Chè dây được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và an thần. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Chè dây.
1 Giới thiệu về cây Chè dây
Tên khoa học của Chè dây là Ampelopsis cantoniensis Planch., thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây mọc leo lên bờ bụi vùng đồi núi.
Có mấy loại Chè dây? Hiện chỉ có 1 loại Chè dây duy nhất được trinh bày trong hình ảnh cây Chè dây và nội dung dưới đây.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây dây leo bằng tua cuốn, thân và cành cứng, cành hình trụ mảnh, có lông nhỏ; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá kép lông chim, mọc so le, hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng, giòn, có cuống, hình trái xoan, dài 2,5-7,5cm, rộng 1,5-5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng thấp; nhẵn, mặt trên lá khi khô có những vết trắng loang lổ như bị nấm mốc, mặt dưới rất nhạt; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy, khô xác.
Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh, rộng 3-6cm; nụ hoa hình trứng; hoa nhiều màu trắng, hoa mẫu 5; đài hình chén, có lông mịn, 5 răng ngắn; tràng có 5 cánh, mép hơi nhăn; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu hình nón, nhẵn, có 2 ô, mỗi ô 2 noãn. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, khi chín màu đen, chứa 3-4 hạt, thắt lại ở gốc.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái lúc cây chưa ra hoa, cắt nhỏ, phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây có ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai.
2 Thành phần hóa học
Chè Dây chứa hàm lượng lớn flavonoid, ngoài ra còn có tanin và đường.
Hàm lượng Flavonoid toàn phần của Chè dây là 18,15%. Dịch chiết MeOH của lá khô được phân chia thành các phân đoạn hòa tan n-hexane-, CHCl3-, EtOAc- và n-BuOH và một lớp H2O. Từ đó phân lập được 17 hợp chất, chủ yếu là các flavonoid, bao gồm: dihydromyricetin, myricetin, myricitrin, quercitrin, phloretin, phlorizin, 5,7-dihydroxychromone, 3,5,7-trihydroxychromone, alstilbin, aromadendrin, metyl gallate, quercetin, 3,4-dihydro-2-(3′,4′,5′-trihydroxyphenyl)-2H-chromene-4,5,7-triol, arbutin, 2-(3,4-dihydroxy-phenyl)etyl-O-β-D-glucopyranoside, axit galic và 3′,5′,5,7-tetrahydroxyflavanone.
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây lá Khôi – Vị thuốc chữa dạ dày và đau bụng hiệu quả
3 Tác dụng – Công dụng của Chè dây
3.1 Tác dụng dược lý và độc tính
Chống loét dạ dày: Sử dụng flavonoid từ chiết xuất Chè dây cho thấy khả năng làm giảm chỉ số loét, giảm loét, giảm thể tích dịch vị, độ acid tự do và độ acid toàn phần.
Giảm đau: Liều flavonoid tiêm dưới da 1g/kg ở chuột bị đau do acid acetic giúp làm giảm 50-80% số cơn đau quặn cho mỗi 5 phút.
Kháng khuẩn: Chiết xuất Chè dây có khả năng chống lại B.subtilis, B.pumilus, B.cereus, có tác dụng yếu trên tụ cầu vàng, E.coli.
Chống oxy hóa: Cao khô toàn phần Chè dây, myricetin và dihydromyricetin từ Chè dây đều có tác dụng chống oxy hóa thông qua khả năng nhặt gốc tự do.
Độc tính: Chiết xuất Chè dây đã được chứng minh là có độc tính rất thấp.
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Uống Chè dây hàng ngày có tốt không? Chè dây có tính mát, vị ngọt, nhạt, quy vào kinh , có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong thấp, cường gân cốt, giảm đau, chống viêm. Rễ cây lợi thủy tiêu thũng, chỉ thống. Cành lá còn có tác dụng an thần, giảm đau, làm liền sẹo, giảm đau dạ dày.
Trong đông y, Chè dây được dùng trong chữa bệnh dạ dày như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua và làm thuốc an thần chữa mất ngủ.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Lá Mơ lông – Chữa bệnh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hoá
4 Các bài thuốc từ cây Chè dây
4.1 Chữa đau dạ dày
Dùng 30-50g Chè dây, hãm hoặc sắc uống làm nhiều lần, mỗi đợt dùng 15-30 ngày.
4.2 Phòng bệnh sốt rét
Nguyên liệu: Chè dây, lá Hồng bì mỗi vị 60g, rễ Cỏ xước, lá Đại bi, lá Tía Tô, lá hoặc vỏ cây Vối, rễ Xoan rừng mỗi vị 12g.
Cách làm: Thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước tới khi còn 100ml, uống trong ngày, 3 ngày dùng một thang.
4.3 Chữa tê thấp đau nhức
Lá Chè dây tươi rửa sạch, giã nát, hơ nóng, gói vào vải sạch rồi đắp lên chỗ đau nhức.
4.4 Chữa cảm mạo, hầu họng sưng đau
Dùng 15-60g Chè dây sắc với nửa thăng nước trên lửa nhỏ trong 15 phút, chia làm nhiều lần uống trong ngày khi còn ấm.
4.5 Chữa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
Nguyên liệu: Rễ Chè dây tươi 50g, Gừng 15g.
Cách làm: Rửa sạch, sắc với 2 chén nước tới khi còn 1 chén, uống khi còn ấm, cần giảm liều nếu bệnh nhẹ hoặc dùng cho trẻ em và người già.
4.6 Chữa áp xe
Dùng 15g Chè dây cho vào nồi, thêm nửa rượu nửa nước vào sắc với lửa nhỏ lấy nước uống. Hoặc thêm thịt nạc heo vào hầm ăn nóng.
4.7 Chữa đau dây thần kinh tọa
Dùng rễ hoặc thân Chè dây 15-30g, rửa sạch, sắc lấy nước uống. Đồng thời lấy lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau.
5 Lưu ý khi sử dụng
5.1 Uống chè dây vào lúc nào là tốt nhất?
Thời điểm thích hợp nhất để uống Chè dây là vào buổi sáng để có tinh thần khoan khoái, thư thái dễ chịu, cũng nên uống trước khi ngủ vì có tác dụng an thần.
5.2 Tác hại của Chè dây
Chè dây có độc tính rất thấp, vì vậy nó chủ yếu gây hại khi người dùng sử dụng không đúng cách. Trong trường hợp lạm dụng, sử dụng quá mức có thể gây độc cho gan, thận, dẫn tới một số biểu hiện như vàng da…
5.3 Uống Chè dây kiêng gì?
Đây là thảo dược lành tính, gần như không có tác dụng phụ, vì vậy không cần kiêng kỵ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý mà kiêng khem phù hợp, chẳng hạn như dùng Chè dây chữa đau dạ dày thì nên kiêng đồ chua cay.
6 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Nguyen Van Thu và cộng sự (Đăng vào tháng 4 năm 2015). Anti-inflammatory Compounds from Ampelopsis cantoniensis, ResearchGate. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Chè dây trang 422-423, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
Chè dây được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và an thần. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Chè dây.
1 Giới thiệu về cây Chè dây
Tên khoa học của Chè dây là Ampelopsis cantoniensis Planch., thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây mọc leo lên bờ bụi vùng đồi núi.
Có mấy loại Chè dây? Hiện chỉ có 1 loại Chè dây duy nhất được trinh bày trong hình ảnh cây Chè dây và nội dung dưới đây.
1.1 Đặc điểm thực vật
Cây dây leo bằng tua cuốn, thân và cành cứng, cành hình trụ mảnh, có lông nhỏ; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá kép lông chim, mọc so le, hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng, giòn, có cuống, hình trái xoan, dài 2,5-7,5cm, rộng 1,5-5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có răng thấp; nhẵn, mặt trên lá khi khô có những vết trắng loang lổ như bị nấm mốc, mặt dưới rất nhạt; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy, khô xác.
Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh, rộng 3-6cm; nụ hoa hình trứng; hoa nhiều màu trắng, hoa mẫu 5; đài hình chén, có lông mịn, 5 răng ngắn; tràng có 5 cánh, mép hơi nhăn; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu hình nón, nhẵn, có 2 ô, mỗi ô 2 noãn. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, khi chín màu đen, chứa 3-4 hạt, thắt lại ở gốc.
1.2 Thu hái và chế biến
Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái lúc cây chưa ra hoa, cắt nhỏ, phơi khô.
1.3 Đặc điểm phân bố
Tại Việt Nam, cây có ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai.
2 Thành phần hóa học
Chè Dây chứa hàm lượng lớn flavonoid, ngoài ra còn có tanin và đường.
Hàm lượng Flavonoid toàn phần của Chè dây là 18,15%. Dịch chiết MeOH của lá khô được phân chia thành các phân đoạn hòa tan n-hexane-, CHCl3-, EtOAc- và n-BuOH và một lớp H2O. Từ đó phân lập được 17 hợp chất, chủ yếu là các flavonoid, bao gồm: dihydromyricetin, myricetin, myricitrin, quercitrin, phloretin, phlorizin, 5,7-dihydroxychromone, 3,5,7-trihydroxychromone, alstilbin, aromadendrin, metyl gallate, quercetin, 3,4-dihydro-2-(3′,4′,5′-trihydroxyphenyl)-2H-chromene-4,5,7-triol, arbutin, 2-(3,4-dihydroxy-phenyl)etyl-O-β-D-glucopyranoside, axit galic và 3′,5′,5,7-tetrahydroxyflavanone.
== >> Mời bạn đọc tham khảo vị thuốc cùng công dụng: Cây lá Khôi – Vị thuốc chữa dạ dày và đau bụng hiệu quả
3 Tác dụng – Công dụng của Chè dây
3.1 Tác dụng dược lý và độc tính
Chống loét dạ dày: Sử dụng flavonoid từ chiết xuất Chè dây cho thấy khả năng làm giảm chỉ số loét, giảm loét, giảm thể tích dịch vị, độ acid tự do và độ acid toàn phần.
Giảm đau: Liều flavonoid tiêm dưới da 1g/kg ở chuột bị đau do acid acetic giúp làm giảm 50-80% số cơn đau quặn cho mỗi 5 phút.
Kháng khuẩn: Chiết xuất Chè dây có khả năng chống lại B.subtilis, B.pumilus, B.cereus, có tác dụng yếu trên tụ cầu vàng, E.coli.
Chống oxy hóa: Cao khô toàn phần Chè dây, myricetin và dihydromyricetin từ Chè dây đều có tác dụng chống oxy hóa thông qua khả năng nhặt gốc tự do.
Độc tính: Chiết xuất Chè dây đã được chứng minh là có độc tính rất thấp.
3.2 Công dụng theo y học cổ truyền
Uống Chè dây hàng ngày có tốt không? Chè dây có tính mát, vị ngọt, nhạt, quy vào kinh , có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong thấp, cường gân cốt, giảm đau, chống viêm. Rễ cây lợi thủy tiêu thũng, chỉ thống. Cành lá còn có tác dụng an thần, giảm đau, làm liền sẹo, giảm đau dạ dày.
Trong đông y, Chè dây được dùng trong chữa bệnh dạ dày như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua và làm thuốc an thần chữa mất ngủ.
== >> Mời bạn xem thêm dược liệu: Lá Mơ lông – Chữa bệnh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hoá
4 Các bài thuốc từ cây Chè dây
4.1 Chữa đau dạ dày
Dùng 30-50g Chè dây, hãm hoặc sắc uống làm nhiều lần, mỗi đợt dùng 15-30 ngày.
4.2 Phòng bệnh sốt rét
Nguyên liệu: Chè dây, lá Hồng bì mỗi vị 60g, rễ Cỏ xước, lá Đại bi, lá Tía Tô, lá hoặc vỏ cây Vối, rễ Xoan rừng mỗi vị 12g.
Cách làm: Thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước tới khi còn 100ml, uống trong ngày, 3 ngày dùng một thang.
4.3 Chữa tê thấp đau nhức
Lá Chè dây tươi rửa sạch, giã nát, hơ nóng, gói vào vải sạch rồi đắp lên chỗ đau nhức.
4.4 Chữa cảm mạo, hầu họng sưng đau
Dùng 15-60g Chè dây sắc với nửa thăng nước trên lửa nhỏ trong 15 phút, chia làm nhiều lần uống trong ngày khi còn ấm.
4.5 Chữa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn
Nguyên liệu: Rễ Chè dây tươi 50g, Gừng 15g.
Cách làm: Rửa sạch, sắc với 2 chén nước tới khi còn 1 chén, uống khi còn ấm, cần giảm liều nếu bệnh nhẹ hoặc dùng cho trẻ em và người già.
4.6 Chữa áp xe
Dùng 15g Chè dây cho vào nồi, thêm nửa rượu nửa nước vào sắc với lửa nhỏ lấy nước uống. Hoặc thêm thịt nạc heo vào hầm ăn nóng.
4.7 Chữa đau dây thần kinh tọa
Dùng rễ hoặc thân Chè dây 15-30g, rửa sạch, sắc lấy nước uống. Đồng thời lấy lá tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ đau.
5 Lưu ý khi sử dụng
5.1 Uống chè dây vào lúc nào là tốt nhất?
Thời điểm thích hợp nhất để uống Chè dây là vào buổi sáng để có tinh thần khoan khoái, thư thái dễ chịu, cũng nên uống trước khi ngủ vì có tác dụng an thần.
5.2 Tác hại của Chè dây
Chè dây có độc tính rất thấp, vì vậy nó chủ yếu gây hại khi người dùng sử dụng không đúng cách. Trong trường hợp lạm dụng, sử dụng quá mức có thể gây độc cho gan, thận, dẫn tới một số biểu hiện như vàng da…
5.3 Uống Chè dây kiêng gì?
Đây là thảo dược lành tính, gần như không có tác dụng phụ, vì vậy không cần kiêng kỵ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh lý mà kiêng khem phù hợp, chẳng hạn như dùng Chè dây chữa đau dạ dày thì nên kiêng đồ chua cay.
6 Tài liệu tham khảo
1. Tác giả Nguyen Van Thu và cộng sự (Đăng vào tháng 4 năm 2015). Anti-inflammatory Compounds from Ampelopsis cantoniensis, ResearchGate. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.
2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Chè dây trang 422-423, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2023.