Đậu Kiếm (Đậu Rựa – Canavalia ensiformis (L.) DC.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Canavalia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Canavalia ensiformis (L.) DC.

Danh pháp đồng nghĩa

Canavalia gladiata (Jacq.) DC.

Đậu Kiếm (Đậu Rựa - Canavalia ensiformis (L.) DC.)

Đậu kiếm thuộc dạng cây thảo cứng, cây sống hàng năm, phần ngon leo. Thân và cành nhẵn, có khía dọc. Lá kép mọc so le, gồm 3 lá chét có phiến lá mỏng, hình trái Xoan hoặc hình trứng. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Canavalia ensiformis (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Canavalia gladiata (Jacq.) DC.

Tên gọi khác: Đậu rựa, Đậu dao, Đậu mèo ngồi.

Họ thực vật: Fabaceae (Đậu).

Quả của cây Đậu kiếm
Quả của cây Đậu kiếm

1.1 Đặc điểm thực vật

Đậu kiếm thuộc dạng cây thảo cứng, cây sống hàng năm, phần ngon leo. Thân và cành nhẵn, có khía dọc.

Lá kép mọc so le, gồm 3 lá chét có phiến lá mỏng, hình trái xoan hoặc hình trứng, gốc lá tròn, đầu lá nhọn, chiều dài mỗi phiến lá khoảng từ 8015cm, chiều rộng từ 5-10cm. Hai mặt của lá nhẵn, mặt trên của lá có màu lục, mặt dưới có màu nhạt hơn, gân đính 3, lá kèm có kích thước nhỏ, sớm rụng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá tạo thành chùm dài, thẳng đứng. Mỗi mấu gồm 1-3 hoa có màu tím hoặc màu trắng. Đài hoa hình ống.

Quả đậu dẹt, hơi cong, chiều dài mỗi quả khoảng từ 15 đến 30cm, có khi dài hơn, chiều rộng mỗi quả khoảng 2,5 đến 5cm, có 3 gờ dọc rất rõ.

Hạt màu trắng, xám hoặc đỏ.

Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Hạt.

1.3 Đặc điểm phân bố

Chi Canavalia DC. tại nước ta có khoảng 6 loài, hầu hết là những loài dây leo có kích thước tương đối lớn, đặc biệt là cây Đậu kiếm, đây là loài có nguồn gốc ở vùng Malaysia, Ấn Độ.

Đậu kiếm là cây du nhập vào nước ta nhưng chưa rõ xuất xứ và thời gian nhập trồng. Đậu kiếm được trồng rải rác ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây Nam Bộ,… Miền Bắc thường ít trồng hơn.

Đậu kiếm (Đậu rựa) là loài ưa sáng, có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau. Chưa thấy cây trồng ở vùng núi cao hoặc những địa hình có nhiệt độ trung bình năm dưới 20 độ C.

Đậu kiếm là loài sinh trưởng và phát triển nhanh, cây con mọc từ hạt sau 4-5 tháng đã có chiều dài hơn 10 mét, phân nhánh nhiều. Bộ rễ có nhiều nốt sần cố định đạm do đó, ở một số nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhân dân thường trồng xen vào những khu rừng mới trồng hoặc trên nương rẫy để cải tạo đất hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Hoa của cây Đậu rựa
Hoa của cây Đậu rựa

2 Cách trồng Đậu kiếm

Đậu kiếm là loài không kén đất, có thể được trồng ở ven nương rẫy, ven đồi, bờ rào ở khu vực trung du.

Thời điểm trồng cây từ hạt là vào mùa xuân, khi trồng thường bổ hốc, gieo hạt bên cạnh những cây to hoặc có cọc rào để cây có thể leo lên cao. Đậu kiếm có thể mọc bò lan trên mặt đất nhưng như vậy thì cây ít ra hoa quả. Trồng để cây mọc bò trên mặt đất thường chỉ nhằm mục đích cải tạo đất hoặc diệt cỏ dại.

Cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh, thời điểm ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7, vào tháng 10 đến tháng 11 thì quả bắt đầu chín.

Đậu rựa có ăn được không? Quả có thể dùng để làm rau ăn, hạt dùng làm thực phẩm tương tự như các loài cùng họ.

Cách trồng cây đậu kiếm
Cách trồng cây đậu kiếm

3 Thành phần hóa học

Đậu kiếm giàu protein và carbohydrat.

Các protein gồm: Canalin, concanavalin A, concanavalin B,…

Đậu kiếm còn chứa chất độc bao gồm chất ức chế trypsin, các khoáng chất như Canxi, Kẽm, Magie, đồng, magie,…

Hoa của cây Đậu rựa
Hoa của cây Đậu rựa

4 Công dụng của cây Đậu kiếm (Đậu rựa)

4.1 Tác dụng dược lý

Concanavalin A là một chất ngưng kết tố hồng cầu được chứng minh có tác dụng kích thích tế bào lympho chuyển dạng, tác dụng chống ung thư nhưng không có tác dụng sản sinh ra độc tố tế bào tương ứng.

Canavalin là một kháng sinh không độc, có tác dụng đối với phế cầu khuẩn.

Hoa của cây Đậu rựa
Hoa của cây Đậu rựa

4.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

4.2.1 Tính vị, tác dụng

Hạt của cây có vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh vị và thận có tác dụng hạ khí, ôn trung.

Vỏ quả có vị ngọt, tính bình có tác dụng tán ứ, ôn trung, hoạt huyết.

Rễ câu có vị đắng, có tác dụng khư phong thấp, tính ôn, bổ thận khí, tiêu thũng thống.

4.2.2 Công dụng

Theo Y học, hạt dùng để chữa nấc do hư hàn, đau dạ dày, nôn mửa, liều dùng là 9-15g dưới dạng thuốc sắc, có thể đem sao vàng, tán bột, mỗi ngày dùng 5-6g, chiêu cùng với nước.

Vỏ quả có thể để lâu năm, đốt thành than, mỗi lần uống 3g cùng với rượu, thêm 0,15g xạ hương, dùng trong trường hợp phụ nữ bị bế kinh. Vỏ quả còn được dùng để chữa lỵ lâu ngày, nấc.

Rễ cây Đậu kiếm dùng để chữa đau lưng do phong thấp, liều dùng được khuyến cáo là 30g/ngày, sắc cùng với nước và rượu theo tỷ lệ 1:1.

Hạt của cây Đậu rựa
Hạt của cây Đậu rựa

5 Một số cách trị bệnh từ cây Đậu kiếm

5.1 Chữa nấc

18 hạt đậu kiếm (một nửa hạt chín, một nửa hạt xanh).

7 cái Thị đế.

Các vị đem sắc nước uống trong ngày.

5.2 Phòng, chống bệnh tiểu đường

800g Đậu rựa.

50g cải bẹ.

Tỏi, dầu ăn, Gừng tươi, gia vị.

Đun sôi dầu, cho Đậu rựa vào xào trước, sau đó cho cải bẹ vào xào tiếp, thêm nếm gia vị cho vừa ăn.

6 Cách chế biến Đậu rựa (Đậu kiếm)

Quả khi còn non có thể dùng để xào, nấu, cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Hạt của cây giàu protein trong đó có nhiều acid amin tốt cho cơ thể, được coi là một loại dược liệu bổ dưỡng, dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau như đem hầm với thịt, nấu xôi, làm bánh, nấu chè. Ngoài ra, Đậu kiếm còn chứa acid cyanhydric có thể gây say, khi ăn cần lưu ý phải nấu chín, bỏ nước đầu rồi mới đem chế biến thành món ăn vì chất độc này có khả năng tan trong nước, bị phân hủy bởi nhiệt độ cao.

Đậu kiếm dùng để nấu nhiều món ăn ngon
Đậu kiếm dùng để nấu nhiều món ăn ngon

7 Cách nấu chè đậu rựa

Chuẩn bị:

  • Đậu rựa.
  • Nước cốt dừa.
  • Đường cát.
  • Sữa tươi.
  • Lá dứa.
  • Muối.
  • Bột năng.

Cách tiến hành:

  • Hạt đậu rựa đem luộc bỏ nước đầu, sau đó luộc chín, vớt ra để ráo.
  • Thêm 500ml nước vào nồi, thêm tiếp lá dứa, 200g đường, đun sôi trong 5 phút.
  • Hòa bột năng trong 200ml nước nguội rồi đổ vào nồi nước đường, vừa đổ vừa khuấy.
  • Thêm đậu rựa vào đun sôi tiếp trong 5 phút và tắt bếp.
  • Cho ra bát, thêm nước cốt dừa và thưởng thức.

8 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Đậu rựa, trang 761-763. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2024.

Tác giả Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. Đậu Rựa trang 210-211. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2024.

Để lại một bình luận