Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) |
Fabales (Đậu) |
Họ(familia) |
Fabaceae (Đậu) |
Chi(genus) |
Derris |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Derris trifoliata Lour. |
|
Danh pháp đồng nghĩa | |
Derris uliginosa Benth. |
Cây Cóc Kèn có tên khoa học là Derris trifoliata Lour.). Cóc Kèn thuộc dạng cây leo to, thường mọc thành từng bụi, được dùng làm thuốc diệt ruồi, diệt giòi. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cóc Kèn
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Derris trifoliata Lour.
Tên đồng nghĩa: Derris uliginosa Benth.
Tên gọi khác: Dây Cóc, Long Kén, Co Kem (tiếng Thái).
Họ thực vật: Đậu Fabaceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cóc Kèn thuộc dạng cây leo to, thường mọc thành từng bụi, chiều cao khoảng 10 đến 15 mét.
Thân và cành của cây đều nhẵn, có màu hơi hung, đâm rễ.
Lá kép, mọc so le, phiến lá dài 10 đến 20 cm. Có 3-5 lá chét, chiều dài từ 7 đến 12cm.
Hoa tụ họp ở ngọn, có màu hồng, cánh hoa có móng, cánh cờ có dạng hình mắt chim, các cánh bên mảnh và nhỏ.
Nhị 10, bầu có lông.
Quả có dạng hình bầu dục, dài 3 đến 4cm, rộng từ 2 đến 2,8 cm. Quả khi chín có màu vàng, đầu có vòi xong, hạt 1.
Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 8.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Dây, lá, hạt và rễ.
1.3 Đặc điểm phân bố
Chi Derris Lour. gồm hầu hết các loài có dạng thân leo hoặc cây bụi, được tìm thấy chủ yếu ở vùng nhiệt đới của Đông Nam Á. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, một số loài thuộc chi này có chứa chất độc, được dùng làm thuốc diệt côn trùng hay duốc cá.
Tại nước ta, chỉ có khoảng 21 loài, trong đó Cóc Kèn là loài chỉ thấy ở các tỉnh thuộc phía nam. Cây cũng được tìm thấy ở một số nước khác như Indonesia, Philippin, Australia, Thái Lan,…
Cóc Kèn có bản chất là cây ưa sáng, ưa ẩm, thường mọc lẫn vào trong các bụi, chạy dọc theo các con kênh. Cóc Kèn ra hoa quả nhiều hàng năm, hạt thường rơi xuống và được nước cuốn đi. Cây có khả năng tái sinh từ phần gốc sau khi bị chặt phá.
2 Thành phần hóa học
Lá có chứa 11% tanin, rotenon.
Rễ có chứa rotenon, alcaloid.
3 Tác dụng – Công dụng của cây cóc kèn
3.1 Tác dụng dược lý
Rotenon và các rotenoid rất độc đối với các loại cá và côn trùng nhưng lại ít khi gây độc đối với những loài có vú.
Khi tiến hành thử nghiệm trên chó, người ta nhận thấy rằng, rotenon khi tiêm theo đường tĩnh mạch với liều gây chết là 0,5mg/kg, khi sử dụng theo đường uống thì liều phải gấp hơn 600 lần so với liều tiêm.
Việc tiếp xúc thường xuyên với bột Cóc Kèn có thể xuất hiện tình trạng gan bị tổn thương, gan nhiễm mỡ.
Dấu hiệu ngộ độc rotenon: Nôn mửa, ức chế hô hấp, co giật, trung khu hô hấp bị liệt dẫn đến tử vong.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ôn, có độc.
3.2.2 Công dụng
Dây Cóc Kèn trị bệnh gì? Y học dân gian sử dụng Cóc Kèn dùng ngoài làm thuốc chữa các bệnh như hắc lào. Bên cạnh đó, có thể sử dụng Cóc Kèn làm thuốc diệt giòi, diệt ruồi.
Cần lưu ý rằng, thân, lá, rễ của cây đều có độc, triệu chứng ngộ độc tương tự như rotenon. Phương pháp giải độc: Nếu bệnh nhân chưa xuất hiện co giật thì tiến hành rửa dạ dày, tiêm truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn ngọt, tiêm bắp vitamin nhóm B gồm B1, B6, B12. Trường hợp xuất hiện co giật thì sử dụng thuốc chống co giật, sử dụng lobelin nếu suy hô hấp.
4 Thuốc diệt ruồi, diệt giòi từ cây Cóc Kèn
500g Cóc Kèn.
500g Khổ Luyện Tử.
Các vị đem giã nát sau đó đổ vào những hố xí công cộng.
5 Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cóc Kèn, trang 521-522. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2024.