Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Asterids (nhánh hoa Cúc) |
Bộ(ordo) |
Lamiales (Hoa môi) |
Họ(familia) |
Verbenaceae (Cỏ roi ngựa) |
Chi(genus) |
Stachytarpheta |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Stachytarpheta urticifolia |
Cỏ đuôi chuột cao thuộc loại thân thảo, thân cây mọc thẳng đứng, phân nhánh, chiều cao có thể lên đến 1,5 mét. Lá mọc đối, cuống lá dài, phiến lá có dạng hình trứng, đầu lá ngọn, gốc lá thon dài. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Stachytarpheta urticifolia
Họ thực vật: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Ngoài ra, còn có một loài khác là Cỏ đuôi chuột lùn có tên khoa học là Stachytarpheta jamaicensis, cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Xem thêm: https://trungtamthuoc.com/duoc-lieu/duoi-chuot#2-cay-duoi-chuot-co-may-loai
1.1 Đặc điểm thực vật
Cỏ đuôi chuột cao thuộc loại thân thảo, thân cây mọc thẳng đứng, phân nhánh, chiều cao có thể lên đến 1,5 mét.
Lá mọc đối, cuống lá dài, phiến lá có dạng hình trứng, đầu lá ngọn, gốc lá thon dài, mép có khía răng cưa. Chiều dài phiến lá khoảng 3-8cm, chiều rộng từ 2-4cm. Bề mặt lá hơi nhám, phủ một lớp lông ngắn.
Thân cành khi còn non có dạng gần như hình tứ giác, thân cành già có dạng hình tròn, nhẵn.
Cụm hoa ở nách lá và đầu cành. Hoa có màu tím đậm, hoa không cuống, đối xứng hai bên.
Quả nang dài 4-5 mm, hình trụ.
Thời điểm ra hoa từ tháng 9 đến tháng 12.
1.2 Đặc điểm phân bố
Cỏ đuôi chuột cao phân bố ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Trung Mỹ, Caribe, Châu Đại Dương. Một số tác giả cho rằng, Cỏ đuôi chuột cao có nguồn gốc từ Trung Mỹ nhưng một số tác giả khác lại cho rằng chi này có nguồn gốc từ châu Á và Thái Bình Dương.
Cỏ đuôi chuột cao được coi là loài cỏ dại, mọc xâm lấn tại các đồng cỏ, vùng đất bỏ hoang, ven đường.
Cây sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa nhiều, tỷ lệ nảy mầm cao đặc biệt là trong điều kiện đủ ánh sáng.
2 Thành phần hóa học
Phân tích hóa thực vật cho thấy sự hiện diện của nhiều chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính dược phẩm như alkaloid, Saponin, carbohydrate, glycoside, terpenoid, tannin, troterpenoid, polyphenol và Flavonoid.
3 Tác dụng của cây Cỏ đuôi chuột cao
3.1 Tác dụng kháng khuẩn
Hoạt tính kháng khuẩn đã được thử nghiệm đối với các chủng vi khuẩn Gram dương, Gram âm và các chủng nấm bằng cách quan sát vùng ức chế.
Methanol, etyl axetat và hexan là các dung môi hữu cơ được sử dụng để chuẩn bị các chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của cây Cỏ đuôi chuột lùn. Các chủng vi khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu là Bacillus subtilis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens, Klebsiella pneumoniae và Enterobacter aerogenes và các chủng nấm là Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Penicillium notatum, Candida albicans, Candida utilis và Metarhizium anisopliae. Kỹ thuật khuếch tán đĩa được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các chiết xuất thực vật đối với các chủng vi khuẩn và nấm. Đường kính của vùng ức chế được coi là chỉ số về tác dụng kháng khuẩn.
Kết quả: Người ta quan sát thấy chiết xuất etyl axetat và metanol của tất cả các bộ phận của cây đều cho thấy tác dụng ức chế tối đa đối với tất cả các loại vi khuẩn được thử nghiệm trong khi chỉ có chiết xuất etyl axetat cho thấy tác dụng ức chế đối với tất cả các chủng nấm được thử nghiệm.
Kết luận: Giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) thấp được quan sát thấy trong chiết xuất etyl axetat của lá và cụm hoa, tương đối thấp khi so sánh với thuốc chuẩn. Chiết xuất etyl axetat của lá và cụm hoa thể hiện hoạt tính kháng khuẩn cao khi so sánh với các loại khác.
3.2 Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Hoạt động ức chế a-amylase và a-glucosidase cho thấy hoạt động chống tiểu đường với giá trị IC50 trung bình là 269,88 µg/ml và 351,38 µg/ml. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Cỏ đuôi chuột cao có đặc tính chống oxy hóa, kiểm soát đường huyết. Do đó, cần có nghiên cứu để kiểm tra hoạt tính kiểm soát đường huyết trên cơ thể sống.
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả Regalagadda Sreelatha và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2013). In vitro antimicrobial activity of different parts of stachytarpheta Urticifolia (Salisb) Sims, Research Gate. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
Tác giả S. Gowthamraj và cộng sự. Evaluation of in Vitro Anti-Diabetic and AntiOxidant Activity of Stachytarpheta Urticifolia Sims Leaves Extracts, International Journal For Multidisciplinary Research. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.