Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự) Rosids (nhánh hoa Hồng) |
Bộ(ordo) |
Celastrales (Dây gối) |
Họ(familia) |
Celastraceae (Dây gối) |
Chi(genus) |
Salacia |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Salacia reticulata |
Cây Chóp Mao Lưới (Salacia reticulate) là dược liệu quý có nhiều tác dụng có lợi trên sức khỏe đặc biệt là điều hòa đường huyết, ngăn ngừa béo phì, hỗ trợ giảm cholesterol máu. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cây Chóp mao lưới
1 Giới thiệu
Tên khoa học: Salacia reticulate
Họ thực vật: Dây gối Celastraceae.
1.1 Đặc điểm thực vật
Chóp mao lưới là loài cây bụi phát triển tự nhiên ở các vùng nhiệt đới. Cây có thể nhân giống bằng cách cắt cành hoặc cắt rễ.
Lá cây mọc đối, phiến lá có dạng thuôn dài, đầu nhọn, mặt trên lá có màu xanh đậm, mặt dưới lá có màu nhạt hơn.
Cuống lá có chiều dài từ 5-10mm.
Hoa lưỡng tính, mọc ở nách lá, cuống dài 2-4mm. Hoa có màu trắng hoặc màu xanh nhạt.
Quả hình tròn, đường kính từ 3-6cm, khi chín có màu đỏ cam.
Mỗi quả gồm 1-4 hạt.
Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá.
1.2 Đặc điểm phân bố
Chi Salacia gồm khoảng 120 loài (ví dụ Salacia reticulata, Salacia oblonga và Salacia prinoides) phân bố rộng rãi ở Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và các nước châu Á khác.
2 Thành phần hóa học
Thành phần của nhiều thành phần hóa học phân lập từ các loài Salacia thay đổi tùy theo loài, bộ phận thực vật được nghiên cứu và nguồn gốc địa lý của thực vật.
Rễ của Chóp mao lưới có chứa kotalonol, salacinol.
Neokotalanol được xác định là thành phần chiếm ưu thế trong các mẫu Chóp mao lưới thu hái từ Thái Lan, trong khi salacinol được phát hiện là thành phần chiếm ưu thế trong các mẫu Chóp mao lưới thu hái từ Sri Lanka và Ấn Độ.
Các thành phần hóa học thực vật chính của Chóp mao lưới bao gồm Triterpenes như Isoiguesterin, các chất ức chế α -glucosidase như kotalanin 16-acetate, Kotalanol và chất chống oxy hóa mạnh như quinine methides, thành phần polyphenol có hoạt tính ức chế α -glucosidase và aldose reductase.
3 Tác dụng – Công dụng của cây chóp mao lưới
3.1 Tác dụng dược lý
3.1.1 Điều hòa đường huyết
Theo các nhà khoa học, kotalanol, ponkoranol, salacinol, salaprinol và sufonium sulfate gốc đường được cho là có vai trò quan trọng trong tác dụng chống tiểu đường của các loài Salacia. S. reticulata và các loài Salacia khác cũng chứa xanthone Mangiferin, được chứng minh là có tác dụng ức chế hoạt động của các enzym sucrase, isomaltase (glucosidase) và aldose reductase đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa đường huyết.
3.1.2 Ngăn ngừa béo phì
Chóp mao lưới có tác dụng ức chế hoạt động Lipase tuyến tụy ở ruột non từ đó làm giảm tình trạng tăng lipid máu sau ăn. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, Chóp mao lưới còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol toàn phần, điều hòa huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.
3.1.3 Bảo vệ gan và chống oxy hóa
Khi tiến hành nghiên cứu trên mô hình gây tổn thương gan do stress oxy hóa, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, chiết xuất methanol và nước nóng của rễ và thân cây Chóp mao lưới có đặc tính bảo vệ gan, ngăn ngừa oxy hóa.
3.1.4 Tác dụng chống viêm
Một nghiên cứu về lá của cây Chóp mao lưới đã cho thấy đặc tính chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa mô xương ở những bệnh nhân viêm khớp do kháng thể Collagen và viêm khớp dạng thấp.
3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền
Salacia reticulata là một loại cây leo thuộc họ Celastraceae đã được sử dụng trong Y học cổ truyền Ayurvedic của Ấn Độ và được cho là có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, thấp khớp, bệnh lậu và các bệnh về da.
Y học cổ truyền Ấn Độ cũng sử dụng Chóp mao lưới để điều trị bệnh tiểu đường, thường được sử dụng dưới dạng trà thảo dược.
Ngoài ra, nước sắc từ rễ của cây cũng được sử dụng để chữa hen suyễn, vô kinh, giải khát, ngứa, sưng tấy.
Rễ và thân của Chóp mao lưới cũng được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để điều trị bệnh thấp khớp, bệnh lậu, bệnh ngoài da, béo phì và bệnh trĩ
4 Tài liệu tham khảo
Tác giả D S H S Peiris và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2023). A Comprehensive Review of Salacia reticulata: Botanical, Ethnomedicinal, Phytochemical, and Pharmacological Insights, ResearchGate. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.
Tác giả Arjuna B Medagama (Ngày đăng năm 2015). Salacia reticulata (Kothala himbutu) revisited; a missed opportunity to treat diabetes and obesity?, NCBI. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2024.