Chanh dây được biết đến với công dụng phổ biến là dùng quả uống nước mát, cùng với vai trò hỗ trợ tăng sức đề kháng,… Ngoài những vai trò phổ biến, đặc điểm của cây Tỳ giải cùng với các công dụng chữa bệnh là gì? Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này.
1 Giới thiệu Cây Chanh leo
Chanh leo hay còn có tên gọi khác là chanh dây, dây mát, dây chùm bao trứng,… với tên khoa học là Passiflora edulis sims, thuộc họ Lạc Tiên – Passifloraceae.
Đây là loài cây sử dụng quả là phổ biến để hỗ trợ giải khát, tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tim mạch
1.1 Đặc điểm thực vật
- Chanh leo là cây dây leo có 3 lá thuỳ, có răng và không lông. Cuống có 2 tuyến ở đỉnh, lá kèm nhọn.
- Hoa trắng hồng, cánh hoa dài 2-2,5cm; tráng phụ do 4-5 hàng sợi trắng, gốc tím, cuống nhuỵ dài 1,5cm.
- Quả mọng to bằng quả trứng gà, 4-6cm màu tím
- Hạt nhiều có áo hạt màu cam
1.2 Đặc điểm phân bố
Chanh leo bắt nguồn từ các nước Nam Mỹ điển hình là brazil, sau đó được du nhập sang các nước trên thế giới để nhập trồng.
Tại việt Nam cây được phân bố rộng ở các tỉnh thành trên cả nước, thường được trồng nhiều ở Hà Nội, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.
1.3 Chế biến và thu hoạch
Chanh leo thưởng dùng rễ, quả để sử dụng và chế biến dược liệu – Fructus et Radix Passiflorae Edulis. Cây ra hoa vào tháng 6 và tháng 7 hằng năm , có quả vào tháng 10 – 11.
2 Thành phần hoá học
Dịch quả có chứa các acid hữu cơ tự do; acid citric và acid khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các acid. Trong các aminoacid tự do của dịch quả có proline.
Ngoài ra trong ruột quả chanh leo còn chứa một hàm lượng vitamin và khoáng chất vô cùng đa dạng như chất xơ, protein, Vitamin A, vitamin ,…
3 Tác dụng – Công dụng của Chanh leo theo Y học cổ truyền
3.1 Tác dụng dược lý
- Bảo vệ đường tiêu hóa
- Tăng cường sức đề kháng
- Hỗ trợ điều trị hạ huyết áp
- Giảm triệu chứng mất ngủ
- Làm đẹp da, sáng mắt
3.2 Công dụng của Chanh dây theo Y học cổ truyền
3.2.1 Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trấn thống, an thần.
3.2.2 Công dụng
Ở Brazil
- Nạc quả ăn được, dùng như một chất kích thích và bổ.
- Quả được dùng để ăn và chế nước giải khát.
- Dầu ép từ hạt ăn được và cũng dùng để chế sơn.
Ở Việt Nam
Quả được dùng phối hợp với đường làm thành loại nước chanh dùng giải nhiệt, giải khát.
Ở Trung Quốc
- Gốc và rễ dùng trị lỵ
- Giảm Đau Bụng Kinh (thống kinh) và mất ngủ.
4 Bài thuốc hỗ trợ an thần, mất ngủ từ chanh leo
Lấy lá non đem thái nhỏ rồi nấu canh hoặc có thể luộc ăn như những loại rau khác
Hoặc dùng ngọn non chanh leo đem luộc ăn hoặc nấu thành cao
Hoặc lấy lá đem phơi khô rồi nấu thành cao lỏng, mỗi ngày uống khoảng 20-30ml vào mỗi tối.
Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 (xuất bản năm 2021). Dây mát, trang 759-760, từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.