Cua Cà Ra (Cua Lông – Erischei sinensis)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Animalia (Động vật)

Arthropoda (Động vật chân khớp)

Crustacea (Động vật giáp xác)

Malacostraca (lớp Giáp mềm)

Bộ(ordo)

Decapoda (Mười chân)

Họ(familia)

Varunidae (Rạm)

Chi(genus)

Eriocheir

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Erischei sinensis

Cua Cà Ra (Cua Lông - Erischei sinensis)

Cà ra còn được gọi là Cua lông do đầu càng của chúng có một nhúm lông nhỏ, đen, mềm, rất mịn. Cà ra có hình dáng bên ngoài gần giống con Rạm nhưng kích thước to hơn. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Con Cà ra là con gì?

Cà ra còn được gọi là Cua lông do đầu càng của chúng có một nhúm lông nhỏ, đen, mềm, rất mịn.

Cà ra thuộc lớp giáp xác, tên khoa học là Erischei sinensis.  Cà ra là loài hô hấp bằng mang do đó, loài này thích hợp khi sống dưới nước, có khả năng sống trên cạn trong khoảng vài giờ đến vài ngày, điều này còn phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí.

Con Cà ra và con Rạm khác nhau như thế nào? Cà ra có hình dáng bên ngoài gần giống con Rạm nhưng kích thước to hơn. Các loài cua, ghẹ khác đều có 2 càng, 8 chân với một càng to, một càng nhỏ thì Cà ra chỉ có 2 càng nhỏ.

Xem thêm: Phân biệt con Rạm và con Cà ra

2 Con Cà ra sống ở đâu?

Con cà ra
Con cà ra

Cà ra thường bắt gặp ở các tỉnh ven biển Bắc bộ như Hải Dương, cua cà ra Thái Bình, cua cà ra Hải Phòng. Cà ra đào hang, hang ở những khu vực có nước sâu lên đến 10 mét hoặc chúng có thể làm hang tại các kẽ đá.

Cua Cà ra ăn gì? Thức ăn của Cà ra chủ yếu là thực vật thủy sinh như bèo tấm, rong, động vật như giun, ấu trùng muỗi đỏ, ốc,…

Cà ra có vị ngọt thơm, mùa Cà ra thường rơi vào tháng 7 đến tháng 8 âm lịch nhưng rộ nhất là lúc chớm đông (từ tháng 9 đến tháng 10), lúc này Cà ra có kích thước lớn, nhiều thịt, việc khai thác cũng dễ dàng hơn do thời điểm này Cà ra không còn ở trong hang mà đi thành từng đàn.

Mỗi con Cà ra trưởng thành có thể đạt được kích thước lên đến 200 gram, thậm chí có con còn nặng hơn.

3 Con Cà ra có nuôi được không?

Con cà ra
Con cà ra

Cà ra có vị thơm ngon đặc trưng không giống với những loài cua hay ghẹ khác. Tại nước ta, Cà ra thường được khai thác ngoài tự nhiên nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Khu vực khai thác Cà ra thường ở các vùng cửa sông thuộc Bắc bộ.

Tuy nhiên, việc khai thác Cà ra hiện nay không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Do đó, hiện nay, các mô hình nuôi Cà ra trong ao ngày càng được quan tâm và phát triển. Theo đánh giá ban đầu, các mô hình đều cho nhiều kết quả khả quan. Cách nuôi Cà ra trong ao như sau:

3.1 Địa điểm xây dựng

Khu vực nuôi là những vùng ven biển phía Bắc với đặc thù nước lợ.

Trại giống nuôi trồng nên được xây dựng ở vùng ven biển, gần cửa sông, độ mặn nguồn nước vào mùa Cà ra sinh sản dao động từ 15 đến 25 ‰. Nguồn nước cần được đảm bảo chất lượng, không bị ô nhiễm, giao thông thuận lợi trong quá trình nuôi, chăm sóc, quản lý, vận chuyển.

3.2 Trang thiết bị

Một số trang thiết bị cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bể xi măng có thể tích lên đến 20 m3.
  • Bể chứa thức ăn tự nhiên.
  • Hệ thống cấp nước.
  • Hệ thống cấp khí.
  • Dụng cụ quản lý và chăm sóc Cà ra giống.

3.3 Chuẩn bị bể và xử lý nước

Nuôi cua cà ra
Nuôi cua cà ra

Tiến hành vệ sinh, chuẩn bị bể, xử lý nước sao cho có độ mặn phù hợp trước khi tiến hành cho Cà ra giống vào bể nuôi.

Nước trong bể có thể được xử lý bằng các chế phẩm sinh học và hóa chất.

3.4 Chọn giống

Đối với Cà ra bố mẹ, vào mùa sinh sản, ưu tiên chọn những con giống khỏe mạnh, không có màu sắc kỳ lạ, không có dấu hiệu bệnh lý, có đầy đủ chân càng, trọng lượng mỗi con khoảng từ 80 đến 150 gram.

Nuôi Cà ra bố mẹ cho đến khi đẻ trứng, thức ăn chủ yếu là tôm, các loài nhuyễn thể, cá tạp.

Tiến hành thay nước theo định kỳ, hàng ngày thay 50% nước trong bể, hàm lượng oxy duy trì ở mức trên 4mg/lít.

3.5 Chăm sóc ấu trùng

Sau khi ấu trùng Cà ra nở, tiến hành tạo môi trường trong bể ương thích hợp.

Thức ăn của ấu trùng chủ yếu là tảo lục, luận trùng. Thức ăn sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của Cà ra.

3.6 Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát, trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ cần đảm bảo giữ đủ độ ẩm cho Cà ra.

4 Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe

Cà ra nổi tiếng với hương vị thơm ngon, đây cũng là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất đối với sức khỏe. Thịt Cà ra chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cà ra còn chứa hàm lượng Canxi cao, giúp phát triển hệ xương khớp chắc khỏe.

Một số lợi ích sức khỏe khi tiêu thụ Cà ra bao gồm:

  • Tăng cường sức đề kháng: Cà ra giàu dưỡng chất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
  • Thúc đẩy phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ, ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người lớn tuổi.
  • Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, duy trì sức khỏe ổn định.

5 Con Cà ra làm món gì?

Cà ra làm món gì ngon?
Cà ra làm món gì ngon?

Cua Cà ra được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm ngon, có nhiều phương pháp chế biến phù hợp với khẩu vị của từng người. Dưới đây là một số món ngon có thể chế biến từ Cua cà ra mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Cà ra hấp bia.
  • Cà ra rang me.
  • Lẩu cua Cà ra.
  • Canh cua cà ra.

6 Con Cà ra bao nhiêu tiền 1kg?

Giá cua cà ra có thể chênh lệch tùy thuộc vào kích thước cũng như thời điểm khai thác:

  • Đối với những con có kích thước lớn, khoảng 150-200 gram thì giá thành có thể lên đến 600.000 đồng/kg.
  • Đối với những con có kích thước nhỏ hơn thì giá thành dao động khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg.

Để lại một bình luận