Cổ Dải (Cây Bả Ruồi – Millettia eberhardtii)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Rosids (nhánh hoa Hồng)

Bộ(ordo)

Fabales (Đậu)

Họ(familia)

Fabaceae (Đậu)

Chi(genus)

Millettia

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Millettia eberhardtii Gagnep.

Cổ Dải (Cây Bả Ruồi - Millettia eberhardtii)

Cây Cổ Dải có tên khoa học là Millettia eberhardtii Gagnep, được tìm thấy ở các tỉnh như Hà Giang, Hòa Bình. Cây được nhân dân sử dụng làm thuốc diệt ruồi. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Cổ Dải

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Millettia eberhardtii Gagnep.

Tên gọi khác: Cổ Giải, Cây Chết Ruồi, Cây Bả Ruồi.

Họ thực vật: họ Đậu Fabaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cổ Dải thuộc dạng cây to, cao khoảng 7-10m.

Thân và cành đều nhẵn nhưng xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu trắng trên vỏ thân và vỏ cành.

Vỏ thân xù xì, có màu xám hơi mốc. Khi bóc vỏ, sẽ có một lớp nước dính bên trong và có mùi hăng khó chịu.

Lá Cỏ Dải thuộc dạng lá kép lông chim, gồm 5-7 lá chét mọc đối, phiến lá hình bầu dục, gốc lá có dạng hình tròn hoặc thuôn, đầu lá nhọn, gân lá có hình mạng rõ ở mặt dưới lá. Khi còn non, lá có màu hồng tím, cuống lá dài 12 đến 20cm.

Cụm hoa mọc ở đầu cành, có dạng hình chùm, mỗi cụm dài 15cm. Hoa có màu trắng, mùi thơm, lông màu hung.

Lá đài nhọn.

Nhị 1 bó, bầu có lông.

Quả hình mác, quả dài khoảng 10cm, rộng từ 2 đến 3cm. Bên mặt ngoài của quả phủ một lớp lông mịn, quả có màu vàng hơi ánh nâu.

Hạt có hình elip.

Mùa hoa quả rơi vào tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, mùa quả rơi vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm.

Hình ảnh cây Cổ Dải
Hình ảnh cây Cổ Dải

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Vỏ cây.

Thời điểm thu hái: Mùa xuân.

Chế biến: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hình ảnh quả cây Cổ Dải
Hình ảnh quả cây Cổ Dải

Tại Việt Nam, chi Millettia tương đối phong phú, Cổ Dải thường được tìm thấy mọc ở trên các vùng đất tương đối màu mỡ, đặc biệt là khu vực ven rừng núi đá vôi hoặc ven sông ven suối.

Cổ Dải phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên-Huế.

Cổ Dải thuộc loại cây ra hoa quả nhiều hàng năm.

Thời điểm ra hoa trùng với thời kỳ ra lá non.

Cây có khả năng tái sinh tốt từ hạt.

Gỗ của cây được sử dụng để làm đồ gia dụng và củi đun.

2 Công dụng của cây cổ dải

Hoa của cây Cổ Dải có màu trắng
Hoa của cây Cổ Dải có màu trắng

Nhân dân sử dụng Cổ Dải để diệt ruồi và làm duốc cá.

Để làm thuốc diệt ruồi, nhân dân sử dụng vỏ tươi hoặc vỏ khô của cây Cổ Dải (tuy nhiên, vỏ tươi có tác dụng mạnh hơn), sau đó giã nát, trộn với nước cháo hoặc nước cơm, có thể thêm đường hoặc mật để làm tăng hiệu quả. Sau đó, mang hỗn hợp này đặt tại những nơi có nhiều ruồi. Ruồi sau khi ăn sẽ chết ngay tại chỗ hoặc chỉ sống được một thời gian. Để thuốc luôn có hiệu quả, nên hớt bỏ lớp ruồi chết và khuấy hỗn hợp sau 1-2 tiếng.

Cần lưu ý rằng, vỏ nghiền hoặc giã càng nhỏ, khả năng diệt ruồi càng mạnh. Cổ Dải không có tác dụng gây độc đối với gia cầm do gà ăn phải Cổ Dải không thấy ngộ độc.

Để làm duốc cá, sử dụng vỏ thân Cổ Dải nghiền thành bột, sau đó trộn với cám để làm thành môi.

3 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Cổ Dải, trang 525-526. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024.

Để lại một bình luận