được quan sát thấy ở nhiệt độ trực tràng do nấm men gây ra.
3.1.4 Kháng khuẩn
Giun đất cho thấy cơ chế bảo vệ của chúng chống lại mọi vi sinh vật xâm nhập. Vi khuẩn được sử dụng làm nguồn thức ăn cho Giun đất do giá trị dinh dưỡng của chúng. Giun đất tiêu diệt hầu hết tất cả các vi khuẩn có mặt trên trái đất để chúng phát triển và sinh sản. Chất lỏng coelomic của Lumbricus và Eisenia rất hữu ích cho việc bảo vệ Giun đất khỏi vi khuẩn. Một số protein quan trọng khác như Lysozyme và fetidin rất hữu ích cho sự phát triển của Giun đất.
3.1.5 Chống khối u
Các đại phân tử có trong chiết xuất Giun đất cho thấy tác dụng chống ung thư. EFE được phân lập từ E.foetida thể hiện hoạt tính chống ung thư chống lại các tế bào ung thư gan in vitro và in vivo. Ung thư biểu mô gan là loại ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới. Chất lỏng coelomic cô lập có chứa yếu tố ly giải tế bào coelomic 1 (CCF-1) đóng vai trò chính trong việc chữa khỏi các tế bào khối u.
3.1.6 Hoạt động chống loét
Các loại thuốc giảm đau khác nhau đã làm tăng đáng kể độ axit dạ dày (68%), axit tự do (35%). Theo một nghiên cứu gần đây, một loại bột giun đất được cung cấp với hàm lượng đặc biệt 160mg/kg, đã quan sát thấy sự giảm đáng kể mức độ dịch vị và tổng lượng axit ở chuột được điều trị. Kết quả tốt hơn so với điều trị bằng thuốc tiêu chuẩn Ranitidine.
3.1.7 Hoạt động chữa lành vết thương
Nhiều nghiên cứu đã xác định về việc chữa lành vết thương vì đây là một quá trình rất phức tạp. Trong quá trình lành vết thương, trước hết bắt đầu tái tạo biểu mô, phục hồi các mô liên kết bên dưới, tế bào sừng, nguyên bào sợi và tế bào nội mô tiếp cận tại vị trí tổn thương. Chiết xuất Giun đất được thu thập và tạo thành một hỗn hợp đồng nhất và bôi lên vết thương. Do đặc tính giảm thiểu, kháng khuẩn, cầm máu và chống oxy hóa, chúng rất hữu ích trong việc chữa lành vết thương và biểu mô hóa vết thương.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Cây Cúc Hoa Vàng Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
4 Công dụng theo y học cổ truyền
Địa long có tính hàn, vị mặn, hơi tanh, không độc, quy vào kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, chỉ suyễn, thông kinh lạc, lợi tiểu, hạ áp.
Địa long (Giun đất) trị bệnh gì? Trong đông y, Địa long được dùng trong trị sốt cao phát cuồng, sốt rét, co giật, hen suyễn, cao huyết áp, chân tay tê bại. Liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc 2-4g mỗi ngày dưới dạng thuốc bột.
5 Các bài thuốc từ Địa long
5.1 Chữa sốt
Sốt rét: Địa long, vỏ thân hoặc rễ xoan rừng, hậu phác nam mỗi vị 12g, Gừng, Trần Bì, dây thần thông mỗi vị 8g. Phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ làm viên, uống trong 1 ngày. Hoặc: Địa long 10 con cho vào quả Bưởi đã bỏ ruột, đốt thành than, tán bột, trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên. Hoặc: Địa long 80g, quả na điếc 40g, phèn chua 20g; na tẩm rượu sao vàng, tất cả tán thành bột mịn, luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đậu xanh, người lớn uống mỗi lần 10 viên, ngày 2 lần, trong 4-5 ngày.
Sốt cao, co giật: Địa long 30g, quả trám trắng 100g. Phơi khô, tán thành bột mịn, trộn với hồ hoặc mật làm viên khoảng 5g, mỗi ngày uống 6 viên chia làm 2 lần trước khi ăn. Hoặc: Địa long 2 con, chuối tiêu/chuối hột 1 cây con, bổ dọc, nhét Địa long vào giữa thân, buộc lại, đốt cho chín, vắt lấy nước uống.
Sốt phát ban, sốt xuất huyết: Địa long 5-6 con, cỏ nhọ nồi 10g, Bạc Hà, trắc bá, lá dâu, Kinh Giới mỗi vị 8g, củ sả 5g. Thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
5.2 Chữa cấm khẩu
Dùng Địa long, lông nhím và quả bồ kết, đồng lượng. Phơi khô, đốt thành than, tán bột. Mỗi lần uống 4-8g với nước ấm, ngày 2 lần.
Hoặc dùng Địa long, lá chè tươi, lá chanh; sắc uống.
5.3 Một số bài thuốc Trung Quốc
5.4 Chữa khó thở, thở khò khè
Địa long 20g, Bách Bộ, Cốt Toái Bổ, thiên môn mỗi vị 15g, tang diệp 5g. Thái nhỏ, sắc với 400ml nước tới khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
5.5 Chữa trúng phong
Địa long, hoa hồng mỗi vị 15g, xích thược, Ngưu Tất mỗi vị 20g, bọ cạp 10g. Sắc uống.
5.6 Chữa viêm ruột thừa cấp
Địa long 7 con, mộc nhĩ trắng 100g. Sắc uống làm 3 lần trong ngày.
5.7 Chữa cao huyết áp
Địa long 15g, hải mã, nấm hương mỗi vị 10g, thịt gà, Cần Tây mỗi thứ 50g, hành, gừng, muối mỗi thứ 5g. Tất cả nấu với 100ml nước cho thật nhừ, ăn cả cái cả nước làm 1 lần trong ngày.
5.8 Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não
Địa long 30g, Hoa Đào, Xích Thược mỗi vị 20g, Đương Quy 50g, Hoàng Kỳ 100g, Xuyên Khung 10g, hạt ngô trắng 400g, hạt tiểu mạch 100g. Địa long, ngô và tiểu mạch tán bột; các vị khác sắc lấy nước; trộn với bột và đường làm thành 20 cái bánh. Hạnh nhân tán nhỏ, rắc đều lên bánh, hấp chín. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1-2 bánh. Hoặc dùng Địa long 3-5 con thái nhỏ, trộn với trứng gà rồi xào chín, ăn cách ngày.
6 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Ravi Kumar (Đăng vào tháng 8 năm 2021). Pharmacological Activity of Earthworms, Research Gate. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.
2. Tác giả Trần Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Giun đất trang 1125-1127, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.