Phân loại khoa học | |
---|---|
Giới(regnum) |
Plantae (Thực vật) Angiospermae (Thực vật có hoa) Magnoliidae (phân lớp Mộc lan) |
Bộ(ordo) |
Laurales (Long não) |
Họ(familia) |
Lauraceae (Long não) |
Chi(genus) |
Laurus (Nguyệt quế) |
Danh pháp hai phần (Tên khoa học) | |
Laurus nobilis L. |
Cây nguyệt Quế là loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, cây có nhiều công dụng như làm gia vị, ép dầu, quả có thể giải độc cá nóc, điều kinh. Trong bài viết này, Thuốc Gia Đình xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về Cây nguyệt quế.
1 Giới thiệu về câu nguyệt quế
Cây nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis L., thuộc họ Long Não – Lauraceae. Cây Nguyệt Quế có nguồn gốc Hy Lạp, thường bị nhầm lẫn với cây Nguyệt Quới ở Việt Nam.
===> Xem thêm cây Nguyệt Quới tại đây: Cây Nguyệt quế (Nguyệt quới) Murraya paniculata – Cây cảnh đẹp, vị dược liệu giúp giảm đau
1.1 Cây nguyệt quế có mấy loại
Nguyệt quế có 3 loại được trồng phổ biến là: nguyệt quế thân xoắn, nguyệt quế lá nhỏ và nguyệt quế lá lớn.
Cây nguyệt quế là cây gỗ nhỏ cao khoảng 9-12m, thân cây thắng có vỏ nhẵn.
Lá tồn tại, rất dai, nguyên, hình xoan ngọn giáo, bề mặt lá bóng. Lá có mùi thơm, phiến bầu dục thuôn, dài khoảng 4-15cm, rộng 2-4,5cm, dày, cứng, không có lông; cuống dài 5-15cm.
Tán 1-5 ở nách lá, cuống 2- 12cm; lá bắc tròn tròn, to 0,7-1cm; hoa 4-5, màu trắng lục.
Quả dạng quả mọng, hình bầu dục đen, to bằng quả xơ ri.
Hình ảnh những cây nguyệt quế đẹp:
1.2 Cây nguyệt quế bonsai có làm thuốc được không? Cây nguyệt quế hợp mệnh gì?
Ở Việt Nam, có một cây cũng được gọi là cây nguyệt quế để dùng làm cảnh. Những cây nguyệt quế bonsai này được trồng làm cảnh không làm thuốc được. Có thể trồng cây nguyệt quế trước nhà để tạo tính thẩm mỹ hay bóng mát cho ngôi nhà.
Cách trồng cây nguyệt quế mới bứng, trồng bằng cây non: Những cây xanh tốt, không sâu bệnh, bầu nguyên vẹn được lựa chọn. Trồng trên đất phù sa giàu dinh dưỡng có trộn trấu, xơ dừa và phân hữu cơ hoặc mua đất chuyên dụng trồng cây. Sau khi trồng tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày.
Cây nguyệt quế ra hoa tháng 3-5, có quả tháng 6-10.
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Những người chơi cây cảnh thường rất quan tâm đến vấn đề trồng cây cho hợp mệnh, tăng may mắn cho gia chủ. Những người mệnh thủy có thể trồng cây thuộc mệnh mộc còn những người mệnh thổ theo phong thủy không nên trồng cây là mệnh mộc.
1.3 Phân bố
Cây được trồng phổ biến ở một số nơi tại miền Nam Việt Nam.
Nguồn gốc cây nguyệt quế từ Địa Trung Hải, được du nhập và trồng ở nhiều nước trên thế giới.
2 Bộ phận dùng
Ngoài tác dụng trồng làm cây cảnh, lá và quả – Folium et Fructus Lauri Nobilis cũng được sử dụng với nhiều mục đích.
3 Thành phần hoá học
Hạt chứa 30% dầu. Lá chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cineol, geraniol, pinen. Quả cũng chứa tinh dầu.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác đã chỉ ra, trong lá nguyệt quế chứ Phenol (kaempferol, kaempferol-3-O-α-L-(3″,4″-di-E-p-coumaroyl)-rhamnoside, kaempferol-3-O-α-L-(2″-E- p-coumaroyl)-rhamnoside, kaempferol-3-O-glucoside, kaempferol-3-O-rhamnoside, kaempferol-3-O-(2″,4″-di-E-p-coumaroyl)-rhamnoside, kaempferol-3-O-arabinoside, isoquercitrin, luteolin, quercetin-3-O-rhamnoside, 3′-methoxyquercetin-3-O-gluco pyranoside, izovitexin-2“-rhamnoside, rutin…), Terpenoit (10-epigazaniolide, gazaniolide, spirafolide, reynosin, costunolide, santamarine, lauroxepine, dehydrocostus lactone, zaluzanin D, (1R,4S)-1-hydroperoxy-p-menth-2-en-8-ol axetat, laurosides A, B, C, D và E).
Quả nguyệt quế chứa anthocyanin (cyanidin 3- O -glucoside (41%) và cyanidin 3- O -rutinoside (53%), 3- O -glucoside và 3- O -rutinoside (5%)).
4 Quả cây nguyệt quế có ăn được không? Lá nguyệt quế có độc không?
4.1 Y học cổ truyền
Quả có vị cay, tính ấm; có tác dụng giải độc cá nóc, điều kinh. Lá làm toát mồ hôi và chống xuất tiết.
Công dụng: Lá cây nguyệt quế không độc, có thể dùng làm gia vị. Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp.
Quả dùng làm thuốc điều kinh, dùng trị ỉa chảy, bạch đới và phù thũng; ở Trung Quốc dùng trị bệnh lở tai của trẻ em; ở châu Âu dùng kích thích sự sẩy thai. Lá được dùng chiết một chất dầu kích thích dùng để làm thuốc xoa cục bộ.
Hoa nguyệt quế có tác dụng gì? Nhân dân một số nơi dùng hoa nguyệt quế để trị bệnh xương khớp, co thắt dạ dày và vết thương do côn trùng cắn.
4.2 Các nghiên cứu hiện đại
Các bộ phận của cây nguyệt quế đã và đang được nghiên cứu về những tác dụng sau, cho thấy tiềm năng lớn trong y học:
Lá nguyệt quế: Có tác dụng bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa điều trị Alzheimer, kháng khuẩn, điều trị ung thư, chống đột biến, chống đái tháo đường, điều hòa lipid.
Quả nguyệt quế: điều trị rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, đầy bụng. Phần dầu của hạt và dịch chiết nước của quả có hoạt tính chống ung thư.
5 Giá cây nguyệt quế cao 1m, giá cây nguyệt quế là nhỏ là bao nhiêu?
Theo tìm hiểu, giá cây nguyệt quế lá nhỏ cao 1m rơi vào khoảng 2 triệu đồng, giá này có thể thay đổi tùy thời điểm.
Ngoài ra, trên các trang thương mại điện tử cũng có bán cây nguyệt quế lá nhỏ cao 20, 30cm, giá tốt chỉ khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Bạn đọc có thể tham khảo thêm.
6 Tài liệu tham khảo
- Từ điển cây thuốc Việt Nam – tập 2 (Xuất bản năm 2021). Nguyệt quế trang 329, Từ điển cây thuốc Việt Nam – tập 2. Truy cập ngày 21 tháng 07 năm 2023.
- Tác giả: Fatme Awada và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 05 tháng 04 năm 2023). Laurus nobilis Leaves and Fruits: A Review of Metabolite Composition and Interest in Human Health, MDPI. Truy cập ngày 21 tháng 07 năm 2023.