1 Tên gọi
Tên theo một số dược điển:
- BP: Soya oil.
- JP: Soybean oil.
- PhEur: Sojae oleum.
- USP: Soybean oil.
Tên khác: Calchem IVO-114; Lipex 107; Lipex 200; dầu hạt đậu tương.
Tên hóa học: Dầu đậu tương.
2 Tính chất
Công thức tổng quát và khối lượng phân tử: Phân tích đặc trưng dầu đậu tương tinh chế cho thấy thành phần của các acid như triglycerid là 50-57% acid linoleic; 5-10% acid linolenic; 17-26% acid oleic; 9-13% acid palmitic và 3-6% acid stearic. Các acid khác cũng có ở dạng vết.
Phân loại theo chức năng: Chất dẫn dạng dầu; dung môi.
Mô tả: USP mô tả dầu đậu tương là dầu đã tinh chế lại của hạt cây đậu tương Glycine soja (Leguminosae). PhEur mô tả dầu đậu tương là dầu đã tinh chế lại của hạt cây đậu tương Glycine soja và Glycine max (Leguminosae); có thể chứa một số chất chống oxy hóa thích hợp. PhEur còn có chuyền luận về Dầu đậu tương hydrogen hóa.
Dầu đậu tương là chất lỏng trong, không mùi, màu vàng nhạt, vị nhạt, đông đặc ở –10 đến –16°C.
3 Tiêu chuẩn theo một số Dược điển
Thử nghiệm | JP | PhEur | USP |
---|---|---|---|
Tỷ trọng | 0,916-0,922 | 0,916-0,922 | 0,916-0,922 |
Chỉ số khúc xạ | – | 1,465-1,475 | 1,465-1,475 |
Kim loại nặng | – | – | ≤ 0,001% |
Acid béo tự do | – | – | + |
Chỉ số acid | ≤ 0,2 | ≤ 0,6 | – |
Chỉ số iod | 126-140 | – | 120-141 |
Chỉ số xà phòng hóa | 188-195 | – | 180-200 |
Chất không xà phòng hóa dược | ≤ 1,0% | ≤ 1,5% | ≤ 1,0% |
Dầu hạt bông | – | – | + |
Peroxyd | – | – | + |
Stearin | – | + | – |
4 Đặc tính
Nhiệt độ tự cháy: 445°C.
Khối lượng riêng ở 25°C: 0,916-0,922 g/cm.
Điểm đông đặc: -10 đến −16°C.
Chỉ số khúc xạ: np” = 1,471-1,475.
Độ hòa tan: thực tế không tan trong Ethanol 95% và nước; hòa được vào carbon disulfit, cloroform, ether và dầu hỏa.
5 Ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
Trong dược phẩm, nhũ dịch dầu đậu tương ban đầu được dùng làm nguồn chất béo trong dịch truyền nuôi dưỡng tổng hợp (total parenteral nutrition: TPN). Các dầu khác như dầu hạt bông cũng đã được dùng nhưng dầu đậu tương vẫn được ưa thích do ít tác dụng không mong muốn. Nhũ dịch dầu đậu tương cũng được dùng làm chất dẫn cho thuốc uống và thuốc tiêm IV (amphotericin diazepam, retinoid, vitamin, steroid khó tan trong nước và fluorocarbon. Dầu đậu tương cũng được đưa vào công thức các liposome, các mỹ phẩm.
6 Độ ổn định và điều kiện bảo quản
Dầu đậu tương là một chất ổn định nếu tránh tiếp xúc với oxy khí trời. Việc tạo thành các mùi không mong muốn ở dầu đậu tương nhanh hơn khi có mặt 0,01ppm ion đồng và 0,1ppm ion Sắt là các chất xúc tác cho quá trình oxy hóa; quá trình này có thể giảm thiểu bằng cách thêm vào một chất chelat hóa.
Việc tồn trữ lâu dài nhũ dịch dầu đậu tương, nhất là ở nhiệt độ cao, .có thể dẫn đến tạo ra các acid béo tự do, làm giảm pH nhũ dịch. Sự phân giải này xẩy ra ít nhất ở pH 6-7. Tuy thế, nhũ dịch dầu đậu tương ổn định khi bảo quản trong chai thủy tinh, dưới lớp nitơ và để ở nhiệt độ của phòng. Chai Nhựa bị oxy khí trời thấm qua.
Độ ổn định của nhũ dịch dầu đậu tương bị ảnh hưởng nhiều bởi các thành phần khác có trong công thức.
Dầu đậu tương phải bảo quản trong bình kín với không khí, nạp đầy, tránh ánh sáng và để ở nơi không quá 25°C.
7 Tương kỵ
Nhũ dịch dầu đậu tương đã được báo cáo là tương kỵ với một số nguyên liệu như: Calci clorid, calci gluconat, magnesi clorid; natri Phenytoin và tetracyclin hydroclorid. Nguồn gốc nguyên liệu cũng có thể ảnh hưởng lên tương kỵ.
Amphotericin B đã được báo cáo là tương kỵ với dầu đậu tương trong nhũ dịch dưới một số điều kiện. Nhũ dịch dầu đậu tương cũng tương kỵ với một số hoạt chất, dịch truyền IV và ion (ở trên một nồng độ nhất định). Không dùng đồ nhựa để bảo quản nhũ dịch đầu đậu tương.
8 Tính an toàn
Dầu đậu tương được dùng rộng rãi làm chất dẫn trong thuốc tiêm IM và là thành phần trong nhũ dịch nuôi dưỡng tiêm truyền và cũng là một loại dầu ăn. Thông thường, dầu đậu tương được coi là không độc và không kích ứng. Tuy nhiên, đã có nhiều báo cáo về phản ứng nghịch của dầu này khi tiêm truyền tĩnh mạch như mẫn cảm, và tắc mạch do mỡ. Cũng đã có báo cáo về ảnh hưởng lên tác dụng chống đông máu của warfarin. Choáng phản vệ đã được báo cáo sau khi dùng thực phẩm có chưa đậu tương.
LD50 (chuột nhắt, IV): 22,1g/kg.
LD50 (chuột, IV): 16,5g/kg.
9 Các chất liên quan
Dầu canola; dầu ngô; dầu lạc; Dầu Vừng.
10 Tài liệu tham khảo
1. Sách Tá Dược Và Các Chất Phụ Gia Dùng trong Dược Phẩm Mỹ Phẩm và Thực Phẩm (Xuất bản năm 2021). Dầu đậu tương trang 208 – 210. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2023.