Cây Vuốt Quỷ (Cây Móng Quỷ – Harpagophytum Procumben)

Cây Vuốt Quỷ (Cây Móng Quỷ - Harpagophytum Procumben)

Cây Vuốt Quỷ hay Móng Quỷ là cây thân thảo có nguồn gốc từ châu Phi, cây có nhiều tác dụng như trị viêm khớp, giảm viêm, giảm đau… Trong bài viết sau đây, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc những thông tin về Cây Vuốt Quỷ.

1 Giới thiệu về Cây Vuốt Quỷ

Cây vuốt quỷ còn có tên gọi khác là cây móng quỷ, cây mỏ neo hay nhện gỗ. Cây có danh pháp khoa học là Harpagophytum Procumben, họ vừng – Pedaliaceae.

1.1 Mô tả thực vật

Cây móng quỷ là một loại cây thân thảo, có củ với thân bò mọc trên mặt đất tới 2 m. 

Thân cây vuốt quỷ phát triển từ một củ sơ cấp và một số củ thứ cấp phát triển theo chiều ngang từ củ sơ cấp.

Lá cây dày và có xẻ nhiều thùy, mép lá hơi quăn, hoa vuốt quỷ màu hồng, tím hoặc đỏ, giống hình loa kèn, bên trong bầu hoa có màu vàng.

Hình ảnh cây móng quỷ
Hình ảnh cây móng quỷ

1.2 Phân bố, sinh thái

Cây vuốt quỷ được tìm thấy xuất hiện ở các vùng có vĩ độ từ 15° đến 30° ở miền nam châu Phi (Namibia, Botswana, Nam Phi, Angola, và ở một mức độ thấp hơn, Zambia, Zimbabwe và Mozambique). Loại cây này thường mọc ở vùng đất cát đỏ của sa mạc Kalahari, ở những khu vực có lượng mưa hàng năm thấp (160–500 mm/năm). Sự hình thành các củ rễ thứ cấp có thể dự trữ nước là chìa khóa giúp cây có khả năng tồn tại trong thời gian khô hạn kéo dài.

Cây thích những khu vực có ít hơn 25% cỏ che phủ và không quá 20% cây cỏ và thực vật thân gỗ. Loại cây này phổ biến ở những khu vực chăn thả quá mức, mở và ở những nơi đất cứng, ở ven đường, sườn cồn cát…

Cây móng quỷ ở Việt Nam hiện chưa tìm thấy mọc tự nhiên  

Cây vuốt quỷ chưa tìm thấy mọc tự nhiên ở Việt Nam
Cây vuốt quỷ chưa tìm thấy mọc tự nhiên ở Việt Nam

1.3 Thu hái, chế biến

Cây tuổi thọ từ 4 năm tuổi trở lên được thu hoạch các rễ con vào tháng 3 – 4 hàng năm – thời điểm khi mùa mưa kết thúc và bắt đầu mùa khô của năm.

Dược liệu móng quỷ khô
Dược liệu móng quỷ khô

2 Thành phần hóa học

Chiết xuất rễ cây vuốt quỷ có nồng độ cao iridoid glycoside , bao gồm cả harpagoside mang lại tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh

Các thành phần hoạt tính là các glycoside iridoid khác nhau, glycoside phenolic acetyl hóa và terpenoid, axit thơm và flavonoid

Sắc ký đồ UPLC-MS-PDA xác nhận sự hiện diện của harpagoside, cùng với harpagide, decaffeoylverbascoside, verbascoside, isoverbascoside, 8- O – p -coumaroyl-harpagide và acetylacteoside trong dịch chiết metanol củ rễ phụ cây vuốt quỷ

Glycoside được tìm thấy trong củ của cây dường như là thành phần quan trọng nhất về mặt trị liệu. 

3 Tác dụng của cây móng quỷ

Ứng dụng tại chỗ của cây vuốt quỷ làm giảm biểu hiện của cyclooxygenase (COX)–2 trên da chuột ( Kundu et al 2005 ).

Harpagoside, một thành phần glycoside của Devil’s Claw, đã được chứng minh là có tác dụng ức chế COX–2 và nitric oxide synthase cảm ứng (iNOS) ở cả mức độ mRNA và protein trong ống nghiệm ( Huang et al 2006)

Một nghiên cứu trong ống nghiệm sử dụng hai dòng tế bào chuột đã phát hiện ra rằng glycoside ức chế oxit nitric cảm ứng do lipopolysacarit gây ra và biểu hiện cyclooxygenase-2 thông qua ức chế yếu tố nhân κB, do đó ức chế viêm. Cây vuốt quỷ có tác dụng bảo vệ sụn, có thể là do ức chế các chất trung gian gây viêm, bao gồm cyclooxygenase-2, leukotrienes , oxit nitric, yếu tố hoại tử khối u-α, và interleukin-1β, và bằng cách ức chế các metallicoproteinase và elastase nền.           

Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, đa trung tâm, hiệu quả và khả năng dung nạp của Harpadol (chứa bột đông lạnh cây vuốt quỷ) được so sánh với diacerhein ở những bệnh nhân bị viêm khớp gối hoặc hông trong 4 tháng. Sự cải thiện về cơn đau và chức năng không khác nhau giữa hai nhóm. Nhóm Harpadol sử dụng ít NSAID và thuốc giảm đau hơn, có tần suất tác dụng phụ thấp hơn và khả năng dung nạp tốt hơn.    

4 Công dụng

Đặc tính chữa bệnh của cây vuốt quỷ đã được biết đến trong nhiều thế kỷ và được sử dụng theo truyền thống cho nhiều loại triệu chứng.

Theo Đông y, rễ cây móng quỷ vị đắng, không mùi. Rễ phơi khô được sử dụng để giảm đau, giảm viêm.

Các ứng dụng truyền thống chính bao gồm điều trị viêm khớp, các bệnh về máu và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cây đã được nghiên cứu cả trong ống nghiệm và trong cơ thể sống về các hoạt động chống viêm, trị đái tháo đường, tim mạch và co hồi tử cung. Tuy nhiên, vẫn cần trải quy nhiều nghiên cứu lâm sàng để khẳng định tác dụng của cây vuốt quỷ 

Hiện nay, công dụng phổ biến nhất của vuốt quỷ là điều trị đau.

Một số công dụng
Một số công dụng cây vuốt quỷ

5 Tương tác

Cây móng quỷ có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày; do đó nên thận trọng khi sử dụng hợp chất này với NSAID hoặc corticosteroid

Các tương tác thuốc có thể xảy ra có thể xuất phát từ khả năng ức chế CYP2C9 của cây vuốt quỷ, mặc dù tác dụng này chưa được báo cáo ở người. Tuy nhiên người dùng vẫn cần thận trọng

Thuốc được chuyển hóa bởi CYP2C9 như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (diclofenac, Ibuprofen , Meloxicam [Mobic] và Piroxicam [Feldene]); Celecoxib (Celebrex); Amitriptylin (Elavil); warfarin (Coumadin); glipizide (Glucotrol); Losartan (Cozaar)

6 Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất của móng quỷ là tiêu chảy, nhưng sản phẩm từ cây vuốt quỷ được báo cáo là dung nạp tốt.

Các triệu chứng toàn thân khác bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, nhức đầu, ù tai, chán ăn và mất vị giác. Một số người bị Đau Bụng Kinh và huyết động không ổn định

7 Tài liệu tham khảo

  • Tác giả: Nontobeko Mncwangi và cộng sự (Ngày đăng: năm 2022). Chapter 9 – Harpagophytum procumbens, Sciencedirect. Truy cập ngày 30 tháng 06 năm 2023
  • Tác giả: Alvaro Viljoen và cộng sự (Ngày đăng: năm 2022). 10 – Harpagophytum procumbens, Sciencedirect. Truy cập ngày 30 tháng 06 năm 2023
  • Tác giả: Carey A. Williams (Ngày đăng: năm 2013). 19 – Specialized dietary supplements, Sciencedirect. Truy cập ngày 30 tháng 06 năm 2023
  • Tác giả: Alan D. Kaye MD, PhD và cộng sự (Ngày đăng: năm 2012). Chapter 16 – Mineral, Vitamin, and Herbal Supplements, Sciencedirect. Truy cập ngày 30 tháng 06 năm 2023

Để lại một bình luận