Cây Nóng (Saurauia tristyla DC.)

Phân loại khoa học
Giới(regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ(ordo)

Ericales (Đỗ quyên)

Họ(familia)

Saurauiaceae (Nóng)

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Saurauia tristyla DC.

Danh pháp đồng nghĩa

Saurauia oldhamii Hemsl.

Cây Nóng (Saurauia tristyla DC.)

Nóng thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao từ 3 đến 5 mét. Lá cây mọc so le, hoa có màu hồng. Cây nóng thường được sử dụng trong các trường hợp ho do phong nhiệt, phong thấp. Bài viết dưới đây, Thuốc Gia Đình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết.

1 Giới thiệu

Tên khoa học: Saurauia tristyla DC.

Tên đồng nghĩa: Saurauia oldhamii Hemsl.

Tên gọi khác: Mác miều.

Họ thực vật: Nóng Saurauiaceae.

1.1 Đặc điểm thực vật

Cây Nóng
Cây Nóng

Nóng thuộc dạng cây nhỡ, chiều cao từ 3 đến 5 mét.

Cành cây có hình tròn, trên thân có khía tạo thành các rãnh có kích thước không đều nhau. Mặt ngoài có phủ một lớp lông nháp có màu đỏ, trên cành cũng xuất hiện những sẹo do lá rụng tạo thành.

Lá cây mọc so le, các lá thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá có dạng hình bầu dục, chiều dài mỗi lá khoảng 15 đến 25cm, chiều rộng từ 5 đến 10cm. Gốc lá thuôn, đầu lá nhọn hơi sắc, 2 mặt của lá có phủ một lớp lông nháp nhưng lông thường thấy ở mặt trên nhiều hơn, mép lượn sóng và có răng nhỏ.

Cụm hoa mọc thành xim hai ngả tại kẽ của những lá đã rụng. Hoa của cây nóng có màu hồng nhạt. Đài 5, tràng 5, bầu hình trứng.

Quả mọng, quả có dạng hình cầu, cơm nhầy. Quả khi chín có màu trắng nhạt.

Mùa hoa rơi vào tháng 5 đến tháng 7, mùa quả rơi vào tháng 8 đến tháng 10.

Hoa của cây Nóng
Hoa của cây Nóng

1.2 Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ cây và lá.

1.3 Đặc điểm phân bố

Hoa của cây Nóng
Hoa của cây Nóng

Chi Saurauia Willd. trên thế giới chỉ có khoảng một số loài, các loài thường được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á.

Tại nước ta, đã tìm thấy 8 loài thuộc chi này trong đó có cây nóng.

Cây nóng được tìm thấy ở một số quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Tại nước ta, cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh như Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại một số tỉnh thuộc vùng núi cao (độ cao trên 1000 mét) ở Tây Nguyên cũng tìm thấy loài cây này.

Nóng là loài ưa ẩm, ưa sáng. Cây có khả năng chịu bóng, thường mọc ở ven rừng ẩm, ven suối.

Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, hạt theo nước phát tán ra các khu vực khác.

Cây nhân giống tự nhiên nhờ hạt.

Hình ảnh lá cây
Hình ảnh lá cây

2 Công dụng của cây Nóng

Đồng bào Dao ở Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái thường sử dụng quả nóng để ăn trước bữa cơm như một loại khai vị, tăng cảm giác ngon miệng.

Vỏ của cây nóng được sử dụng làm thuốc trong trường hợp bị rắn cắn bằng cách cạo bỏ lớp bần bên ngoài, đem lớp vỏ đi rửa sạch, sau đó giã nhỏ và đắp xung quanh vết rắn cắn sau khi đã rửa sạch bằng nước sắc lá Trầu Không và uống nước ép lá dong xanh. Mỗi ngày thực hiện 1 lần.

Quả của cây
Quả của cây

Nhân dân Trung Quốc sử dụng rễ cây để chữa ho do phong nhiệt, phong thấp, đau răng với liều dùng từ 10-15g đem sắc lấy nước uống. Lá cây phơi khô, nghiền thành bột mịn sau đó đem trộn cùng với dầu thực vật hoặc chế thành cao để bôi trong trường hợp bị bỏng.

Mặt dưới lá
Mặt dưới lá

3 Tài liệu tham khảo

Tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 1, trang 388-389. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2024.

Để lại một bình luận