Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Gentianales (Long đởm) |
Họ(familia) |
Rubiaceae (Cà phê) |
Chi(genus) |
Scyphiphora |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Scyphiphora hydrophylacea |
Côi thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 2 mét, vỏ ngoài sần sùi, không có lông. Chồi có gân, những nhánh khi còn non vuông, màu nâu, sau khi trưởng thành thì tròn. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Cây Côi là cây gì?
Tên khoa học: Scyphiphora hydrophylacea
Họ thực vật: Cà phê Rubiaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Côi thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao mỗi cây khoảng từ 1 đến 2 mét, vỏ ngoài sần sùi, không có lông. Chồi có gân, những nhánh khi còn non vuông, màu nâu, sau khi trưởng thành thì tròn có màu xám sáng.
Lá Côi có chiều dài từ 4 đến 8cm, chiều rộng từ 2,5 đến 5cm. Phiến lá có dạng hình trái Xoan ngược, gốc lá nhọn, đầu lá tròn. Lá của cây Côi có màu nâu sẫm, mặt trên bóng, mặt dưới màu nâu sẫm và mờ, phiến lá dai, có 5-6 đôi gân bên. Cuống lá dài từ 10 đến 15mm, có rãnh ở trên, lá kèm rộng, dễ rụng.
Cụm hoa xim mọc ở nách lá, dày đặc, chiều dài cụm hoa từ 2-3cm, trục sơ cấp dài 5-10mm, cuống hoa dài 1-2mm. Lá đài dính thành ống, đỉnh hơi có răng. Mỗi bông gồm 4-5 cánh hoa, chiều dài 2mm, thuôn và gập lại, cánh hoa không có lông. Mỗi hoa gồm 4-5 nhị, đính ở họng tràng, vòi nhụy dài 5mm, bầu 2 ô, mỗi ô gồm 2 noãn.
Quả nạc, hạch cao từ 8 đến 11mm, rộng từ 4 đến 5mm, có dạng hình nón ngược hoặc gần giống hình trụ.
Hạt thường có 1 ở trong mỗi ô, hạt có dạng gần giống hình trụ.
Dưới đây là hình ảnh của cây Côi:
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Lá.
1.3 Đặc điểm phân bố
Côi phân bố từ quần đảo Andaman, Thái Lan, Malaysia, Philippin đến Bắc Australia.
Ở nước ta, Côi phân bố ở Quảng Ninh vào đến Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang.
Côi thường mọc ở vùng ven biển, gần các khu rừng ngập mặn.
Thời gian ra hoa từ tháng 1 đến tháng 8, thời gian có quả từ tháng 8 đến tháng 12.
2 Thành phần hóa học
Lá khô nghiền thành bột của S. hydrophyllacea được chiết xuất bằng hexan và chloroform. Sắc ký lỏng chân không (VLC), sắc ký cột (sắc ký loại trừ kích thước, Sephadex LH-20) và kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu suất cao tuần hoàn pha đảo ngược (HPLC) đã được sử dụng để phân lập ba hợp chất (hợp chất 1, 2 và 3). Cấu trúc của các hợp chất được phân lập đã được thiết lập với sự trợ giúp của các kỹ thuật 1H, 13C và cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều (2D-NMR) và phổ khối ion hóa điện tử (EI-MS). Các hợp chất được phân lập được xác định là axit oleanolic (1), axit ursolic (2) và axit eichlerianic (3). Axit ursolic và axit eichlerianic cho thấy tác dụng gây độc tế bào mạnh {IC50- axit ursolic: 8,47 μg/mL (24 giờ, MCF-7), 7,78 μg/mL (24 giờ, NCI-H292) và axit eichlerianic: 8,86 μg/mL (24 giờ, MCF-7), 10,15 μg/mL (24 giờ, NCI-H292)} trong tế bào ung thư MCF-7 và NCI-H292 ở thời gian ủ bệnh 24, 48 và 72 giờ.
3 Tác dụng của cây Côi
Nhân dân Ấn Độ thường sử dụng chiết xuất nóng của cây để chữa bệnh đau dạ dày.
Chiết xuất hexan và chloroform từ lá S. hydrophyllacea tạo ra ba hợp chất là axit oleanolic, axit eichlerianic và axit ursolic. Axit ursolic và axit eichlerianic lần đầu tiên được phân lập từ lá của S. hydrophyllacea được trồng ở Sri Lanka và thể hiện tác dụng gây độc tế bào trong ống nghiệm ở tế bào ung thư phổi không nhỏ (NCI-H-292) và tế bào dương tính với thụ thể estrogen (MCF-7).
Triterpenoid được chiết xuất từ cây Côi đã được báo cáo là có đặc tính chống viêm, chống khối u, bảo vệ gan, chống tiểu đường và kháng khuẩn.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Côi, trang 611. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.
Tác giả V. Sachithanandam và cộng sự (Ngày đăng năm 2019). A Review on Antidiabetic Properties of Indian Mangrove Plants with Reference to Island Ecosystem, NCBI. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2024.