Dây Bá (Scindapsus officinalis)

Dây Bá (Scindapsus officinalis)

Dây Bá còn được gọi là Ráy Dây Lá Lớn, thường được tìm thấy ở ven sông, ven suối, dân gian thường sử dụng để trị rắn độc cắn. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về cây Dây Bá

1 Giới thiệu

Đặc điểm thực vật của cây Dây Bá
Đặc điểm thực vật của cây Dây Bá

Tên gọi khác: Ráy Dây Lá Lớn.

Tên khoa học: Scindapsus officinalis.

Họ thực vật: họ Ráy Araceae.

Bộ thực vật: bộ Trạch Tả Alismatales.

1.1 Đặc điểm thực vật

Dây leo cao.

Thân cây rộng từ 1 đến 1,5cm, lóng ngắn.

Lá có phiến mỏng, có lá dài đến 20cm.

Trên mỗi phiến lá có từ 6-8 cặp gân phụ.

Cuống lá dẹp.

Mỗi lá dài 10 đến 15cm, thường dễ rụng.

Hoa nhiều, lưỡng tính.

Quả nang dài 1cm, dính lấy nhau.

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Lá, rễ, thân.

Thu hái quanh năm, sử dụng ở dạng lá tươi. Rễ phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam và Malaysia
Phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam và Malaysia

Phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam và Malaysia.

Ở Việt Nam, Ráy Dây Lá Lớn thường được tìm thấy ở các tán rừng, dọc theo các con sông, con suối từ độ cao 500-1100m, gặp nhiều ở các tỉnh như Hòa Bình, Hà Tây, Hải Hưng, Ninh Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Kon Tum,…

2 Thành phần hóa học

Chiết xuất methanol của cây Ráy Dây Lá Lớn thể hiện các hoạt động chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn.

Chiết xuất Ethanol cũng được chứng minh là có tác dụng chống viêm và giảm đau ở mô hình khi nghiên cứu trên động vật thí nghiệm.

Chiết xuất hydroalcoholic của quả cây đã cho thấy hoạt động chống loét góp phần chữa lành vết loét dạ dày và kết quả chống tiết dịch dạ dày.

Trong quả có chứa sterol, dầu, đường, chất màu glycosidic là scindapsin A và B.

3 Tác dụng – Công dụng của cây dây bá

Chiết xuất của Dây Bá đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn
Chiết xuất của Dây Bá đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn

3.1 Tác dụng dược lý

Chiết xuất của Dây Bá đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau khi được nghiên cứu trên mô hình động vật thí nghiệm.

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Kháng khuẩn, chống viêm.

3.2.2 Công dụng

Người dân Ấn Độ thường sử dụng quả để làm thuốc kích dục, kích thích cơ thể ra mồ hôi, trị giun, đắp ngoài để trị tê thấp.

Ở nước ta, nhân dân thường sử dụng lá giã vắt lấy nước để uống, bã đắp trị rắn cắn.

4 Tài liệu tham khảo

3033 cây thuốc Đông Y Tuệ Tĩnh (Xuất bản năm 2014). Dây Bá trang 299, 3033 cây thuốc Đông Y Tuệ Tĩnh. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2024.

Kuljeet Kaur và cộng sự (Ngày đăng tháng 1 năm 2017. Ethnobotanical and phytopharmacological review of Scindapsus officinalis, Science Direct. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2024.

Để lại một bình luận