Dexpanthenol

Hoạt chất Dexpanthenol được biết đến và được sử dụng trong lâm sàng với nhiều mục đích khác nhau như chống viêm, dưỡng ẩm, chữa bỏng,…. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về chất Dexpanthenol

1 Tổng quan

1.1 Dexpanthenol là gì?

Dexpanthenol (Vitamin B5) là một dẫn xuất rượu của Axit Pantothenic , một thành phần của vitamin B phức hợp và là thành phần thiết yếu của biểu mô hoạt động bình thường.

1.2 Đặc điểm hoạt chất Dexpanthenol 

CTCT:     C9H19NO4

Tên IUPAC: (2R)-2,4-dihydroxy-N-(3-hydroxypropyl)-3,3-dimethylbutanamide

Tên gọi khác: Dexpanthenol; D-Panthenol; Pantothenol

Khối lượng phân tử: ~205 g/mol

Trạng thái: chất lỏng không màu, trong, có vị hơi đắng và có độ nhớt, có khả năng hút ẩm và có thể kết tinh ở nhiệt độ thường. 

Điểm nóng chảy: < 25°C

Điểm sôi: ~483,60°C

Độ hòa tan: hòa tan trong nước, Methanol, Ethanol; ít tan trong Ether, Etyl ete, Glycerin.

Panthenol là dạng axit pantothenic ổn định nhất trong các sản phẩm lỏng.

Dexpanthenol
Công thức cấu tạo của Dexpanthenol

2 Tác dụng dược lý

2.1 Dược lực học

Dexpanthenol có tác dụng trên da, làm tăng sinh nguyên bào sợi và tăng tốc độ tái biểu mô trong quá trình lành vết thương. Hơn nữa, nó hoạt động như một chất bảo vệ, dưỡng ẩm tại chỗ và đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm.

Chỉ có dạng D(+)- có hoạt tính vitamin.

2.2 Cơ chế tác dụng

Dexpanthenol là tiền chất của coenzym A , đóng vai trò là đồng yếu tố cho nhiều phản ứng được xúc tác bởi enzyme liên quan đến việc chuyển các nhóm acetyl. Bước cuối cùng trong quá trình tổng hợp acetylcholine bao gồm việc chuyển nhóm acetylase Choline từ acetyl coenzyme A sang choline . Acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh thể dịch trong hệ phó giao cảm và do đó duy trì các chức năng bình thường của ruột. Giảm hàm lượng acetylcholine sẽ dẫn đến giảm nhu động ruột và trong những trường hợp nghiêm trọng là liệt ruột.

2.3 Dược động học

Dexpanthenol dễ dàng thẩm thấu vào da. Tỷ lệ thâm nhập và hấp thu giảm khi Dexpanthenol được dùng dưới dạng công thức dầu/nước. Khi vào trong cơ thể, Dexpanthenol dễ dàng chuyển đổi thành axit pantothenic và được phân bố rộng rãi vào các mô cơ thể, chủ yếu dưới dạng coenzym A. Nồng độ thuốc tập trung cao nhất ở gan, tuyến thượng thận, tim và thận. Chất này có thể bài tiết vào sữa mẹ với một lượng nhỏ, và được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi (~70%) và lượng còn lại được thải trừ qua phân.

3 Chỉ định – Chống chỉ định

3.1 Chỉ định

Hiện tại, Dexpanthenol trong các chế phẩm thuốc được sử dụng kết hợp trong trường hợp:

  • Tiêm: Sử dụng dự phòng ngay sau khi phẫu thuật vùng bụng lớn để giảm thiểu khả năng bị liệt ruột. Mất trương lực ruột gây chướng bụng; giữ lại trung tiện sau phẫu thuật hoặc sau sinh, hoặc chậm trễ trong việc phục hồi nhu động ruột sau phẫu thuật; liệt ruột.
  • Thuốc bôi: Thuốc này được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm để điều trị hoặc ngăn ngừa da khô, thô ráp, bong vảy, ngứa, đau nứt núm vú ở người mẹ cho con bú và kích ứng da nhỏ (ví dụ như hăm tã, bỏng da do xạ trị).

3.2 Chống chỉ định

Không sử dụng cho người dị ứng với hoạt chất này.

4 Ứng dụng trong lâm sàng

Hiện tại, Dexpanthenol được sử dụng trong lâm sàng để điều trị các vấn đề ngoài da:

  • Chất này đã được khuyến cáo sử dụng để điều trị viêm da dị ứng.  Dexpanthenol cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da, giảm các đợt bùng phát cấp tính và thường xuyên, có tác dụng tiết kiệm TCS (Corticosteroid) đáng kể và tăng cường chữa lành vết thương cho các tổn thương da.
  • Dexpanthenol bôi tại chỗ hoạt động giống như một loại kem dưỡng ẩm, cải thiện quá trình hydrat hóa lớp sừng, giảm mất nước qua da và duy trì sự mềm mại và đàn hồi của da. Việc kích hoạt sự tăng sinh nguyên bào sợi, có liên quan đến việc chữa lành vết thương, đã được quan sát thấy cả in vitro và in vivo với Dexpanthenol. Người ta cũng thấy tốc độ tái tạo biểu mô nhanh hơn trong quá trình lành vết thương, được theo dõi bằng sự mất nước qua biểu bì như một dấu hiệu cho thấy chức năng hàng rào biểu bì còn nguyên vẹn. Dexpanthenol đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm đối với ban đỏ do tia cực tím gây ra trong thực nghiệm. Tác dụng có lợi của Dexpanthenol đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân đã trải qua cấy ghép da hoặc điều trị sẹo, hoặc điều trị vết thương bỏng và các bệnh da liễu khác nhau. Kích thích biểu mô hóa, tạo hạt và giảm ngứa là tác dụng nổi bật nhất của công thức chứa Dexpanthenol. Dexpanthenol sử dụng như một phương pháp hỗ trợ bôi ngoài da giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng kích ứng da, chẳng hạn như khô da, thô ráp, đóng vảy, ngứa, ban đỏ, xói mòn/nứt nẻ, trong vòng 3 đến 4 tuần. Thông thường, việc sử dụng các chế phẩm Dexpanthenol tại chỗ được dung nạp tốt, ít có nguy cơ gây kích ứng hoặc mẫn cảm da.
  • Dexpanthenol cũng được sử dụng cho các vết thương sau phẫu thuật. Những nghiên cứu mới gần đây nhất đã xác nhận rằng Dexpanthenol điều hòa các gen quan trọng cho quá trình chữa bệnh. Dữ liệu biểu hiện gen có liên quan đến lâm sàng được chứng minh bằng các nghiên cứu lâm sàng tiền cứu cho thấy rằng Dexpanthenol tại chỗ giúp tăng tốc quá trình lành vết thương bằng cách tái tạo biểu mô nhanh chóng và phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da sau tổn thương da. Do đó, có thể suy ra rằng Dexpanthenol tại chỗ là một lựa chọn điều trị thích hợp và tiên tiến cho các vết thương bề mặt sau phẫu thuật, đặc biệt là khi bôi sớm sau tổn thương da bề mặt.

5 Liều dùng – Cách dùng

5.1 Liều dùng 

Người lớn và trẻ em bôi ngoài da, tần suất sử dụng tùy tình trạng da.

5.2 Cách dùng 

Dùng bôi ngoài da. Đối với phụ nữ cho con bú bị đau nứt vú thì thoa thuốc sau khi đã cho con bú, với trẻ bị hăm tã thì cần vệ sinh sạch sẽ vùng mông của trẻ rồi mới thoa thuốc.

==>> Xem thêm về hoạt chất: Amlodipin: Thuốc hạ áp chẹn kênh Calci – Dược thư Quốc Gia Việt Nam 2022 

Tác dụng không mong muốn của Dexpanthenol

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: dị ứng da, mẩn ngứa,…

Thuốc khi vào cơ thể sẽ các các phản ứng khác nhau, nếu trong quá trình sử dụng, người dùng gặp bất kỳ thay đổi bất thường nào của cơ thể, đặc biệt là chúng không biến mất thì phải báo ngay với bác sĩ. 

6 Tương tác thuốc

Dexpanthenol có thể gặp tương tác bất lợi với tương đối nhiều thuốc. 

  • Thuốc làm tăng nồng độ của Dexpanthenol: Abacavir, Aceclofenac, Acemetacin, Acetaminophen, Acetazolamid, Acetyldigitoxin, Axit acetylsalicylic, Acyclovir,…
  • Bendroflumethiazide: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tăng Canxi máu
  • Dexpanthenol có thể làm giảm tốc độ bài tiết của thuốc, làm tăng nồng độ thuốc trong máu: Benserazide, Benznidazol,…

==>> Mời quý bạn đọc xem thêm: Ethosuximid: Thuốc sucinimid chống động kinh – Dược thư Quốc Gia 2022 

7 Thận trọng

Hoạt chất này có thể ảnh hưởng hấp thu các thuốc. Báo với bác sĩ về tiền sử dùng thuốc của bạn.

Thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới một số xét nghiệm cận lâm sàng.

Người mắc đái tháo đường, đang trong chế độ ăn kiêng muối cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

8 Các câu hỏi thường gặp

8.1 Có nên sử dụng Dexpanthenol cho trẻ em không?

Chỉ dùng thể dùng cho trẻ, cần lưu ý, không để chất tiếp xúc vào mắt, có thể gây kích ứng.

8.2 Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được Dexpanthenol không?

Không sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất cho các đối tượng này do lo ngại về tính an toàn.

9 Các dạng bào chế phổ biến

Dexpanthenol được bào chế dạng Dung dịch tiêm hoặc kem bôi ngoài da.

Một số chế phẩm trên thị trường chứa hoạt chất Dexpanthenol có thể kể tới như: Cernevit, MedSkin Soft, Bepanthen Balm 30g,…

Dexpanthenol
Chế phẩm trên thị trường chứa Dexpanthenol

10 Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Yoon Sun Cho, Hye One Kim, Seung Man Woo, Dong Hun Lee (Ngày đăng 6 tháng 7 năm 2022). Use of Dexpanthenol for Atopic Dermatitis-Benefits and Recommendations Based on Current Evidence, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
  2. Tác giả Julian Gorski, Ehrhardt Proksch, Jens Malte Baron, Daphne Schmid, Lei Zhang (Ngày đăng 29 tháng 6 năm 2020). Dexpanthenol in Wound Healing after Medical and Cosmetic Interventions (Postprocedure Wound Healing), Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023.
  3. Chuyên gia PubChem.Dexpanthenol | C9H19NO4 | CID 131204, PubChem. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2023. 

Để lại một bình luận