Chổi Xuể (Chổi Sể, Chổi Xể, Thanh Hao – Baeckea frutescen L.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Myrtales (Sim)

Họ(familia)

Myrtaceae (Sim)

Chi(genus)

Baeckea

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Baeckea frutescen L.

Chổi Xuể (Chổi Sể, Chổi Xể, Thanh Hao - Baeckea frutescen L.)

Chổi xuể thuộc dạng cây nhỏ, thường mọc thành từng bụi, mỗi cây có chiều cao khoảng 1 mét, có cây có kích thước lớn hơn. Chổi xuể phân cành nhiều, vỏ cành có màu nâu. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Baeckea frutescen L.

Cây làm chổi quét sân miền Bắc còn gọi là cây Chổi sể, Thanh hao, Chổi xể.

Họ thực vật: Sim Myrtaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Chổi xể thuộc dạng cây nhỏ, thường mọc thành từng bụi, mỗi cây có chiều cao khoảng 1 mét, có cây có kích thước lớn hơn.

Chổi xuể phân cành nhiều, vỏ cành có màu nâu.

Lá có kích thước nhỏ, mọc đối, lá cây không có cuống, phiến lá hẹp, bề mặt nhẵn bóng, dễ rụng, mỗi lá chỉ có 1 gân lá.

Hoa của cây Chổi xuể thường nhỏ, có màu trắng, mọc ở kẽ lá, lá bắc nhỏ, rụng sớm, đài 4-5 thùy có dạng hình tam giác hơi nhọn ở phần đầu, nhiều noãn.

Quả nang, hạt có cạnh, quả mở theo đường rách ngang.

Toàn cây Chổi xể có vị nóng, mùi thơm.

Mùa hoa quả là từ tháng 4 đến tháng 6.

Hình ảnh cây Chổi xuể
Hình ảnh cây Chổi xuể

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây, trừ rễ.

Thời điểm thu hái: Tháng 7 đến tháng 10, khi cây đang có hoa.

Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi sấy khô.

1.3 Đặc điểm phân bố

Cây phân bố rộng, từ trung du đến vùng ven biển. Các tỉnh có nguồn Chổi xuể tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,…

Chổi xuể là dòng ưa sáng, thường mọc ở những khu vực có đất khô cằn, dễ bị rửa trôi. Do đó, bộ rễ của cây thường phát triển mạnh.

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

1.4 Cách trồng cây chổi xể

Chổi xuể là loài không kén đất, khả năng chịu nắng, chịu hạn tốt, có thể sinh trưởng và phát triển trên các khu vực đất trọc có nhiều sỏi đá.

Là loài ưa sáng, ít bị sâu bệnh, khả năng chịu ngập úng kém.

Hiện nay, cây mới được trồng ở các vườn thuốc và vườn thực vật, nhân giống bằng hạt, thời điểm gieo hạt là từ tháng 2 đến tháng 3.

Đất sau khi cày bừa, dọn cỏ thì tiến hành gieo hạt, nên gieo vãi vào mùa xuân, chỉ cần gieo hạt vào năm đầu, những năm sau khi thu hoạch để lại một ít cây để làm giống, hạt giống của cây sẽ tự phát tán và mọc thành cây mới vào năm sau.

Dưới đây là hình ảnh cây Chổi xể bonsai

Chổi xể bonsai
Chổi xể bonsai

2 Thành phần hóa học

Các bộ phận của cây có chứa tinh dầu.

3 Tác dụng – Công dụng của cây Chổi sể

3.1 Tác dụng dược lý

Tinh dầu của cây có tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn.

Lá và hoa của cây chổi xuể cho thấy tác dụng điều kinh, lợi tiểu, gây sẩy thai.

Hoa của cây Chổi xuể
Hoa của cây Chổi xuể

3.2 Công dụng theo Y học cổ truyền

3.2.1 Tính vị, tác dụng

Tính vị: Đắng, tính hàn.

Tác dụng: Khư ứ, chỉ thống, sát trùng, thông lâm lợi tiểu.

Toàn cây
Toàn cây

3.2.2 Công dụng

Chổi xuể được dùng trong các trường hợp đau bụng, thấp khớp, sổ mũi, cảm sốt.

Có thể dùng Chổi xuể để xông bằng cách cho bệnh nhân nằm trên chõng có nan thưa, bên dưới đốt xông khói.

Hoa và lá của cây được dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều, khó tiêu. Liều dùng khuyến cáo là 6-8g đem sắc lấy nước uống.

Phụ nữ sau khi sinh có thể sử dụng nước sắc Chổi xuể giúp kích thích vị giác, nhanh hết huyết hôi.

Có thể dùng ngoài bằng cách sắc nước, ngâm rửa trong trường hợp nấm ở kẽ chân.

Tinh dầu có thể dùng để xoa bóp trong trường hợp tê thấp, cảm cúm. Ngoài ra, cây còn được dùng làm cây chổi xể quét nhà.

Lá cây có thể cho vào hộp đựng đậu xanh để trừ mọt hoặc bỏ vào tủ đựng quần áo để tránh nhậy cắn.

Toàn cây Chổi Xể
Toàn cây Chổi Xể

Nhân dân Trung Quốc sử dụng Chổi xuể để ủ rượu dùng trong trường hợp sốt rét. Cách làm như sau:

  • Sử dụng 100g Chổi xuể tươi, đem giã nhỏ, thêm nước.
  • Gạn lấy nước đặc.
  • Thêm 500g gạo nếp để nấu.
  • Để nguội, thêm men rượu vào để ủ và ăn trong các bữa ăn.

Chú ý: Không dùng Chổi xuể cho phụ nữ có thai.

4 Một số cách trị bệnh từ cây Chổi xuể

4.1 Chữa phong thấp, đau xương

20-40g cành và lá Chổi xuể đem sắc nước uống.

Dùng dầu từ cây để xoa bóp ngoài.

4.2 Chữa bế kinh hay chậm thấy kinh

20-40g hoa Chổi xuể.

20-40g lá Móng tay.

10-20g Nghệ đen.

10-20g Ngải máu.

Đem sắc nước uống.

5 Tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1. Chổi xuể, trang 442-443. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2024.

Để lại một bình luận